« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích khổ thứ hai bài thơ Đồng chí


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH KHỔ THỨ HAI BÀI THƠ ĐỒNG CHÍ.
- Phân tích khổ thứ hai bài thơ Đồng chí mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được hoàn cảnh, tâm tư, tình cảm của những người lính cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Giới thiệu vài nét về tác giả Chính Hữu, tác phẩm Đồng chí và hoàn cảnh sáng tác - Khái quát nội dung + nghệ thuật.
- Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!.
- Những người lính cũng là những người bạn tri âm tri kỉ của nhau.
- Người lính cũng hiểu điều đó, lòng anh cũng lưu luyến muốn ở lại.
- Nhưng người lính của Chính Hữu vẫn còn nặng lòng với quê hương nhiều lắm.
- mang đậm chất khẩu ngữ rất ít khi xuất hiện trong thơ nhưng lại mang ý nghĩa khẳng định ý chí quyết tâm, sự dứt khoát của người lính khi họ bước vào cuộc chiến.
- Đây không phải là sự phó mặc, mà theo ngôn ngữ của người lính chỉ là một sự hoãn lại, đợi chờ cách mạng thành công.
- Nhà thơ đã vận dụng tài tình chi tiết ấy, kết hợp với phép nhân hóa để gợi tả cảm giác phía sau người lính còn cả một gia đình, một hậu phương vững chắc đang chờ đợi.
- Chính cái thâm tình với hậu phương ấy đã biến thành động lực để người lính chiến đấu, không chỉ vì độc lập tự do cho Tổ quốc, mà còn để giải phóng quê hương.
- Và ở đây, nơi chiến trường những người lính lại tìm được những tình cảm ấm áp và hồn hậu của quê nhà.
- trong người bạn đồng chí của mình.
- Tình đồng chí là bước đệm để nhà thơ mở ra vẻ đẹp tâm hồn của người lính: hy sinh thầm lặng vì Tổ quốc nhưng vẫn luôn nhớ về quê hương, gia đình ở hậu phương..
- Và chính tâm hồn cao đẹp của tình đồng chí ấy đã giúp người lính vượt qua mọi gian lao, thách thức:.
- Một loạt những từ ngữ “ớn lạnh”, “sốt run người”, “ướt mồ hôi” đã đặc tả những cơn sốt rét rừng khủng khiếp mà rất quen thuộc với người lính thời ấy.
- Nếu trong cuộc sống gia đình, anh được bàn tay dịu dàng của người mẹ, người vợ ân cần chăm sóc thì ở đây, bàn tay ấy được thay bằng bàn tay của đồng đội.
- Sự chăm sóc ấy có thể vụng về, nhưng vẫn tràn đầy sự quan tâm, thấm đẫm tình đồng chí.
- Nhưng khi ta đọc đoạn thơ lên, cái khổ chỉ là một yếu tố phụ, vì tình đồng chí đã tỏa hơi ấm và tiếp thêm sức mạnh cho người lính.
- Tác giả miêu tả hai con người nhưng người đọc lại cảm thấy chỉ có một hình ảnh duy nhất - “đồng chí”.
- “Đồng chí” không còn chỉ là tình cảm gắn bó keo sơn giữa những người lính mà đã trở thành một hình tượng có thực.
- Hình tượng ấy hóa thân vào những chi tiết nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống của người lính: “rách vai”, “có vài mảnh vá", “chân không giày", ở đây không còn sự khoa trương, tô vẽ như trong bài thơ.
- Chất liệu hiện thực trong “Đồng chí".
- Bài thơ lấy cảm hứng từ chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 mà tác giả tham gia cùng đồng đội nên ông hiểu và cảm nhận được rất rõ cái gian khổ mà người lính phải chịu đựng..
- Lạc quan, tin tưởng: Nhưng trong hoàn cảnh đó, người lính vẫn “miệng cười buốt giá”.
- Nó gợi cho ta nhớ đến cái cười âm vang cả Trường Sơn của những người lính lái xe trong thơ Phạm Tiến Duật: “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”..
- Đó chính là nét đẹp khiến cho những người lính trong bài thơ “Đồng chí” sống mãi..
- Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
- Trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù khó khăn gian khổ đến đâu, chỉ cần một cái nắm tay là hai con người hòa vào làm một, hòa vào thành “đồng chí”.
- Với họ, bàn tay đã thay cho những lời nói, lời hứa, lời quyết tâm cùng nhau chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc.
- Họ đã truyền cho nhau hơi ấm, sức mạnh niềm tin qua bàn tay nắm chặt.
- Đó là bàn tay giao cảm thay lời muốn nói, bàn tay của sự đoàn kết, gắn bó keo sơn.
- Bàn tay ấy truyền hơi ấm, cảm thông, động viên, chia sẻ, thắt chặt tình người, tình bạn.
- Nếu như trong thơ Phạm Tiến Duật, người lính “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” để gần nhau hơn trên chặng đường dài thì với Chính Hữu, cái nắm tay đầy tình thương kia là biểu tượng cao đẹp, nồng ấm và thiêng liêng nhất của tình đồng chí.
- Chất liệu hiện thực sinh động chỉ là cái nền để tôn lên vẻ đẹp sâu lắng và sức mạnh của tình đồng chí - tình cảm đã giúp tác giả và biết bao người lính khác sống qua những tháng ngày lửa đạn..
- “Đồng chí”, ta cảm nhận được hình ảnh người lính cách mạng và tình cảm gắn bó keo sơn của họ