« Home « Kết quả tìm kiếm

Bên giòng lịch sử 1940 - 1965 - Những cái mốc trong lịch sử


Tóm tắt Xem thử

- Cho nên khi những người xung quanh nhận thấy tôi học hành dễ dàng thì ý nghĩ đầu tiên của họ là gửi tôi vào chủng viện.
- Sáu năm sau tôi được thụ phong Linh mục vào năm 1939..
- Ngoài việc mở thêm những trường cho các tỉnh huyện, nhà nước Bảo Hộ còn cấp nhiều học bổng cho sinh viên ưu tú.
- Một số các học bổng này được dành cho một ít tu sĩ Công giáo.
- Vào mùa thu năm 1939, tôi lên đường sang Ba-Lê..
- Trong những năm chiến tranh, mặc dầu tôi không có dịp tham dự trực tiếp vào những biến cố lịch sử trọng đại, nhưng tôi cũng có dịp gặp gỡ những người Việt Nam trong giới sinh viên học sinh, giới lính thợ, lính khố đỏ và một số người Việt Nam sang Pháp từ đệ nhất thếh chiến rồi ở lại Pháp luôn và nhập quốc tịch Pháp..
- Trước lễ Giáng Sinh năm 1940, tôi đến thăm một linh mục thừa sai ở đường Du- Bac, số 128.
- Vị linh mục này đã sống ở Viễn Đông lâu năm, và trong lần đến thăm này, tôi đã được gặp một thiếu phụ Pháp giàu lòng từ thiện đang tổ chức những cuộc thăm viếng, giúp đỡ những người Việt Nam đi lính trong quân đội Pháp bị quân Đức bắt làm tù binh.
- Thấy tôi là người Việt Nam, bà De Seize ngỏ ý yêu cầu tôi theo bà đến thăm những người lính Việt Nam bị giam giữ trong các trại tù binh ở Laval.
- Tôi nhận lời và những ngày nghỉ lễ sau đó, tôi cùng bà De Seize thường đến trại tù binh Laval thăm viếng những người lính Việt Nam.
- Tôi làm cái nhiệm vụ thông ngôn giữa những người Việt Nam và những nhà hảo tâm Pháp, đôi lúc viết giùm và gửi thư về quê hương cho những người không biết đọc biết viết.
- Tôi cũng đến thăm những tù binh Việt Nam được điều trị tại các bệnh viện khắp Ba-Lê..
- Lúc bấy giờ một số sinh viên Việt Nam cũng tổ chức những nhóm sinh viên thăm viếng và an ủi những thương bệnh binh Việt Nam tại các bệnh viện.
- Từ sự quen biết đến chỗ thân thiết thật dễ dàng, nhanh chóng giữa những người Việt Nam xa Tổ quốc, cùng chung lý tưởng.
- Cũng từ đó, tôi có ý nghĩ phối hợp các hoạt động của các sinh viên Việt Nam tại Ba-Lê, và đem chuyện đó ra bàn với Trần Hữu Phương..
- Chúng tôi tập hợp các tổ chức sinh viên Việt Nam tại Pháp và các Việt kiều thành một hội duy nhất, lấy tên là hội Liên Hiệp những người Đông Dương tại Pháp.
- Số sinh viên tham dự trên 300 người.
- Những Việt kiều ở Pháp và Ba-Lê trên nguyên tắc đều là hội viên, tuy nhiên chỉ có một số ở Ba-Lê tham gia những sinh hoạt thường xuyên của hội.
- Nhân danh hội Liên Hiệp những người Đông Dương tại Pháp, chúng tôi ra một bản tuyên ngôn đòi chính phủ Bảo-Hộ Pháp phải trao trả độc lập cho Việt Nam.
- Sở dĩ chúng tôi quyết định ra tuyên ngôn nói trên, vì vào đầu năm 1945, sau khi quân đồng minh thắng quân Đức, Ba-Lê được giải phóng, có hai sinh viên Việt Nam ký tên vào một bản tuyên ngôn cam kết trung thành với mẫu quốc Pháp.
- Tôi còn nhớ tên những người Việt Nam ký vào bản tuyên ngôn nhục nhã này, nhưng thiết tưởng không nên nhắc đến làm gì.
- Tuyên ngôn đòi độc lập của chúng tôi được dịch ra nhiều thứ tiếng và được phổ biến khắp nước Pháp.
- Một vài báo ở Pháp và Âu Châu có đề cập đến tuyên ngôn của chúng tôi..
- Chính phủ Pháp lập tức bắt giam một số lãnh tụ sinh viên đồng thời cũng là lãnh tụ hội Liên Hiệp những người Đông Dương tại Pháp như các anh Trần Đức Thảo, Hoàng Xuân Mãn, Hoàng Xuân Nhị, Phạm Huy Thông.
- Nếu không phải là tu sĩ, được sự che chở của tòa Tổng Giám mục Ba-Lê chắc chắn tôi đã không thoát khỏi tù tội..
- Những sinh viên bắt giam tại khám đường La Santé, nơi đã từng giam giữ Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh), Nguyễn Thế Truyền, Phan Chu Trinh ngày trước.
- Với tư cách và bộ áo một tu sĩ, tôi có lý do chính đáng để tham viếng những người bị bắt giam.
- Ông cho hành động ái quốc của sinh viên Việt Nam là đúng, và tỏ ý tiếc rằng vì nhiệim vụ phải giam giữ họ.
- Ông phê bình một điểm về tình hình chính trị Việt Nam thời bấy giờ, mà cho đến nay, trong tình thế này, tôi thấy vẫn còn khá đúng.
- Ông nói rằng Việt Nam có nhiều nhân vật ái quốc lỗi lạc như Nguyễn Ái Quốc, Phan Chu Trinh, Trần Đức Thảo, thật xứng đáng được hưởng một nền độc lập thật sự vững chắc, không chỉ có vài nhân vật lỗi lạc, mà là phải có một lớp trí thức đông đảo và một lớp dân chúng trung bình tiến bộ.
- Ông lo ngại Việt Nam không có lớp người cần thiết đó.
- Tôi nghĩ một lúc rồi trả lời rằng dưới con mắt của người Pháp thì nhận xét của ông đúng lắm, nhưng quan niệm của người Việt Nam và Á Đông thì khác hơn đôi chút.
- Cái thước đo sự trưởng thành ý thức của người Pháp và người Việt Nam không giống nhau.
- Dân Việt Nam không phải vì không biết đọc biết viết và không biết đi bầu mà có thể coi họ như những người dân bán khai mọi rợ.
- Và không một thế lực nào có thế lấy cái cớ dân Việt Nam chưa hội đủ những tiêu chuẩn trưởng thành dân trí để thay họ cai trị đất nước họ.
- Nếu như nước Pháp có lòng khai hóa cho dân Việt Nam, thì cứ trao trả độc lập, giúp phương tiện và điều kiện cho dân Việt Nam trưởng thành dần dần để giữ vững nền độc lập đó còn hơn là cứ giữ tiếp tục chính sách bảo hộ mãi..
- Thảo nói với lính gác rằng tôi là linh mục tuyên úy của các Việt kiều, và nhân danh nhân quyền, đòi hỏi được nói chuyện trực tiếp với tôi về chuyện linh hồn..
- Thảo phản đối việc phải nói chuyện với một linh mục tuyên úy qua lưới sắt.
- Vụ bắt bớ này làm cho hội Liên Hiệp những người Đông Dương tại Pháp tan rã..
- Vì thế vào mùa đông năm 1945, khi nhận được một bản tuyên ngôn của năm Giám mục Việt Nam đòi hỏi nước Pháp phải trao trả độc lập cho Việt Nam, chúng ta dựng lên một tổ chức mới lấy danh hiệu là Hội những người Công giáo Việt Nam tại Pháp (Association des catholiques Vietnamiens de France) để có danh nghĩa và lý do phổ biến cái tuyên ngôn hay thông điệp này.
- Nhưng lần này nhờ sự can thiệp của tòa Tổng Giám Mục Ba-Lê và giới Công giáo Pháp đang có nhiều ảnh hưởng trong chính quyền thời bấy giờ, các anh em được trả tự do nhanh chóng.
- Tôi thì đi liên lạc với một số chính khách, nhân sĩ Pháp có khuynh hướng tiến bộ như dân biểu Boutoien, bạn thân của Hồ Chí Minh, linh mục Chaillet, chủ nhiệm tạp chí Le Témoignage Chretien..
- Cha Chaillet hỏi tôi khi đã biết việc này tôi còn quyết định đòi độc lập nữa không..
- Nhưng đa số dân Việt Nam thì tin tưởng phong trào Việt Minh là một phong trào cách mạng ái quốc và tách riêng việc đòi độc lập cho Việt Nam, dù do ai chủ xướng, cũng là một hành động xứng đáng.
- Người công giáo Việt Nam có thể không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản, nhưng lại ở cái thế bắt buộc phải ủng hộ việc đòi hỏi độc lập cho đất nước mình.
- Công giáo Việt Nam đã mang tiếng là rước Pháp vào, là theo Pháp phản quốc.
- nay cách biện hộ tốt nhất là phải cùng với toàn dân Việt Nam đòi hỏi độc lập.
- Hơn nữa người công giáo Việt Nam là những công dân Việt Nam, phải làm những nghĩa vụ công dân cạnh những nghĩa vụ tín đồ công giáo..
- Nhưng đại cương, cha nói rằng theo đà tiến bộ và tiến hóa của nhân loại, đến lúc những quốc gia nhược tiểu đảm trách sứ mạng cai trị đất nước họ và những quốc gia văn minh thì có trách nhiệm phải tạo những điều kiện và phương tiện thuận lợi để những quốc gia nhược tiểu cựu thuộc địa trở thành những quốc gia độc lập thân hữu trong một cộng đồng thế giới hòa bình.
- Sau đại hội, Tổng Giám Mục Ba-Lê cho mời tôi lên.
- Tôi được gặp linh mục tổng thư ký tòa Tổng Giám Mục.
- Vị này cho tôi xem một tuyên ngôn ký tên 50 tu sĩ Việt Nam cam kết trung thành với nước Pháp, cùng những tài liệu chứng minh phong trào Việt Minh do cộng sản chi phối.
- Tôi hỏi lại vị linh mục này rằng cha.
- có nghĩ là 50 linh mục ký tên vào cái tuyên ngôn kỳ cục kia có đủ tư cách đại diện cho hơn triệu giáo dân Việt Nam hay không, nhất là trên phương diện chính trị.
- Vị linh mục làm một cử chỉ có thể coi như lối trả lời không biết.
- Tôi còn nêu nghi vấn là có thể số tên các tu sĩ ghi dưới tuyên ngôn kia không có sự đồng ý của các tu sĩ đó, một số những chữ ký có thể là giả mạo.
- Hơn nữa hiện nay có trên 1500 linh mục Việt Nam, hàng ngũ giáo phẩm Việt Nam chưa hề có một thứ đại hội nào đề cử 50 linh mục kia đứng ra lên tiếng thay thế cho họ.
- Tôi cũng nêu tên những vị linh mục nhiều uy tín mà tôi biết, không hề có tên trong bản tuyên ngôn đó.
- Vị linh mục tổng thư ký tòa Tổng Giám Mục Ba-Lê tỏ ra thông cảm và cho biết rằng ông sẽ không phổ biến rộng bản tuyên ngôn này, và khuyên tôi dù sao cần thận trọng trong các hoạt động liên quan đến chính trị..
- Nhưng chỉ vì tôi muốn trình bày rằng nhờ những hoàn cảnh và cơ hội đặc biệt, tôi đã có dịp tiếp xúc, kết thân, đôi lúc cộng tác với những nhân vật chính trị sau này sẽ làm thay đổi tình thế Việt Nam, đóng góp vào việc làm nên lịch sử Việt Nam..
- Ba-Lê thời bấy giờ không những chỉ là thủ đô nước Pháp mà còn là thủ đô đế quốc Pháp, là nơi tập trung và gặp gỡ những nhà cách mạng sau này sẽ làm sụp đổ đế quốc thực dân Pháp.
- Thời bấy giờ phần lớn những nhân vật đó đang hoạt động trong bóng tối, đang ở giai đoạn qui tụ lực lương, chiêu hiền đãi sĩ và do đó họ sẵn sàng kết thân với mọi người Việt Nam có chút học vấn và tài năng.
- Hơn nữa những người Việt Nam ở Ba-Lê lúc đó ít nhiều ở trong tình trạng khốn quẩn, bị theo dõi, bị bắt bớ và do đó rất dễ có thiện cảm với nhau, rất dễ thương yêu đùm bọc nhau..
- Bấy nhiêu hoàn cảnh, điều kiện đặc biệt đó đã giúp tôi chứng kiến hoặc tham dự vào nhiều biến cố trọng đại sau này, chuẩn bị cho tôi bước vào cái chỗ đứng mà tôi phải chiếm giữ sau này bên cạnh những nhân vật lịch sử Việt Nam.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt