« Home « Kết quả tìm kiếm

Bên giòng lịch sử 1940 - 1965 - Những bí ẩn từ “Lon” chuẩn uý đến “lon” đại tá


Tóm tắt Xem thử

- Tất cả đồng ý tổ chức tại trụ sở của hội một buổi tiếp tân đơn giản chào mừng cựu hoàng Duy Tân.
- Một một người được đề cử liên lạc với vua Duy Tân và hẹn giờ, ngày địa điể, đón ngài đến hội..
- Khi hay tin vua Duy Tân đã đến Ba-Lê và muốn gặp anh em, nhiều người có vẻ hồi hộp, hy vọng, dựng lên khá nhiều giấc mộng.
- Nhưng cũng có một số nhún vai:.
- Nhưng tất cả cũng vui vẻ muốn gặp lại vua Duy Tân ít ra là vì cảm phục, tò mò, nếu không phải là vì hy vọng vào tương lai..
- Tôi nghĩ rằng cần phải giúp cho mọi người một cơ hội, cho nên ngoài việc triệu tập cuộc họp mặt giới hạn tại trụ sở hội L’Amicale Des Annamites de France tôi còn loan truyền tin vua Duy Tân đến Ba-Lê trong giới Việt kiều ở Pháp.
- Tôi phải nhìn nhận là huyền thoại về vua Duy Tân vẫn còn đẹp lắm, vẫn còn được nhiều người say mê..
- Trong câu chuyện, tôi thoáng nghe các Việt kiều kể lại với nhau cảm tưởng của họ, lòng kính phục của họ về cuộc khởi nghĩa thất bại, và sự thương xót của họ về số phận tù đày của nhà vua.
- Có lúc tôi cũng như một vài anh em lạc quan và mơ mộng, ước mong rằng cái tên vua Duy Tân, uy tín và danh tiếng của ngài có khả năng tập họp được những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, ở hải ngoại và tại nước nhà..
- Một chế độ quân chủ lập hiến tiến bộ sẽ bảo đảm cho Việt Nam không trôi vào một chế độ Cộng sản, mà với tư cách người Công giáo tôi không thể chấp nhận được.
- Mấy mươi năm tù đày, sống dưới sự kiềm tỏa của Pháp, không biết tâm tính của vua Duy Tân có thay đổi gì không.
- Nhưng tôi không lúc nào hối hận hay do dự trong việc giúp đỡ vua Duy Tân, vì theo tôi sự giúp đỡ không có tính cách ràng buộc và dấn thân mà chỉ có giá trị đưa ra một cơ hội, với nhiều chọn lựa.
- Tôi thoáng hiểu rằng vua Duy Tân muốn dựa vào nước Pháp.
- Điều đó có thể là một cái thế bắt buộc đối với Việt Nam và Đông Pháp.
- Việc thu xếp với nước Pháp cho Việt Nam có một chỗ đứng thích hợp, xứng đáng là điều cần thiết, miễn là chỗ đứng không quá thiệt thòi nhục nhã và giữ vẹn những khả năng, những cơ hội để tiến bộ, dành thêm những chủ quyền quốc gia..
- Nhưng trong giới người Việt Nam yêu nước, khuynh hữu, bảo hoàng, thì chưa có một vóc dáng minh chủ nào hiện rõ.
- Có ba vị vua đôi lúc được nhắc đến Bảo Đại, Hàm Nghi, Duy Tân..
- Đến buổi tiếp tân, anh em sinh viên và Việt kiều đến đủ trước giờ.
- Vua Duy Tân đến, tươi cười bắt tay mọi người.
- Chúng ta nên nói những chuyện hiện tại.
- Bây giờ chúng ta nên làm gì?.
- Vua Duy Tân ngừng một phút, cho mọi người chăm chú hơn rồi nói tiếp:.
- Và nước Pháp với binh hùng tướng mạnh sẽ trở lại Việt Nam.
- Chúng ta cần phải chọn lựa một thái độ.
- Chúng ta lại phải cần hợp tác với Pháp để chống lại phong trào Cộng sản.
- Chúng ta vẫn đòi độc lập, tuy nhiên cũng đành chấp nhận một số những điều kiện của người Pháp..
- Mọi người vẫn gọi vua Duy Tân là ông, và đó là ý muốn của ông, ông không muốn được gọi là Đức Vua hay Hoàng đế bệ hạ chi cả.
- Vua Duy Tân do dự một lúc.
- Người Pháp đang cần sự hợp tác của chúng ta để tái chiếm Đông Pháp.
- Chúng ta biết làm gì hơn? Chống Pháp.
- Nhiều người vẫn chưa hài lòng về những câu trả lời của vua Duy Tân.
- Ở vua Duy Tân, tôi không thấy tài năng hay đức độ.
- Có lẽ ngày nay không còn ai có một bức hình này, vì có một lúc mọi người tự coi là ở cái thế bắt buộc phải chối mọi liên hệ với vua Duy Tân.
- Khoảng hơn hai tuần, có lẽ vào cuối năm 1944, vua Duy Tân trở lại gặp tôi và các anh em Việt kiều, sinh viên.
- Tôi linh cảm như có một sự thay đổi trọng đại hơn ở vua Duy Tân, trọng đại gấp mấy lần sự thay đổi hình thức y phục..
- Vua Duy Tân cho biết rằng, ông được người Pháp giúp đỡ thành lập một đạo quân toàn người Việt Nam, với mục đích sẽ đi tiền phong trong cuộc hành quân tái chiếm Đông Pháp.
- Phần lớn quân số tiểu đoàn này là những lính thợ, lính khố đỏ, và một số ít người Việt Nam gia nhập kháng chiến ở Madagascar và các thuộc địa khác.
- Họ muốn dùng vua Duy Tân như một lá bài..
- Chính vua Duy Tân biết điều đó, nhưng lại chấp nhận hợp tác với người Pháp..
- Pháp đã để lộ ý định chia Việt Nam làm ba quốc gia tự trị trá hình, riêng biệt: Nam Việt, hay Cochinchine, thành một vương quốc do vua Duy Tân cai trị.
- Vua Duy Tân đề xướng ra phong trào cờ Tự Trị, dự định tổ chức các Việt kiều ở Pháp thiện cảm với ông thành một đảng.
- Tuy nhiên cái huyền thoại ngày xưa của ông cũng lôi cuốn được một số nhỏ, phần lớn là lớp lính thợ, lính khố đỏ hay Việt kiều gốc lính thợ ở lại lập nghiệp trên đất Pháp..
- Tôi cũng xin kể ra cái tình trạng của các Việt kiều ở Pháp trong thời gian này, để hiểu rõ hơn vì sau vua Duy Tân không qui tụ được đông đảo Việt kiều.
- Lúc bấy giờ Việt kiều tại các xưởng máy được đối xử thua thiệt vô cùng so với thợ thuyền Pháp đồng khả năng và nhiệim vụ.
- Muốn được đối xử và hưởng quyền lợi ngang hàng như thợ thuyền Pháp, thì người Việt Nam ở Pháp lúc bấy giờ có một cách gần như là duy nhất: gia nhập Tổng Liên Đoàn Lao Động Pháp (CGT).
- Tôi và các cha hiểu rõ tình trạng này, riêng tôi cố gắng hoạt động trong giới thợ thuyền Việt kiều ở Pháp khuyên họ gia nhập Liên đoàn Công nhân Công giáo..
- Về quyền lợi, nếu gia nhập Liên đoàn Công nhân Công giáo (CFTC), Việt kiều cũng sẽ được hưởng đồng đều như người Pháp, nhưng vì người Việt Nam thích a dua, và thấy đã có nhiều Việt kiều vào CGT, họ cũng gia nhập luôn cho tiện..
- Tôi nghe nhiều người đồn rằng phong trào Cờ Tự Trị của vua Duy Tân gặp nhiều trở ngại từ một tổ chức chính trị Việt Nam ở Pháp, có lẽ chi nhánh đảng Cộng sản Đông Dương.
- Trong các trại lính Việt Nam ở Pháp, những đảng viên Cờ Tự Trị có thể bị thủ tiêu rồi chôn ngay trong trại lính.
- Sau lần gặp gỡ vua Duy Tân nói trên, tôi không còn gặp gì ông nữa.
- Một buổi sáng tôi đang đọc sách trước phòng thì một anh sinh viên Việt Nam đến gõ cửa, trao cho.
- Thưa cha, vua Duy Tân tử nạn rồi..
- Nạn nhân được chú ý nhất trên máy bay là Vua Duy Tân.
- Trong quân đội Pháp, ở mọi ngành, đều có những đảng viên Cộng sản và cũng có một số lính thợ, lính gác Việt Nam.
- Giả thuyết thứ nhất được nhiều người nói đến là Cộng sản đã thủ tiêu vua Duy Tân, vì nhận thấy uy tín của ông sẽ gây trở ngại cho họ hơn là những nhân vật như Bảo Đại, Hàm Nghi.
- Vua Duy Tân là một yếu tố bất ngờ trong ván bài của Cộng sản.
- Họ không chắc hẳn vua Duy Tân ngoan ngoãn đầu hàng người Pháp, hay là vua Duy Tân còn có mưu mô nào..
- Giả thuyết thứ hai được nhắc đến lúc bấy giờ thì do những người thiện cảm với vua Duy Tân, đưa ra.
- Giả thuyết này nói rằng chính Pháp hãm hại vua Duy Tân, vì nhận thấy ngài tuyên bố hợp tác ngoài mặt, nhưng thâm tâm đã cí dự tính lúc được lên ngôi, sẽ tuyên cáo với quốc dân một nền độc lập hoàn toàn, đặt người Pháp trước một việc đã rồi rất khó xử..
- Cho đến nay bí mật về cái chết của vua Duy Tân vẫn còn hoàn toàn, và xem chừng lịch sử không còn chịu vén lên một lần nào nữa.
- Sau cái chết của vua Duy Tân, phong trào Cờ Tự Trị do ông sáng lập sống leo lét thêm vài tháng nữa rồi tan rã dần, không thấy ai nhắc lại nữa.
- chuyện vua Duy Tân bị quên lãng mau chóng.
- Bao nhiêu năm tù đày đã không dạy khôn được cho vua Duy Tân hay sao? Sự hợp tác với Pháp mà vua Duy Tân chọn là thựa tâm hay chỉ là chiến thuật, là thủ đoạn, là một lối hoãn binh chi kế? Có lẽ vì nhận xét vội về vua Duy Tân cho nên trong những tháng cuối cùng đời ông, tôi đã không tìm dịp làm thân và gặp gỡ nhiều.
- Lúc bấy giờ tôi lại chưa hề có ý nghĩ là những lời nói, những ý kiến của tôi có thể giúp ích gì cho vua Duy Tân.
- Tôi chưa có một dự tính nào về một vai trò cho mình trong lịch sử Việt Nam, hay cạnh những người có hy vọng làm lịch sử Việt Nam..
- Đôi lúc tôi tự hỏi nếu tôi giảng giải, khuyên ngăn, đưa ý kiến thì vua Duy Tân có thay đổi kế hoạch không, và lúc đó, lịch sử Việt Nam sẽ được viết lại như thế nào?.
- Một triều đại Duy Tân có khá hơn một triều đại Bảo Đại không? Đôi lúc nghĩ tôi không khỏi cảm thấy ân hận đã bỏ lỡ cơ hội, có lẽ vì sự ân hận do việc này gây ra, mà sau này có đôi lúc tôi làm việc có phần hăng hái, đối với một vài người làm chính trị và làm lịch sử

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt