« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu sử dụng tác tử di động truyền bá thông tin bằng phương pháp di chuyển ngẫu nhiên


Tóm tắt Xem thử

- Nghiên cứu sử dụng tác tử di động truyền bá thông tin bằng phương pháp di chuyển ngẫu.
- Abstract: Tổng quan về mạng ngang hang: Tìm hiểu chung về mạng ngang hàng, những phương pháp tìm kiếm truyền thống trong mạng ngang hàng.
- Công nghệ tác tử di động: Giới thiệu công nghệ tác tử di động, về khái niệm, phân loại, các tính chất, nguyên lý hoạt động, các lợi điểm cho tới những ứng dụng của công nghệ này trong thực tiễn.
- Mô hình toán học:.
- Nghiên cứu các công thức toán học là cở sở lý thuyết cho tính toán hiệu quả việc sử dụng tác tử di động vào việc phát hiện dịch vụ trong mạng ngang hàng không cấu trúc.
- Mô hình hóa và kết quả: Giới thiệu chương trình mô phỏng và cài đặt những thí nghiệm cụ thể để đánh giá giải pháp..
- Keywords: Mạng ngang hàng .
- Tác tử di động .
- Truyền bá thông tin.
- Trong những năm gần đây, công nghệ ngang hàng (peer-to-peer - P2P) hay mạng ngang hàng đã trở nên phổ biến trong các nghiên cứu về lĩnh vực Internet.
- Mạng ngang hàng là bước phát triển từ mô hình mạng client/server truyền thống tới một mô hình mạng trong đó mỗi phần tử của mạng hoạt động với vai trò của cả client và server.
- Mạng ngang hàng có nhiều ưu điểm trong vấn đề lưu trữ và băng thông.
- Ngoài những ưu việt của P2P, mô hình P2P vẫn phải đối mặt với vấn đề định vị tài nguyên vì tài nguyên của mạng nằm trên các máy tính cá nhân và không phải lúc nào các máy này cũng liên kết với mạng nên có thể dẫn tới sự biến mất của một dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định.
- Các giao thức phát hiện tài nguyên phổ biến nhất trong mạng ngang hàng vẫn là truy vấn phát tràn và bảng băm phân tán.
- Tuy nhiên phương thức phát tràn đặt ra bài toán tắc nghẽn trong mạng trong khi bảng băm phân tán lại yêu cầu tăng chi phí cho những cập nhật phân tán.
- Giao thức tìm kiếm truyền thống trong mạng ngang hàng có thể được cải tiến nếu một nút bắt đầu truy vấn có một chút thông tin về nơi tìm kiếm tài nguyên mà không phải duy trì việc băm phân tán..
- Một số thông tin như topo mạng, băng thông do các nút khác hỗ trợ có thể được sử dụng để cung cấp hướng tìm kiếm cho những truy vấn sau này..
- Một phương pháp được đưa ra để áp dụng giải quyết vấn đề định vị tài nguyên trong mạng ngang hàng đó chính là sử dụng tác tử di động (Mobile Agent).
- Mobile Agent là một mô hình trong đó các tác tử - được gọi là agent - có tính tự trị và khả năng di động từ máy chủ này sang máy chủ khác để hoàn tất tác vụ.
- Do một số đặc tính nổi bật của tác tử di động như tính tự trị và tính di động, nên tác tử di động được áp dụng vào nhiều lĩnh vực, ví dụ như thu thập thông tin phân tán, phân phát thông tin, thương mại điện tử [3], áp dụng cho các mô hình workflow [2]….
- Việc sử dụng tác tử di động vào vần đế phát hiện, tìm kiếm và truyền bá thông tin tài nguyên trong các mạng ngang hàng không phải là mới.
- Một số nghiên cứu điển hình như định vị tài liệu trong mạng ad-hoc [17], tác tử di động phát hiện tài nguyên trong mạng ngang hàng [6, 15] và tác tử di động phát hiện dịch vụ trong các mạng ngang hàng động [6]..
- Trong mạng ngang hàng động, một dịch vụ có thể là có mặt tại thời điểm này nhưng lại có thể biến mất trong một khoảng thời gian sau đó.
- Những nghiên cứu về tìm kiếm tài nguyên như trong mặc dù có đề cập tới phương pháp sử dụng tác tử di động nhưng không xét tới tính di động của các tài nguyên như trong [9].
- Thêm vào đó phương pháp nghiên cứu trong [8] đại diện cho phương pháp tìm kiếm chủ động, tức là việc tìm kiếm của tác tử di động diễn ra khi chưa có yêu cầu.
- Các tác tử di động thường xuyên thăm dò trên mạng để thu thập thông tin về sự xuất hiện hay biến mất của dịch vụ.
- Đây là một điểm rất hay cần được nghiên cứu và là cơ sở để tác giả thực hiện nghiên cứu này..
- Nội dung chính của luận văn là tìm hiểu các công thức toán học dùng để mô hình hoá cho việc đánh giá hiệu năng của phương pháp sử dụng tác tử di động tìm kiếm và truyền bá thông tin dịch vụ trong các mạng ngang hàng không có cấu trúc.
- Dựa trên công thức lý thuyết đã được giới thiệu, tác giả có để xuất công thức mới nhằm đánh giá một trường hợp riêng của phương pháp sử dụng tác tử di động trong việc truyền bá thông tin.
- Công thức toán học là nền tảng lý thuyết, phản ánh được quy luật thực trong mạng tĩnh nhưng chưa được kiểm chứng trên hệ thống thực.
- Để kiểm nghiệm tính đúng đắn, tác giả sẽ sử dụng chương trình mô phỏng MATES, chương trình mô phỏng hoạt động của mạng ngang hàng động cho phép cài đặt và đánh giá những thuật toán.
- Dựa vào chương trình này, chúng ta có thể thấy công thức phản ánh được quy luật nhưng mới ở mức lý thuyết chưa có kiểm chứng, qua mô phỏng tác giả thực hiện các thí nghiệm để kiểm chứng các kết quả của mô hình toán học đã đưa ra trong nghiên cứu..
- Chương 1: Tổng quan về mạng ngang hàng.
- Tìm hiểu chung về mạng ngang hàng, những phương pháp tìm kiếm truyền thống trong mạng ngang hàng..
- Chương 2: Công nghệ tác tử di động.
- Giới thiệu công nghệ tác tử di động, về khái niệm, phân loại, các tính chất, nguyên lý hoạt động, các lợi điểm cho tới những ứng dụng của công nghệ này trong thực tiễn..
- Chương 3: Mô hình toán học.
- Nghiên cứu các công thức toán học là cở sở lý thuyết cho tính toán hiệu quả việc sử dụng tác tử di động vào việc phát hiện dịch vụ trong mạng ngang hàng không cấu trúc..
- Chương 4: Mô hình hóa và kết quả.
- “Tổng quan về Mobile Agent”, Bộ môn Công Nghệ Phần Mềm, Khoa Công Nghệ Thông Tin, Trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên Tp.HCM..
- “Công nghệ đã tác tử di động và ứng dụng để thương lượng trong thương mại điện tử”, (1) Viện Công nghệ thông tin - Viện KH&CN Việt Nam, (2) Khoa Công nghệ thông tin - Đại học Thái nguyên..
- [5] Đào Văn Toán (2010), Tìm kiếm ngẫu nhiên trên các mạng ngang hàng phi cấu trúc, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học công nghệ, Đại học quốc gia, tr.24-26..
- “Using Mobile Agents for Network Resource Discovery in Peer-to-Peer Networks”.
- “Random Walks in Peer-to-Peer Networks”, College of Computing Georgia Institute of Technology Atlanta, GA..
- “Service Discovery on Dynamic Peer-to-peer networks using mobile agents”.
- University, Proceedings of the Third international conference on Agents and Peer-to-Peer Computing, pp 132-143.
- “Agent Transport Simulation for Dynamic Peer-to-Peer Networks”, Department of Computer Science, Drexel University, Philadelphia, PA..
- “Search algorithms for Unstructured Peer-to-Peer Networks”.
- “Search and Replication in Unstructured Peer-to-Peer Networks”, ICS '02 Proceedings of the 16th international conference on Supercomputing, pp 84-95..
- [13] http://en.wikipedia.org/wiki/Peer-to-peer.
- “Improving Peer-to-Peerource Discovery Using Mobile Agent Based Referrals”, Springer-Verlag, Lecture Notes on Computer Science..
- Faculty of Engineering, Alexandria University, Egypt, Proceedings of the Second international conference on Agents and Peer-to-Peer Computing, pp 198-204.
- Sultanik (2006), Enabling Multi-Agent Coordination in Stochastic Peer-to-Peer Environments, A Thesis Submitted to the Faculty of Drexel University in partial fulfillment of the requirements for the degree of Master of Science in Computer Science, tr.12-16.