« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn Trung học phổ thông.


Tóm tắt Xem thử

- XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
- Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN NGỮ VĂN).
- Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÂU HỎI MỞ TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
- Lí thuyết về hệ thống câu hỏi trong dạy học Ngữ văn ...8.
- Lí thuyết về hệ thống câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn ...9.
- Đặc điểm của môn Ngữ văn Trung học phổ thông (THPT.
- Khảo sát các ý kiến bàn bạc về đổi mới đánh giá đối với môn Ngữ văn.
- Việc xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn và trong đánh giá thi cử.
- Việc tiếp nhận câu hỏi mở của học sinh Trung học phổ thông.
- Ý nghĩa, tác dụng của việc xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn.
- Đánh giá sơ bộ về thực trạng sử dụng câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn hiện nay.
- Chương 2: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG ĐỀ MỞ, ĐÁP ÁN MỞ MÔN NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
- Phương hướng xây dựng hệ thống câu hỏi mở, đề mở trong dạy học Ngữ văn Trung học phổ thông.
- Vấn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng tiếp cận năng lực.
- Hệ thống đề mở, đáp án mở phải phù hợp thực tế dạy và học.
- Hệ thống câu hỏi mở, đề mở phải có đáp án mở ...43.
- Hệ thống câu hỏi mở, đề mở phải phát huy được năng lực vốn có.
- Hệ thống câu hỏi mở, đề mở phải tương thích các phương pháp dạy học tích cực.
- Hệ thống câu hỏi mở, đề mở phải mang tính sáng tạo.
- Xây dựng hệ thống đề mở, đáp án mở cho quá trình dạy học Ngữ văn (đánh giá thường xuyên và định kì.
- Xây dựng hệ thống đề mở, đáp án mở cho kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.
- Hệ thống đề mở, đáp án mở cho “phần đọc hiểu.
- Hệ thống đề mở, đáp án mở cho “phần viết bài văn.
- Thiết kế đề mở, đáp án mở thực nghiệm.
- Đánh giá kết quả thực nghiệm.
- Đổi mới quy trình, chương trình đào tạo và phương pháp dạy học (PPDH) là những vấn đề thời sự của tất cả hệ thống giáo dục.
- Rất nhiều các PPDH mới được thử nghiệm nhằm đào tạo những người lao động có bản lĩnh, có năng lực chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng thích ứng với những đổi thay của xã hội hiện đại… Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động tập thể để tự phát hiện, tự giải quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống được quan tâm hơn lúc nào hết.
- Trong dạy học Ngữ văn, việc xây dựng hệ thống câu hỏi, đặc biệt là câu hỏi mở là một đòi hỏi quan trọng, quyết định lớn đến chất lượng dạy và học.
- Câu hỏi mở giúp cho học sinh (HS) chiếm lĩnh tác phẩm, hình thành ở các em một phương pháp tự tìm hiểu, phám phá, liên hệ, cảm nhận tác phẩm văn chương.
- đồng thời, câu hỏi mở còn có vai trò trong khâu cuối cùng của quá trình dạy học – khâu kiểm tra đánh giá (KTĐG) kết quả học tập..
- Muốn đào tạo những con người chủ động, sáng tạo, bản lĩnh, dạy học nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng cần phải đổi mới PPDH, không thể duy trì phương pháp truyền thống, áp đặt, cung cấp kiến thức nặng nề.
- Đã đến lúc dạy học cần một phương pháp khoa học.
- Dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông cần lấy hoạt động của HS làm trung tâm.
- Để đạt được hiệu quả, một giờ dạy học Ngữ văn cần có sự chuẩn bị và hoạt động của cả thầy và trò.
- Khi ấy, việc xây dựng hệ thống câu hỏi mở được quan tâm bàn bạc và áp dụng.
- Khi đã có kĩ năng giải quyết các câu hỏi mở trong các giờ đọc văn, HS sẽ thành thục trong việc giải quyết đề văn ra theo hướng mở.
- Đề mở giúp nâng.
- Đây cũng là biện pháp nâng cao chất lượng môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông và đánh giá đúng thực chất kết quả học tập cũng như tự học của HS..
- Muốn xây dựng và áp dụng được hệ thống câu hỏi mở vào quá trình dạy học đòi hỏi phẩm chất của người GV.
- Họ phải là những người tổ chức, dẫn dắt, điều khiển quá trình dạy học.
- Trong đó, kĩ năng đặt câu hỏi mở là một kĩ năng quan trọng..
- Câu hỏi mở, đề mở trong dạy học Ngữ văn không phải là vấn đề hoàn toàn mới nhưng trong quan niệm của người dạy và cả xã hội ngày nay còn nhiều vấn đề cần bàn bạc.
- GV còn lúng túng trong việc xác định câu hỏi như thế nào là mở, đáp án ra sao là phù hợp.
- Về phần dư luận xã hội, họ băn khoăn tính giáo dục hay độ công bằng trong đánh giá thi cử khi áp dụng đề mở.
- Khi ấy câu hỏi mở, đề mở phải thực sự có hiệu quả khi sử dụng trong giờ dạy học Ngữ văn, phù hợp với nhu cầu học và tích lũy tri thức, kĩ năng của HS.
- Hệ thống câu hỏi mở sẽ đặt người học vào những “ tình huống có vấn đề”, đòi hỏi HS phải trau dồi khả năng tự tư duy, liên hệ, khám phá, sáng tạo.
- Mấy năm trở lại đây, việc xây dựng câu hỏi mở, đề mở đã được sự quan tâm, áp dụng của các nhà sư phạm nhiều cấp.
- Thực tế, trong giờ dạy học Ngữ văn, giáo viên đã có ý thức đưa ra những câu hỏi có tính sáng tạo nhưng phần nhiều còn ngẫu hứng, tản mạn.
- Vì thế tính định hướng của những câu hỏi này chưa cao và chưa đạt kết quả mong muốn..
- Vấn đề câu hỏi mở gần đây đã được các nhà nghiên cứu khoa học quan tâm bàn đến và đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này.
- Ở nước ta đã có một cuốn sách và hai cuốn luận án làm riêng về hệ thống câu hỏi trong dạy học văn như “ Câu hỏi trong giảng văn” (Trương Dĩnh), “Hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa Văn học.
- Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Quang Cương), “Câu hỏi nêu vấn đề trong giờ giảng văn.
- Bên cạnh đó còn có những bài báo, cuốn tạp chí về đề mở, câu hỏi mở như tập “Đề mở, đáp án mở” của Tạp chí Văn học tuổi trẻ và cuốn “Hệ thống đề mở Ngữ văn” (Đỗ Ngọc Thống chủ biên)..
- Nhưng chưa có ai bàn riêng đến việc xây dựng câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn Trung học phổ thông (THPT)..
- Trong chương trình Ngữ văn THPT, câu hỏi mở, đề mở không chỉ được sử dụng trong các giờ dạy học Ngữ văn mà còn được sử dụng trong các kì kiểm tra định kì, kì thi Tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng, thi chọn học sinh giỏi các cấp.
- Vì thế, việc xây dựng câu hỏi mở, đề mở sao cho có hiệu quả là mục tiêu cần đạt tới của giáo dục phổ thông nói chung và môn Ngữ văn nói riêng..
- Xuất phát từ những lí do trên và từ thực tiễn dạy học môn Ngữ văn của người viết, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn Trung học phổ thông” cho luận văn thạc sĩ của mình nhằm góp thêm tiếng nói về vấn đề đổi mới PPDH Ngữ văn ở phổ thông..
- Những năm gần đây do yêu cầu đổi mới PPDH, GV Ngữ Văn các cấp đã được bồi dưỡng nhiều tri thức về việc xây dựng câu hỏi mở, ra đề, đáp án mở nhằm áp dụng vào dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông.
- Bên cạnh đó cũng có một số công trình nghiên cứu, các tạp chí, bài viết định hướng việc xây dựng câu hỏi mở.
- Các tác giả, trong chuyên luận của mình, khi nói về vấn đề đổi mới PPDH và đổi mới KTĐG trong dạy học môn Ngữ văn, đều không bỏ qua hoạt động xây dựng câu hỏi mở nhằm tổ chức học sinh đọc hiểu văn bản Ngữ văn và đáp ứng những kì kiểm tra thi cử.
- Trong cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể (Nhà xuất bản (NXB) Đại học Sư phạm, 2006), PGS - TS Nguyễn Viết Chữ đã xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề câu hỏi trong dạy học văn.
- Từ đó, tác giả đề ra những yêu cầu của việc xây dựng câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chương và xác lập một hệ thống câu hỏi cảm thụ để dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông Việt Nam.
- Ở chuyên luận này, tác giả nối tiếp quan điểm của các nhà sư phạm Nga đã vận dụng linh hoạt hệ thống câu hỏi cảm thụ để dạy học tác phẩm văn chương.
- Ông đưa ra những yêu cầu cho việc đặt câu hỏi trong quá trình dạy học và vận dụng cách thức đặt câu hỏi cho những thể loại văn học tiêu biểu..
- Còn trong công trình nghiên cứu chuyên biệt về hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa Văn học của Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương mang tên Câu hỏi và bài tập