« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích hình ảnh con cò trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH CON CÒ.
- TRONG BÀI THƠ CON CÒ CỦA CHẾ LAN VIÊN.
- Phân tích hình ảnh con cò trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được tầm quan trọng của tình mẫu tử và lời ru đối với cuộc đời của mỗi con người.
- Giới thiệu tác giả Chế Lan Viên.
- Chế Lan Viên tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan..
- Giới thiệu về bài thơ Con cò.
- Bài thơ Con cò được sáng tác năm 1962.
- (1967) của Chế Lan Viên..
- Nêu vấn đề nghị luận: Hình ảnh con cò trong bài thơ..
- Con cò là bài thơ thể hiện khá rõ một số nét phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên.
- Bài thơ khai thác và phát triển hình ảnh con cò trong câu hát ru rất quen thuộc, qua đó ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru trong cuộc đời mỗi con người.
- Bởi thế, hình ảnh con cò là trung tâm xuyên suốt bài thơ..
- Nêu nhận xét chung về hình ảnh con cò:.
- Ta đều biết hình ảnh con cò đều rất quen thuộc trong ca dao.
- Bởi vậy, đọc bài thơ Con cò người đọc thấy rằng Chế Lan Viên đã tiếp nối truyền thống ca dao một cách sáng tạo..
- Trong phần đầu của tác phẩm ta bắt gặp ba hình ảnh con cò trong ca dao: cánh cò Đồng Đăng, cánh cò cửa Phủ, cánh cò ăn đêm..
- Hay nói cách khác, đó là cánh cò tưởng đã ngủ yên nay lại được đánh thức qua lời ru của mẹ nên êm đềm như tiếng đưa nôi.
- Toàn bộ bài thơ là sự cấu tứ xung quanh hình ảnh con cò: Cánh cò trong vòng tay người mẹ, cánh cò cắp sách đến trường, cánh cò khôn lớn mai sau..
- Do có sự xuyên suốt này mà bài thơ có một hương vị ngọt ngào, đằm thắm trẻ trung và liền mạch trong toàn bài.
- Tuy nhiên bài thơ không phải là sự lặp lại đơn thuần những hình ảnh và ý tứ trong ca dao mà có sự phát triển và mở rộng ý nghĩa biểu tượng và tập trung hướng về biểu hiện của tình mẹ..
- Hình ảnh con cò trong đoạn thơ thứ nhất:.
- Hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru.
- Con cò bay la Con cò bay lả Con cò Cổng Phủ Con cò Đồng Đăng.
- Còn hình ảnh:.
- Con cò ăn đêm Con cò xa tổ.
- Đứa trẻ còn quá bé bỏng để hiểu được thế nào là “con cò”, “con vạc”, thế nhưng ngay từ giấc ngủ đầu nôi, người mẹ đã nhẹ nhàng đem cánh cò đến với con bằng lời ru dịu dàng, nồng ấm..
- Điệp từ “con cò” được nhắc đi, nhắc lại như một điệp khúc ngân nga, nhịp nhàng..
- Nhạc điệu là lời ru của mẹ đối với con, là lời kể, tả của mẹ về hình ảnh cò trong dân gian cho con nghe.
- Hình ảnh “con cò bay la.
- bay lả”, từ “cổng phủ” cho đến “Đồng Đăng” miêu tả hình ảnh cò thong dong bay lượn một cách tự do trên khắp mọi nẻo quê hương, trở thành biểu tượng gắn bó với làng quê Việt Nam.
- Hình ảnh cò “xa tổ”, cò “ăn đêm”, sợ gặp “cành mềm”, sợ bị “xáo măng” gợi hình ảnh cò lẻ loi một mình đi kiếm mồi trong đêm tăm tối có muôn vàn cạm bẫy đang chực chờ phía trước..
- Mặc dù người mẹ biết con mình còn quá bé bỏng trước cuộc đời nhưng mẹ muốn hát cho con nghe để con hình thành tình yêu thương đối với những gì thuộc về quê hương, đất nước, hiểu được tình thương bao la mà mẹ dành cho con.
- Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn trẻ thơ một cách vô thức.
- Ở tuổi ấu thơ, em bé chưa hiểu được ý nghĩa của những lời ru ấy.
- Nhưng được vỗ về trong âm điệu dịu dàng, ngọt ngào của lời ru để đón nhận bằng trực giác vô thức tình yêu và sự chở che của người mẹ.
- Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân.
- Tác giả đã vận dụng thi liệu cũ để sáng tạo, mới mẻ để phát triển ý “Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân”.
- “Hơi xuân” đó là tình cảm dịu dàng tha thiết trong lời ru trong trẻo và tươi tắn mà ta sẽ gặp ở “hơi mát câu văn”.
- Hình ảnh con cò trong đoạn thơ thứ hai:.
- Hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi, thân thiết.
- Con cò như bay ra từ lời hát ru, từ những câu ca dao để sống trong tâm hồn con, theo dõi và nâng đỡ con trong mỗi chặng đường đời..
- Cánh cò trở thành người bạn đồng hành của con từ tuổi ấu thơ, khi còn nằm trong nôi:.
- Hình ảnh thơ đẹp, lãng mạn, bay bổng.
- Lời ru của mẹ đưa con vào giấc ngủ, trong mơ con vẫn thấy hình ảnh con cò.
- Lời ru của mẹ đã nâng đỡ tâm hồn con..
- Cánh cò trở thành một hình ảnh ẩn dụ giàu ý nghĩa.
- Cánh cò trắng laị bay hoài không nghỉ Trước hiên nhà và trong hơi mát câu văn.
- Hình ảnh con cò được xây dựng bằng nghệ thuật nhân hóa không chỉ làm câu thơ trở nên sinh động mà còn gợi sự liên tưởng..
- Hình ảnh cánh cò trong đoạn thơ này gợi sự liên tưởng đến tình mẹ, cho sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.
- Ngắm nhìn con, lòng mẹ trào dâng niềm mong ước con sẽ lớn khôn, con được đến trường học cùng các bạn, con sẽ được sống trong tình bạn ấm áp, trong sự chở che, nâng đỡ của mẹ..
- Bởi thế cánh cò bay còn thể hiện niềm mơ ước về cuộc đời, về tương lai của con.
- Như vậy, con cò đã trở thành người bạn đồng hành thân thiết hơn bất cứ người bạn nào..
- Cánh cò không mệt mỏi bay qua mọi không gian và thời gian, luôn ở bên con từ trong nôi, từ mái trường, từ hiên nhà, từ câu văn.
- Cánh cò ấy dường như tung tay theo từng ước mơ, khao khát của con.
- Như vậy, hình ảnh con cò là biểu tượng về lòng mẹ, là sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng, bền bỉ của mẹ và mẹ mong cho con có tâm hồn yêu quê hương, đất nước..
- Hình ảnh con cò trong suy nghĩ của nhà thơ (Đoạn 3).
- Cò sẽ tìm con Cò mãi yêu con.
- Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
- Suốt cả cuộc đời mẹ luôn ở bên con..
- Phần cuối bài trở lại âm hưởng của lời hát ru và đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong lời ru..
- Một con cò thôi Con cò mẹ hát Cũng là cuộc đời.
- Mẹ hát ru con bằng hình ảnh những con cò và gửi vào đó bao tâm sự nỗi niềm, bao nhọc nhằn đắng cay, khát khao của đời mẹ.
- Chính vì thế hình ảnh “Con cò mẹ hát” hay chính cuộc đời mẹ, cuộc đời của cha, cuộc đời của những người lao động, của dân tộc Việt Nam.
- ảnh con cò trong ca dao, người mẹ bận nghĩ về thân phận nhỏ bé đáng thương của những con người trong cuộc đời luôn cần có sự chở che của mẹ..
- Cho cánh cò cánh vạc Cho cả sắc trời.
- Hình ảnh “con cò, cánh vạc, sắc trời” là hình ảnh tượng trưng cho quê hương, đất nước xứ sở.
- Dù có đi đâu xa thì bên con mãi là cánh cò, là quê hương, là mẹ hiền, là tiếng hát lời ru..
- Hình tượng con cò đã trở thành biểu tưởng của tình mẹ thiêng liêng và ý nghĩa lời ru đối với cuộc đời mỗi con người..
- Như vậy, hình tượng con cò là hình tượng trung tâm xuyên suốt bài thơ.
- Tác giả đã vận dụng chất liệu xưa để tạo nên một bài thơ mang đậm đà tính dân tộc - hiện đại, đã kết thừa và nâng cao một tình cảm mang tính truyền thống lên thành tình yêu đất nước và khát vọng vươn tới tương lai.