Hiệu quả hoạt động thể lực trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú

Nguyễn Thị Tâm, Phạm Thắng, Vũ Thị Thanh Huyền

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu can thiệp được tiến hành tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh và Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Bệnh nhân đái tháo đường ngoại trú được phân nhóm ngẫu nhiên: (1) nhóm can thiệp: nhận chương trình can thiệp về hoạt động thể lực (hoạt động thể lực) (sử dụng máy đếm bước chân, ghi nhật kí hoạt động thể lực); (2) nhóm chứng: nhận điều trị cơ bản theo khuyến cáo. Glucose, HbA1c, HOMA-IR, HOMA-β, lipid máu, chỉ số khối cơ thể, huyết áp, sự phù hợp về tuần hoàn hô hấp được xác định để đánh giá hiệu quả của hoạt động thể lực. Nghiên cứu trên 64 bệnh nhân đái tháo đường, tuổi trung bình 58,7 ± 7,1 tuổi trong thời gian 06 tháng. Can thiệp hoạt động thể lực giúp làm giảm Glucose máu 1,6mmol/l. Nhóm can thiệp có giảm HBA1c 0,94%, trong khi chỉ số này tăng nhẹ ở nhóm chứng. Nhóm can thiệp có tình trạng giảm kháng insulin có ý ngĩa thống kê với p< 0,05. Can thiệp hoạt động thể lực cho thấy hiệu quả góp phần kiểm soát được Glucose máu và giảm được sự kháng insulin.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. American Diabetes Association. 14. Diabetes care in the hospital: standards of medical care in diabetes-2018. 2018; 41(Supplement 1): S144-S151.
2. Mathers C, Stevens G, Mascarenhas M. Global health risks: mortality and burden of disease attributable to selected major risks. World Health Organization; 2009.
3. Breslow RA, Ballard-Barbash R, Munoz K, Graubard BIJCE, Biomarkers P. Long-term recreational physical activity and breast cancer in the National Health and Nutrition Examination Survey I epidemiologic follow-up study. 2001; 10(7): 805-808.
4. Pollock KMJJocp. Exercise in treating depression: broadening the psychotherapist’s role. 2001; 57(11): 1289-1300.
5. Vuori IMJM, Sports Si, Exercise. Dose–response of physical activity and low back pain, osteoarthritis, and osteoporosis. 2001.
6. Wing RR, Hill JOJAron. Successful weight loss maintenance. 2001; 21(1): 323-341.
7. Rissardi GdGL, Cipullo JP, Moreira GC, et al. Prevalence of Physical Inactivity and its effects on blood pressure and metabolic parameters in a Brazilian urban population. 2018; 31: 594-602.
8. Zitkus BSJTNP. Update on the American Diabetes Association standards of medical care. 2014; 39(8): 22-32.
9. Yavari A, Najafipoor F, Aliasgarzadeh A, Niafar M, Mobasseri MJBoS. Effect of aerobic exercise, resistance training or combined training on glycaemic control and cardiovascular risk factors in patients with type 2 diabetes. 2012; 29(2): 135.
10. Nguyễn Ngọc Tâm. Đánh giá hiệu quả hoạt động thể lực ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 mới phát hiện năm 2014, Trường Đại Học Y Hà Nội; 2014.
11. Đỗ Trung Quân. Bệnh nội tiết chuyển hóa. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam; 2011.
12. Nguyễn Đức Hoan. Nghiên cứu rối loạn lipid máu, kháng insulin và tổn thương một số cơ quan ở người có rối loạn glucose lúc đói, trường đại học Y Hà Nội; 2008.
13. Adler A, Levy J, Matthews D, Stratton I, Hines G, Holman RJDm. Insulin sensitivity at diagnosis of Type 2 diabetes is not associated with subsequent cardiovascular disease (UKPDS 67). 2005; 22(3): 306-311.
14. Huyen V, Phan D, Thang P, Hoa N, Östenson CJH, research m. Antidiabetic effect of Gynostemma pentaphyllum tea in randomly assigned type 2 diabetic patients. 2010; 42(05): 353-357.