« Home « Kết quả tìm kiếm

Chủ tịch Hồ Chí Minh-anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn


Tóm tắt Xem thử

- CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH.
- ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC NHÀ VĂN HÓA LỚN.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong thời buổi dân tộc Việt Nam đang sống trong lầm than tủi nhục dưới ách thống trị của đế quốc Pháp.
- Sứ mệnh lịch sử đặt ra cho dân tộc, cho mỗi người Việt Nam yêu nước, cũng như các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới lúc bấy giờ là tìm ra phương sách để cứu nước, cứu dân.
- Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, phủ nhận thuyết trung quân, cho rằng: “Ái Quốc là ái dân”.
- Từ thuở niên thiếu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất của cha anh, tiếp thu nền văn hóa lâu đời của dân tộc và tinh hoa văn hóa phương Đông.
- Đồng thời Người lại được hưởng nền giáo huấn yêu nước và gần dân của gia đình cũng như nền văn hóa và truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất.
- Vốn có tư chất thông minh, linh khiếu chính trị sắc sảo, tư duy độc lập sáng tạo, với ý chí và nghị lực phi thường, Người quyết chí sang phương Tây để tìm hiểu sự thật về nước Pháp, về Chủ nghĩa thực dân Pháp đang trực tiếp thống trị Việt Nam và mong muốn tìm ra con đường cứu nước, cứu dân..
- Nguyễn Ái Quốc sang Pháp, nhưng không chỉ dừng lại ở Pháp mà Người tiếp tục hành trình qua nhiều nước, nhiều châu lục trên thế giới và Người tìm ra một sự thật rất mới đối với mình đó là: Ở khắp các châu lục, dù ở các nước giàu mạnh hay các nước thuộc địa và phụ thuộc, đâu đâu cũng có những người cùng khổ bị áp bức, bóc lột và những tập đoàn thống trị sống bằng bóc lột và áp bức..
- trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của đại cách mạng Tư sản Pháp 1789.
- Người còn thông hiểu nhiều ngoại ngữ và đã tiếp thu được những tinh hoa của nhiều nền văn hóa trên thế giới.
- Trong con mắt bạn bè quốc tế: “Nguyễn Ái Quốc là một con người kiệt xuất trong nhiều lĩnh vực, một con người uyên bác”.
- Năm 1923, sau khi tiếp xúc với Nguyễn Ái Quốc, nhà thơ Nga Ô-xíp Man-đen-xtan đã đưa ra lời nhận xét:“Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một nền văn hóa, không phải là nền văn hóa châu Âu mà có lẽ là nền văn hóa tương lai của nhân loại”..
- Trải qua sự lao động, học tập miệt mài và đặc biệt qua nghiên cứu tổng kết các cuộc Cách mạng tiêu biểu trên thế giới trong suốt hơn 150 năm qua, Nguyễn Ái Quốc dần dần hình thành một luận điểm:.
- Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng con người, giải phóng nhân loại.
- Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng trên con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, đó là vào tháng 7 năm 1920, khi Người được đọc bản “Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”.
- Và Người đã tìm thấy con người cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam cũng như các dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới.
- Người đã rút ra kết luận quan trọng: “Trong thời đại ngày nay muốn cứu nước và giải phóng các dân tộc thuộc địa không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”.
- Tìm ra con đường cứu nước là công lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
- Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, Người đã vận dụng sáng tạo và không ngừng củng cố các nhân tố, đảm bảo đưa sự nghiệp Cách mạng của nhân dân ta tới thắng lợi.
- Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quây quần đoàn kết quanh Người và Đảng do Người sáng lập rèn luyện, sau hơn nửa thế kỷ đấu tranh, dân tộc Việt Nam từ thân phận một dân tộc nô lệ mất nước trở thành một dân tộc tự do độc lập.
- Đất nước Việt Nam từ chỗ bị chia cắt trở thành thống nhất.
- Xã hội Việt Nam từ chỗ là một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, lạc hậu đã bước những bước đầu tiên trên con đường văn minh hiện đại xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con người.
- Việt Nam từ xứ mất tên.
- trên bản đồ thế giới đã trở thành một thành viên có uy tín trong phong trào giải phóng dân tộc và trong cộng đồng quốc tế đã có những đóng góp xứng đáng vì sự phát triển tiến bộ của loài người..
- Hồ Chí Minh không chỉ yêu quý dân tộc mình, nhân dân các dân tộc Việt Nam mà Người luôn dành cho nhân dân các dân tộc bị áp bức, nhân dân lao động toàn thế giới một lòng nhân ái bao la.
- Trong Tuyên ngôn độc lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945, Người khẳng định:.
- “Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
- Người tích cực tham gia hoạt động trong phong trào đấu tranh giải phóng các dân tộc trên thế giới.
- Và trong khi lãnh đạo Cách mạng Việt Nam đến những thắng lợi lịch sử, Người cũng đồng thời là một trong những vĩ nhân khai phá ra con đường giải phóng các dân tộc.
- Trong diễn văn khai mạc hội thảo quốc tế nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/1990 do UNESCO tổ chức tại Hà Nội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh: “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần cùng với loài người loại trừ một trở lực to lớn trên con đường tiến lên thế giới văn minh, xóa đi một vết nhơ trong lịch sử là chế độ thuộc địa”..
- Chúng ta nhận thấy sự nhất quán đến kỳ lạ ở con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trải qua biết bao biến thiên của lịch sử, sự kết hợp hài hòa nhiều phong thái rất khác nhau trong một con người vừa dân tộc, vừa quốc tế, vừa rất mực nhân từ, vừa triệt để cách mạng.
- Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh không mệt mỏi cho quyền độc lập của dân tộc Việt Nam cho các dân tộc bị áp bức và người lao động trên toàn thế giới mà Người còn có đóng góp đặc biệt xuất sắc trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục… Hồ Chí Minh là người đặt nền móng đầu tiên cho báo chí cách mạng Việt Nam, Người sáng lập ra nhiều tờ báo cách mạng và là chủ bút của nhiều bài báo.
- Những bài báo do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong suốt hơn 50 năm bằng nhiều thứ tiếng khác nhau được đăng tải trên nhiều báo và tạp chí thế giới là một di sản rất quý báu.
- Di sản ấy mãi mãi góp phần lên án tội ác, thức tỉnh lương tri, soi sáng đường đi và dẫn dắt con người, không phân biệt màu da, tiếng nói, đồng cảm với nhau gắn bó với nhau cùng tiến lên con đường giải phóng.
- Hồ Chí Minh đã để lại một tấm gương không bao giờ cũ trong việc dùng báo chí đấu tranh cho công lý, dũng cảm vạch măt tội ác đồng thời biểu dương người tốt, việc tốt.
- Hồ Chí Minh là người khai sinh cho nền giáo dục mới ở Việt Nam đó là nền giáo dục “dân tộc, khoa học và đại chúng”.
- Nền giáo dục Việt Nam đáng tự hào với thành tích từ chỗ hơn 90% dân số không biết đọc, biết viết, bị tước đoạt nô dịch về văn hóa trở thành một dân tộc đi đầu thế giới về xóa nạn mù chữ, có nền giáo dục phát triển rộng khắp.
- Điều căn bản là Hồ Chí Minh đã nâng con người từ tận cùng của đau thương, tăm tối, vùng lên đứng dậy làm người và giáo dục vĩ đại Hồ Chí Minh đã để lại tấm gương trong sáng của người thầy “nói đi đôi với làm”..
- Trong sự nghiệp cách mạng và di sản văn hóa của Người toát lên một lòng nhân ái bao la, thương yêu, tôn trọng, tin cậy con người.
- Sự nghiệp và di sản văn hóa ấy mang khát vọng của con người, mong muốn được giải phóng, được không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa, được thương yêu nhau trong hòa bình, độc lập dân chủ và tiến bộ xã hội..
- Một chủ nghĩa nhân văn sâu rộng và quán xuyến - đó chính là đặc trưng văn hóa Hồ Chí Minh.
- Đó cũng là đặc trưng của nền văn hóa của tất cả các dân tộc, đặc trưng của văn hóa lớn đã dâng hiến cả trí tuệ và trái tim cho sự nghiệp cao cả: Chinh phục vũ trụ vì mục đích hòa bình, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, chống bệnh tật hiểm nghèo, chống lại áp bức bóc lột… Tóm lại là cải tạo thiên nhiên và xã hội, vì hòa bình và hạnh phúc con người..
- Ghi nhận những đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh trong phong trào giải phóng dân tộc và những đóng góp đặc biệt xuất sắc của Người trên lĩnh vực văn hóa, năm 1987 Tổ chức giáo dục, khoa học, văn hóa Liên hợp quốc UNESCO đã suy tôn Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc và là nhà Văn hóa lớn”.