« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích tâm trạng nhân vật Tôi trong tác phẩm Cố hương của Lỗ Tấn


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH TÂM TRẠNG NHÂN VẬT TÔI TRONG TÁC PHẨM CỐ HƯƠNG CỦA LỖ TẤN.
- Phân tích tâm trạng nhân vật Tôi trong tác phẩm Cố hương của Lỗ Tấn mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận những nỗi đau của nhân vật này trước những biến đổi của cảnh vật, những con người chốn cũ.
- Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích một tác phẩm văn học.
- Nhà văn Lỗ Tấn sinh năm 1881 và mất năm 1936.
- Ông nổi tiếng là một nhà văn cách mạng Trung Quốc..
- Lỗ Tấn đã để lại cho nền văn học Trung Hoa nhiều tác phẩm đình đám, tạo nên dấu ấn và tên tuổi của ông.
- Giới thiệu tác phẩm:.
- Cố hương của Lỗ Tấn - gắn với những kí ức của chính nhà văn về quê hương của mình.
- Suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật tôi trong tác phẩm hướng về những người dân quê, tạo nhận thức về thực trạng đáng buồn của xã hội Trung Hoa trước cách mạng..
- Câu chuyện đan xen kỉ niệm tươi đẹp và thực tại đáng buồn của quê cũ được phản chiếu qua tâm trạng nhân vật tôi..
- Nhân vật tôi không đồng nhất với tác giả nhưng luôn là người phát ngôn trực tiếp tư tưởng của nhà văn: nhận thức về thực trạng xã hội và thể hiện niềm tin vào khả năng tự thay đổi số phận của những người dân..
- Tôi trong ngày về quê:.
- Cảnh sắc cố hương ngày về tạo nỗi buồn man mác, gắn tâm trạng của kẻ biết mình phải li hương.
- Tôi trong ngày ở quê:.
- Hồi ức về người bạn Nhuận Thổ - tình bạn trong sáng và không phân biệt ranh giới giai cấp giữa hai đứa trẻ - Nhuận Thổ là hiện thân sức sống mạnh mẽ của người dân quê..
- Cảm xúc khi gặp lại tạo cảm nhận bi đát về thực tại.
- Tình cảm đan xen giữa quá khứ và thực tại tạo nên ám ảnh nặng nề.
- Tôi trong ngày xa quê:.
- Niềm hi vọng nhen nhóm từ tình bạn giữa Thủy Sinh - con Nhuận Thổ và cháu Hoàng khơi dậy niềm tin tưởng vào tương lai..
- Hình tượng con đường:.
- Chứa đựng suy ngẫm nhân sinh sâu sắc và ước mơ đổi đời cho người dân nghèo..
- Tình cảm gắn bó với mảnh đất và con người quê hương của Lỗ Tấn.
- Suy ngẫm gắn với ý thức chữa bệnh tinh thần cho người dân Trung Hoa.
- Cảm nhận của bản thân về tác phẩm..
- Đề bài: Phân tích tâm trạng nhân vật Tôi trong tác phẩm Cố hương của Lỗ Tấn Gợi ý làm bài:.
- Ai đã từng đọc Cố hương của Lỗ Tấn, chắc hẳn sẽ bị cuốn hút vào dòng cảm xúc của nhân vật tôi với bao kỉ niệm sống dậy mãnh liệt trong lần thăm quê cuối cùng.
- Quá khứ đẹp đẽ ấy đã đối mặt với thực tại đầy biến đổi đến bàng hoàng của quê hương tạo nên những khoảnh khắc diễn biến phức tạp thấm đượm nỗi xót xa của tôi trong tác phẩm.
- Một câu chuyện cảm động có nhiều chi tiết từ chính cuộc đời của nhà văn nhưng điều chủ yếu nằm trong ý nghĩa tư tưởng lớn lao của tác phẩm: từ hiện tại buồn thương vẫn không tắt nguồn hi vọng vào tương lai, cùng niềm mong ước tốt đẹp về con đường cho những người dân thoát cảnh bần cùng đen tối..
- Không gian ấy dường như dự báo cho một viễn cảnh ảm đạm về cuộc sống thực tại ở quê hương.
- Thực tế khác hẳn hình dung của một người hai mươi năm mới trở về làng cũ.
- Kỉ niệm bao giờ cũng lưu lại những hình ảnh đẹp trong tâm trí nhưng đôi khi thực tại lại gieo vào lòng người cảm giác choáng váng, gần như một nỗi thất vọng.
- Tâm trạng buồn lại càng đậm nét hơn khi cuộc trở về này chỉ nhằm mục đích nói lời giã biệt.
- Có ai diễn tả nỗi niềm ấy thấm thía như Lỗ Tấn trong đoạn văn này:.
- Tâm trạng của ngày trở về thật nặng nề ám ảnh khiến câu văn hạ xuống thật buồn: Vì thế, tôi cần phải về trước Tết, vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu và từ giã làng cũ thân yêu, đem gia đình đến nơi đất khách tôi đang làm ăn, sinh sống.
- Trước khi phải chia tay những gì mình yêu mến nhất, có lẽ ai cũng phải trải qua khoảnh khắc tâm trạng này.
- Kí ức của tôi hiện về những hình ảnh như trong một cuốn phim quay chậm, với câu chuyện gắn cùng kỉ niệm về người bạn thân thương Nhuận Thổ..
- Hình ảnh ấy là tưởng tượng từ thời cậu bé Tấn còn vui đùa bên Nhuận Thổ.
- Một tình bạn thật đẹp giữa cậu chủ và đứa con của người ở, vượt qua những ranh giới.
- Tuổi thơ hạnh phúc trong tình bạn sẽ là dấu ấn theo suốt cuộc đời.
- Tình bạn ấy đẹp đẽ biết bao vì chưa bị ngăn cách bởi những ý thức thành kiến giai cấp..
- Bởi Nhuận Thổ chính là người mở cánh cửa thế giới sống động cho cậu bé Tấn, vốn chỉ biết thế giới qua “một mảnh trời vuông trên bốn bức tường cao bao bọc lấy cái sân mà thôi”.
- So với Tấn, Nhuận Thổ hạnh phúc làm sao: bẫy chim sẻ, canh dưa, nhặt vỏ sò… hoà mình với thiên nhiên.
- Nỗi nhớ về Nhuận Thổ là sự cắt nghĩa thật đơn giản mà chính xác: “Tôi cảm thấy tựa hồ tôi đã tìm ra được quê hương tôi đẹp ở chỗ nào rồi”..
- Nhưng kỉ niệm càng đẹp bao nhiêu thì thực tại càng đau xót bấy nhiêu.
- Cuộc gặp gỡ với thím Hai Dương dường như đã phá tan kí ức của cậu bé Tấn hai mươi năm trước, kéo anh trở về thực tại của một “ông chủ” đang chuẩn bị bán nhà.
- Nhưng cuộc gặp gỡ với Nhuận Thổ mới thực sự là nỗi thất vọng lớn nhất.
- Nhuận Thổ cũng như tôi, đều rất trân trọng tình bạn tuổi thơ.
- Nhưng sự thất vọng lớn nhất là thái độ Nhuận Thổ “lấy lại dáng điệu cung kính”cùng với lời nói như xát muối vào lòng: “Bẩm ông”.
- Bức tường dày ngăn cách hai tầng lớp xã hội đã được dựng lên giữa hai người đàn ông trưởng thành.
- Hai người bạn cũ trong hiện tại không còn gì chung hết, ngoại trừ tình bạn đẹp được xây nên từ khi mới lên mười.
- Tấm lòng Nhuận Thổ.
- Còn gì buồn hơn, nỗi buồn khiến tôi điếng người! Điều gì đã khiến cho người bạn năm xưa trở nên mặc cảm đến vậy? Câu chuyện ngỡ như rôm rả cùng bao kỉ niệm tuổi thơ đã tan biến cùng tâm trạng bi đát dâng lên trong lòng tôi khi nghe gia cảnh Nhuận Thổ từ chính miệng người bạn: “Chỗ nào cũng hỏi tiền, chẳng có luật lệ gì cả.
- Nhuận Thổ đã khác xa so với hình dung của anh Tấn, nhưng vẫn còn đó chút dư âm của tình bạn ấm áp thuở nào, trong món quà quê thơm thảo: “Ngày đông tháng giá, chẳng có gì.
- Lời nói tắc nghẹn giữa chừng khiến người đọc hiểu thêm: tình bạn đẹp ngày xưa đã không vượt qua nổi mặc cảm trong hiện tại.
- Qua tâm trạng ấy, có thể nhận ra hình ảnh một cố hương không còn yên bình êm ả như xưa..
- Gia đình trung lưu thì phải tha hương, người dân quê càng xơ xác.
- Sự đổi thay trong tình làng nghĩa xóm, tình bạn tình người cũng nhạt nhẽo hơn đem lại nỗi buồn vô hạn cho đến tận ngày đi.
- Rời quê trong tâm trạng nặng nề như vậy, cứ ngỡ tình cảnh bi đát của đời sống vật chất và tinh thần dân quê sẽ gieo vào lòng tôi cảm giác thất vọng, bi quan.
- Nhưng nhà văn đã gửi gắm ao ước lạc quan vào trong hình tượng Thủy Sinh con Nhuận Thổ và tình bạn vừa nhen lên với Hoàng - đứa cháu của nhân vật tôi.
- Có thể nói từ những chi tiết ngoại hình cho đến tính chất tình bạn giữa hai đứa trẻ chẳng khác gì một bản sao của tình bạn Nhuận Thổ - Tấn thuở xưa.
- Thủy Sinh cũng khuôn mặt tròn trĩnh, dáng vẻ bẽn lẽn như Nhuận Thổ ngày nào, dẫu thiếu chiếc vòng bạc trên cổ nhưng vẫn hồn nhiên trong sáng và gần gũi thân thiết biết bao với thằng bé Hoàng.
- Niềm tin của tôi thật mãnh liệt dù cho không tránh khỏi thoáng chút mơ hồ, nhưng ở đó là niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của người dân quê.
- Bản thân nhân vật tôi cũng đang hi vọng một tương lai sáng sủa hơn.
- Họ đã gặp nhau trong hi vọng đổi đời, nhưng lại rất khác nhau về con đường của mỗi người..
- Hình tượng con đường ở phần cuối tác phẩm chứa đựng những suy ngẫm về thực trạng xã.
- Con đường mà tác giả cảm nhận được về thực tại là sự phân rẽ của các tầng lớp xã hội, một điều đáng buồn và ray rứt tâm tư của nhà văn.
- Nhiệt tình cải tạo xã hội đã thành câu kết đầy triết lí thể hiện sâu sắc tư tưởng nhà văn: kì thực trên mặt đất làm gì có đường.
- Đó là sự khẳng định cho quyết tâm vượt qua những định kiến xã hội lạc hậu.
- Con đường mà nhà văn muốn nói chính là con đường chung - thay đổi số phận, thay đổi nếp nghĩ để kết lại tình bạn như thuở nào tốt đẹp vô tư, để người sống với người hoà đồng thân ái.
- Muốn vậy, mỗi người phải tự vạch con đường cho mình, không giẫm lên những vết mòn vẹt của định kiến cũ.
- Cảm hứng của nhà văn hướng về việc cải tạo xã hội ngày càng tốt đẹp..
- Tác phẩm một lần nữa thể hiện quan niệm dùng văn chương “chữa bệnh tinh thần” cho dân tộc Trung Hoa của nhà văn vĩ đại Lỗ Tấn.
- Xuất phát từ tình yêu với quê hương và con người nghèo khổ, Lỗ Tấn đã viết nên những trang cảm động về tình bạn ấu thơ, nỗi xót xa truớc tình trạng khốn cùng và suy thoái tinh thần của người dân tại cố hương.
- Ông đã đưa ra những dự đoán thiên tài về cuộc đổi đời vĩ đại của dân tộc Trung Hoa khi tìm ra con đường chân chính tự giải phóng mình..
- Cố hương không phải là những dư âm nhạt nhoà mà còn mang ý nghĩa thời sự nóng hổi..
- Chừng nào nhân loại còn gánh chịu những bất công vô lí, còn những số phận khốn khổ như Nhuận Thổ và những người dân quê, thì chúng ta còn cần đến một tấm lòng Cố hương để chia sẻ nỗi niềm, khơi dậy ý thức xoá bỏ ranh giới giàu nghèo, để giúp cho người mãi đến với nhau bằng tấm lòng bè bạn.