« Home « Kết quả tìm kiếm

Suy nghĩ về tình đồng chí, đồng đội trong bài thơ Đồng chí


Tóm tắt Xem thử

- SUY NGHĨ VỀ TÌNH ĐỒNG CHÍ, ĐỒNG ĐỘI TRONG BÀI THƠ ĐỒNG CHÍ.
- Suy nghĩ về tình đồng chí, đồng đội trong bài thơ Đồng chí mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em thấy được những tình cảm rất sâu nặng và gắn bó sâu sắc của những người lính cụ Hồ có cùng chung lí tưởng bảo vệ Tổ quốc.
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”..
- Đồng chí là sáng tác của nhà thơ Chính Hữu viết vào năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp..
- Vẻ đẹp của tình đồng đồng chí, đồng đội trong bài thơ Đồng chí.
- Ví dụ: Trong các tác phẩm văn học, tác giả đưa các hình ảnh rất đỗi quen thuộc và gần gũi vào ấy như con đò, bến nước, thiên nhiên, con người.
- Một trong những hình ảnh đặc sắc nhất là hình ảnh người chiến sĩ, người chiến sĩ ra chiến trường.
- Bài thơ Đồng chí được nhà thơ Chính Hữu nêu rất sâu sắc và ý nghĩa về hình ảnh và tình cảm của những người chiến sĩ trên chiến trường với nhau..
- Cơ sở của tình đồng chí:.
- Những người chiến sĩ ấy xuất thân từ những miền quê khác nhau, từ những vùng xa xôi khác nhau.
- Biểu hiện của tình đồng chí:.
- Những người chiến sĩ ấy cảm thông hoàn cảnh của mình cho nhau - Dù gặp khó khăn, gian khổ nhưng họ vẫn lạc quan, yêu đời.
- Tình cảm của những người chiến sĩ ấy rất sâu nặng và gắn bó sâu sắc c.
- Biểu tượng đẹp của tình đồng chí.
- Dù hoàn cảnh như thế nào thì cũng bên cạnh nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao - Một hình ảnh đẹp về tình đồng đội.
- Sự gắn bó thân thiết và sâu sắc về tình đồng đội 3.
- Nêu cảm nghĩ của em về tình đồng đội qua bài thơ.
- Hình tượng người lính được thể hiện qua các chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực cô đọng mà giàu sức biểu cảm, hướng về khai thác đời sống nội tâm..
- Đề bài: Suy nghĩ của em về tình đồng chí, đồng đội trong bài thơ Đồng chí Gợi ý làm bài:.
- Có những cái nhìn về hình ảnh người lính ở những hoàn cảnh và những khía cạnh khác nhau.
- Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ ác liệt như “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, hay khi hoà bình đã lập lại trên khắp đất nước Việt Nam như “Ánh trăng”.
- Và ở mỗi thời kì, những người lính lại thực sự gắn bó với nhau bởi một thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp.
- Có thể khẳng định rằng thứ tình cảm ấy đều có những nét tương đồng nhưng ở một góc nhìn nào đó, nó lại có nét riêng biệt.
- Và Chính Hữu đã làm nên nét riêng biệt về tình cảm đồng chí đồng đội của người lính cách mạng thời kì kháng chiến chống Pháp qua bài thơ Đồng chí..
- Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp, cuộc kháng chiến của quân và dân Việt Nam.
- Bởi vậy, bài thơ dường như hoà quyện vẻ đẹp của quê hương, của nông thôn Việt Nam.
- Nhưng đặc sắc và tinh tế chính là: ở Đồng chí ta thấy được sự chia sẻ lúc ốm đau, lúc nhớ nhà và khi gian khổ.
- Ở Đồng chí có một thứ tình cảm gắn kết giữa những người lính, thì tình cảm mà có thể dễ dàng nhận thấy ở một tác phẩm nào khác.
- Nhưng có điều, ở một tác phẩm khác, trong một hoàn cảnh khác, tình đồng chí đồng đội được cảm nhận theo một cách khác..
- Với thể thơ tự do, diễn tả cảm xúc lắng đọng, Đồng chí đã thực sự thể hiện cơ sở thiêng liêng để hình thành tình đồng chí.
- Nó xuất phát từ những điều thực sự giản đơn mà những người lính nhận ra ở nhau:.
- Những người lính ấy đều xuất thân từ những miền quê đồng chiêm nước trũng.
- Những người lính nhận thấy ở nhau cùng một hoàn cảnh xuất thân..
- Họ đều là những người nông dân chân lấm tay bùn vác súng đi lên để tham gia kháng chiến, để bảo vệ quê hương.
- Có lẽ vì thế, tình cảm cao đẹp giữa những người lính còn xuất phát từ một lí tưởng chung:.
- Có thể nhận thấy rõ hình ảnh súng bên súng không giản đơn là một hình ảnh để cho người đọc thấy rằng họ cùng chung công việc và nhiệm vụ.
- Nhưng sâu xa hơn, những người lính cùng ý thức được nhiệm vụ đó, cùng hiểu rõ và nhận ra rằng: lí tưởng của họ là chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc.
- Và đó là hai chữ tri kỉ tồn tại trong những trái tim người lính, có lẽ vì vậy mà cái tên thiêng liêng và hiện thực: tình đồng chí..
- Nếu như những điểm chung thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí thì Chính Hữu đã khắc hoạ những biểu hiện của tình đồng chí thật rõ nét..
- Tình đồng chí được bộc lộ và lột tả ngay trong cuộc sống hàng ngày, tưởng chừng giản đơn nhưng đầy những thiếu thốn và khó khăn, gian khổ.
- Những người lính khi ra đi mang theo một nỗi nhớ:.
- Những người lính đã thực sự san sẻ một sự thiếu hụt lớn về tinh thần.
- Nhưng những người lính hiểu rằng, những người bạn tri âm, tri kỉ có thể làm vơi bớt nỗi buồn của nhau.
- Và đặc biệt, Chính Hữu đã rất tinh tế khi thể hiện nỗi nhớ quê hương qua hình ảnh giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
- Cùng sẻ chia nỗi nhớ nhà, tình đồng chí đã được thể hiện sâu sắc.
- Nhưng không quá trừu tượng như nỗi đau tinh thần, tình đồng chí còn là sự sẻ chia những khó khăn, thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống của người lính cách mạng.
- Chiến đấu nơi rừng núi hiểm trở, người lính phải chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết luôn thay đối.
- Trong hoàn cảnh ấy, những người lính vẫn luôn sát cánh bên nhau để sẻ chia những thiếu thốn:.
- Dù là manh áo rách, dù là cái buốt lạnh cảm nhận được khi bàn chân không đi giày, nhưng hình ảnh thương nhau tay nắm lấy bàn tay đã minh chứng cho một tình đồng chí, tình tri âm, tri kỉ gắn kết sâu sắc.
- Tình đồng chí còn là tình thương, sự cảm thông của những người lính trước khó khăn gian khổ..
- Và ba câu cuối trong bài thơ đã thực sự khắc hoạ một tình đồng chí trong chiến đấu hiểm nguy.
- Nếu như những người lính, họ gắn bó với nhau từ khi làm quen, rồi gắn bó với nhau trong cuộc sống thì không lẽ nào những con người cùng chung lí tưởng cách mạng và chiến đấu lại tách rời nhau khi làm nhiệm vụ.
- “Đêm nay rừng hoang sương muối” câu thơ khắc hoạ không gian và thời gian khi những người lính chiến đấu.
- Nhưng sự lặng im của khu rừng ấy đã làm nổi bật hình ảnh thơ đặc sắc của Chính Hữu:.
- Trong gian khổ, trong giá rét, các anh bộ đội Cụ Hồ vẫn hiên ngang sát cánh bên nhau, sẵn sàng chiến đấu.
- Hình ảnh đó thực sự đặc sắc bởi nó mang ý nghĩa tượng trưng tinh tế.
- Chính Hữu đã tả thực khi dùng thị giác để miêu tả.
- Nhưng Chính Hữu cũng đã gợi lên sự tượng trưng khi miêu tả bằng cảm nhận, sự liên tưởng và khối óc tinh tế của mình.
- Cây súng tượng trưng cho người lính cách mạng.
- Và ánh sáng của vầng trăng lan tỏa trong đêm giá rét thể hiện lí tưởng cách mạng.
- Sự soi sáng của Bác và Đảng cho những tinh thần chiến đấu.
- Những người lính sát cánh bên nhau, sẫn sàng chiến đấu đế bảo vệ sự tự do cho đất nước.
- Ba câu thơ cuối với hình ảnh đầu súng trăng treo đã lột tả sự gắn kết với nhau trong khó khăn gian khổ của những anh bộ đội Cụ Hồ..
- Bằng những hình ảnh thơ đặc sắc, bài thơ Đồng chí đã thể hiện sâu sắc, chân thực tình cảm đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Tình đồng chí ấy hiện lên thật thiêng liêng, cao đẹp, thể hiện sự gắn bó chặt chẽ và đáng trân trọng của những người lính trong cuộc sống và chiến đấu hiểm nguy.