Văn mẫu lớp 9: Dàn ý bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (8 mẫu) Lập dàn ý Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

TOP 8 Dàn ý bài thơ Mùa xuân nho nhỏ hay nhất, giúp các em học sinh có thêm nhiều ý tưởng mới để lập dàn ý cho bài văn phân tích, cảm nhận, phân tích 2 khổ đầu, cảm nhận khổ 4 & 5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ... đầy đủ những ý quan trọng.

Mùa xuân nho nhỏ

Sau khi lập xong dàn ý, các em dễ dàng lập luận, triển khai thành bài văn hoàn chỉnh, với đầy đủ những ý quan trọng. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. Mời các em cùng theo dõi bài viết để ngày càng học tốt môn Văn 9:

Dàn ý Phân tích Mùa xuân nho nhỏ

1. Mở bài

  • Giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của tác giả Thanh Hải.

2. Thân bài

a. Ý nghĩa nhan đề:

  • Mùa đầu tiên trong một năm, với sự tươi đẹp, tràn trề sức sống của đất trời
  • Nghĩa bóng chỉ phần tuổi trẻ đẹp đẽ nhất của mỗi con người, hoặc cũng là để chỉ phần đẹp đẽ nhất trong tâm hồn con người. Hai từ “mùa xuân” đứng bên cạnh từ “nho nhỏ” thể hiện thái độ khiêm nhường, và vô cùng chân thành của nhà thơ.

b. Khổ thơ đầu: mùa xuân của thiên nhiên

  • Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, thanh mát với những gam màu sắc hài hòa cộng hưởng với âm thanh vang vọng rộn rã báo hiệu một mùa xuân rất sống động, trẻ trung.
  • “Dòng sông xanh”, “bông hoa tím biếc” => Bút pháp chấm phá cổ điển, gợi mà không tả, mở ra khung cảnh mùa xuân xinh đẹp, thanh bình, tươi sáng vô cùng.
  • Tiếng chim chiền chiện, thể hiện sự chuyển động linh hoạt, cùng sự náo nhiệt trong khung cảnh mùa xuân.

c. Khổ thơ thứ 2 và 3: Mùa xuân của đất nước

  • Mùa xuân của đất nước được tạo nên từ hai nhiệm vụ cơ bản ấy là nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của “mùa xuân người cầm súng” và nhiệm vụ xây dựng đất nước của “mùa xuân người ra đồng”.
  • Hình ảnh “lộc”: tượng trưng cho những thành quả tốt đẹp, với người lính là sự tự do, độc lập, hạnh phúc của dân tộc, thì thành quả gắn với người lao động chính là sự ấm no, sung túc, giàu có, là sự đổi mới là sức xuân đang dâng trào mãnh liệt trên quê hương.
  • Mùa xuân của đất nước đã được dựng lên từ cuộc đời, từ mùa xuân của biết bao nhiêu thế hệ đi trước, có vất vả, có gian lao.
  • Phép so sánh “Đất nước như vì sao” còn thể hiện lòng tự hào, yêu thương của Thanh Hải với dải đất hình chữ S, nâng tầm Tổ quốc sánh ngang với tầm vóc vũ trụ, đẹp đẽ, rực rỡ và vĩ đại, khiến người người thiết tha ngưỡng mộ, tự hào.

d. Khổ thơ 4 và 5: Ước vọng của nhà thơ:

  • Mong ước được làm chim, làm hoa, làm một nốt trầm để góp thêm vào vẻ đẹp của mùa xuân cuộc đời.

=> Ước vọng của nhà thơ Thanh Hải thật giản đơn, thật khiêm nhường, sự chân thành tuyệt đối, thể hiện lòng yêu cuộc đời tha thiết, mãnh liệt, thể hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của một thi nhân đã ở tuổi gần đất xa trời, nhưng tâm hồn vẫn trong trẻo và xuân sắc vô cùng.

3. Kết bài

  • Nêu cảm nhận cá nhân.

Dàn ý cảm nhận bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

I. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Thanh Hải và bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ".
  • Cảm nhận chung về bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ".

II. Thân bài

1. Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên

- Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong tưởng tượng của tác giả:

  • Các hình ảnh đặc trưng của mùa xuân: hoa tím, sông xanh, bầu trời cao rộng
  • Âm thanh tiếng chim chiền chiện.
  • Giọt long lanh: hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác độc đáo.

=> Tác giả say đắm trong mùa xuân của thiên nhiên đất trời với tâm thế đón nhận trân trọng

2. Cảm xúc trước mùa xuân của đất nước

  • Hình ảnh lộc xuân trên “nương mạ”: cuộc sống lao động xây dựng đất nước của lực lượng sản xuất.
  • Hình ảnh người cầm súng: niềm tin vào ngày mai hòa bình.
  • Từ láy “hối hả” và “xôn xao”: thể hiện nhịp sống lao động khẩn trương vội vã nhưng nhộn nhịp, vui vẻ kết hợp hài hòa với nhau.
  • Đất nước được so sánh với những hình ảnh đẹp đẽ, kì vĩ.
  • Nhắc nhở mọi người nhớ về những tháng ngày gian khổ trong chiến đấu, cách mạng
  • Phụ từ “cứ” kết hợp với động từ “đi lên” thể hiện quyết tâm cao độ, hiên ngang tiến lên phía trước dù khó khăn gian khổ.

=> Sự lạc quan tin tưởng của nhà thơ ca ngợi sức sống, sự vươn lên mạnh mẽ của đất nước, dân tộc cho dù trước mắt trải qua nhiều khó khăn, gian khổ

3. Mong ước được cống hiến của nhân vật trữ tình

  • Điệp ngữ “ta” kết hợp với các hình ảnh “con chim hót, một nhành hoa, nhập vào hòa ca”: hòa nhập giữa cái riêng và cái chung.
  • Hình ảnh ẩn dụ “mùa xuân nho nhỏ”: thể hiện khát vọng được cống hiến và sống ý nghĩa được thể hiện một cách thiết tha.
  • Điệp ngữ “dù” kết hợp với “tuổi hai mươi” - còn trẻ, “khi tóc bạc” - già dặn: khát vọng được cống hiện trọn đời.
  • Khát vọng sống với tình yêu quê hương, đất nước: xin được hát câu Nam ai, Nam bình để đón mùa xuân, ca ngợi mảnh đất Huế mộng mơ.

III. Kết bài

  • Đánh giá về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.

Dàn ý Phân tích 2 khổ thơ đầu Mùa xuân nho nhỏ

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Thanh Hải, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và dẫn dắt vào hai khổ thơ đầu tiên.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Khổ thơ thứ nhất

Hai câu thơ đầu: một bông hoa tím biếc đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như ngọc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương. Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống.

→ Cảnh vật mùa xuân bình dị, giản đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng.

Hai câu thơ tiếp: âm thanh của con chim chiền chiện hót vang trời làm xao xuyến cả đất trời, cả tâm hồn của người thi sĩ bằng những từ ngữ cảm thán như “ơi, hót chi”. Cả bầu không gian tĩnh lặng giờ đây trở nên sôi động, tưng bừng sức sống. Âm thanh tiếng chim hót tưởng chừng như nhỏ bé nhưng trong cái tĩnh lặng, nó như bao quát cả đất trời.

Hai câu thơ cuối: tiếng chim không chỉ ngân vang trên không trung và đất trời mà giờ đây nó đã cô đọng thành giọt, có hình thù, kích thước nhất định, cách chuyển đổi cảm giác này tưởng chừng vô lí nhưng lại rất hợp lí, làm nổi bật khung cảnh mù xuân với dòng sông, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện cùng người thi sĩ khiến cho bức tranh trở nên bình dị mà vẫn tươi đẹp.

b. Khổ thơ thứ hai

“Lộc” ở đây có thể hiểu là sức mạnh dân tộc, “lộc trải dài nương mạ” là sự hối hả xôn xao cho một mùa màng mới, cho đồng ruộng vẫn mãi mãi bạt ngàn một màu xanh.

“Người cầm súng và “người ra đồng” là hai lực lượng chính dựng xây Tổ quốc. Đây là mùa xuân trách nhiệm gắn với ý thức bảo vệ dân tộc. Người ra trận phải đổ máu, người ra đồng phải đổ mồ hôi nước mắt. Máu, mồ hôi, nước mắt của nhân dân ta đã góp phần giữ lấy mùa xuân mãi mãi của dân tộc.

Từ “cứ” đặt đầu câu thơ như một sự khẳng định, thể hiện một chân lí đơn giản mà thiêng liêng. Có thể nói bao nỗi nhọc nhằn, đắng cay của dân tộc được đáp lại bằng những mùa xuân tiếp nối vô tần.

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ đồng thời nêu cảm nghĩ về giá trị của tác phẩm.

Dàn ý phân tích 3 khổ thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Thanh Hải và tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ.
  • Giới thiệu về 3 khổ thơ đầu của tác phẩm: mùa xuân của thiên nhiên và mùa xuân đất nước, con người.

2. Thân bài

a. Khổ 1: Mùa xuân của thiên nhiên

- Hình ảnh:

  • "dòng sông xanh": thiên nhiên trong lành, tươi đẹp
  • "bông hoa tím biếc": sức sống tràn đầy
  • "Con chim chiền chiện, hót vang trời ": âm thanh rộn ràng, náo nhiệt báo hiệu xuân về

=> Bức tranh xuân thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống .

- Tâm trạng của tác giả: trân trọng, nâng niu sự sống: "đưa tay hứng"

=> Tác giả say đắm trong mùa xuân của thiên nhiên, đất nước với tâm thế đón nhận, trân trọng từng sự sống của thiên nhiên.

b. Khổ 2 + 3: Mùa xuân của đất nước, con người

- Hình ảnh:

  • Người cầm súng: người trực tiếp chiến đấu bảo vệ đất nước
  • Người ra đồng: người trực tiếp sản xuất ra lương thực phục vụ cho cuộc sống của con người.

- Tác giả nhắc đến người cầm súng và người ra đồng vì đây là hai đối tượng chính phục vụ cho đất nước .

- Hình ảnh "lộc" là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả bởi vì lộc ở đây không phải là những chồi non của cây lá mà với tác giả:

  • Những cành lá ngụy trang gài trên lưng những người cầm súng chính là lộc của mùa xuân: đi bảo vệ tổ quốc, người chiến sĩ như mang cả mùa xuân cho đất nước.
  • Những nương mạ xanh non của người ra đồng cũng chính là lộc của mùa xuân, lộc trải dài nương mạ họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.

- Từ những cảm nhận về mùa xuân của con người, nhà thơ chuyển ngòi bút của mình sang cảm nhận mùa xuân của đất nước.

- Hình ảnh "Ðất nước bốn nghìn năm/Vất vả và gian lao": gợi lại cả một quá trình đất nước đã phải trải qua biết bao đau khổ, gian nan để có được cuộc sống tự do như ngày hôm nay.

- Cách so sánh: "Đất nước như vì sao/Cứ đi lên phía trước": cho thấy niềm tin tưởng tuyệt đối của tác giả vào sự phát triển hưng thịnh, đi lên của đất nước .

c. Đánh giá

- Với ba khổ thơ đầu, tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đầy tươi đẹp, rộn ràng, qua đó cũng thể hiện tình yêu quê hương tha thiết và muốn gắn bó, được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

3. Kết bài

  • Khẳng định giá trị của ba đoạn thơ
  • Khẳng định tình cảm yêu mến thiên nhiên, yêu mến quê hương, đất nước của tác giả

Dàn ý phân tích khổ thơ 4, 5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

  • Thanh Hải là một nhà thơ hiện đại, trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
  • Mùa xuân nho nhỏ là tác phẩm được viết vào những ngày cuối đời của ông, thể hiện khát vọng được hiến dâng cho đời.

- Khái quát khổ 4 5: Hai khổ thơ thể hiện ước vọng được hòa nhập vào cộng đồng, được hiến dâng cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của dân tộc.

2. Thân bài

* Khái quát bài thơ

  • Hoàn cảnh sáng tác: tác giả sáng tác bài thơ Mùa xuân nho nhỏ khi đang nằm trên giường bệnh. Lúc này, đất nước đã được thống nhất và đang bước vào giai đoạn xây dựng cuộc sống mới nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.
  • Nội dung cả bài: bài thơ là tiếng lòng, là những lời tâm sự và là mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của tác giả cho mùa xuân của đất nước.

* Phân tích khổ 4

- Nội dung chính của khổ 4: khát vọng được hòa nhập, được mang đến niềm vui cho đời:

Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến

- Khổ thơ sử dụng phép điệp từ với từ “ta làm” cùng nhịp thơ nhanh, dồn dập => Thể hiện khát vọng mãnh liệt được cống hiến của thi nhân.

  • Làm con chim hót: góp tiếng hót, âm thanh tươi mới, hân hoan cho đời.
  • Làm một cành hoa: góp hương thơm, sắc thắm cho đời, điểm tô cho cuộc sống.

=> Đó là những ước mơ vô cùng nhỏ bé, đơn sơ, tô điểm cho mùa xuân của đất nước.

+ Một nốt trầm: một âm trầm, không ồn ào, không nổi bật, không cao điệu, chỉ âm thầm lặng lẽ nhập vào khúc ca đón mừng xuân về của nhân dân.

- Tác giả sử dụng đại từ “ta” chính là muốn nói đây không phải chỉ là tâm niệm riêng của ông, mà nó còn là khát vọng chung của một dân tộc.

=> Kết luận: Khổ thơ 4 đã thể hiện rõ nét khát vọng được nhập vào cuộc đời, được cống hiến một phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, nguyện vì sự phồn vinh của dân tộc mà hi sinh mình. Đây chính là tâm niệm cao đẹp, đáng quý của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã sống trọn nhịp thở với đất nước, với quê hương.

* Phân tích khổ 5

- Nội dung chính của khổ 5: ước nguyện được cống hiến chân thành, tha thiết, không kể tuổi tác:

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

  • “Mùa xuân nho nhỏ” là một hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời của mỗi con người, thể hiện cho mỗi một sự cống hiến thầm lặng => Tác giả muốn được góp một phần công sức nhỏ bé của mình để điểm tô cho mùa xuân vĩ đại của đất nước.
  • Tác giả đã sử dụng các từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ”, đây là một cách nói khiêm tốn và chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi luôn muốn góp vào lợi ích chung của dân tộc.

=> Tác giả có một cách sống thật đẹp, đó là một lẽ sống cống hiến khiêm tốn, lặng lẽ, âm thầm, không mong cầu được tôn vinh.

  • Điệp ngữ “dù là” thể hiện thái độ tự tin, cứng cỏi trước mọi khó khăn của cuộc đời.
  • “Tuổi hai mươi”, “khi tóc bạc”: sự cống hiến âm thầm bất kể tuổi tác, bất kể thời gian, bất kể khi còn hăng hái hay đã sắp cạn sức lực, vẫn muốn đóng góp mọi thứ của mình cho sự nghiệp chung.

=> Đây chính là lợi tự nhủ bản thân phải kiên trì, phải quật cường dẫu cho thời gian có thể cướp đi sức trẻ của con người, để có thể mãi là một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân lớn của quê hương.

=> Tác giả đã vượt lên cả bệnh tật, tuổi già bằng một niềm yêu đời tha thiết, mãnh liệt để luôn hướng mình đến lối sống có ích cho đời. Đó là một ý thức cao đẹp, ý thức trách nhiệm với quê hương, đất nước, là một khát vọng sống mãnh liệt để mãi được cống hiến, là một ý thức bất diệt trong tâm hồn của tác giả.

3. Kết bài

  • Khái quát lại nội dung khổ 4 5 trong bài thơ và nêu cảm nhận của bản thân

Dàn ý cảm nhận khổ thơ 4, 5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

1. Mở bài

  • Giới thiệu về Thanh Hải và khổ 4, 5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

2. Thân bài

a. Khổ 4:

- Điệp ngữ "ta làm" nhấn mạnh sự chủ động của chủ thể đồng thời cho thấy được sự khát khao và bản lĩnh muốn dâng hiến cho đời.

- Những nguyện ước giản đơn: "con chim hót"; "một nhành hoa" thật đáng trân quý biết bao:

  • Là một chú chim nhỏ được bay tự do trên bầu trời bình yên, mang đến âm sắc rộn rã cho cuộc đời.
  • Là nhành hoa nhỏ toả sắc hương, điểm tô thêm cho vẻ đẹp của đất nước.
  • Là một nốt nhạc "trầm" góp vào bản giao hưởng chung của cuộc đời, đất nước.

→ Khát khao mãnh liệt, đẹp đẽ của nhà thơ, mong muốn được hòa mùa xuân nhỏ của mình để góp phần làm nên mùa xuân lớn của đất nước.

b. Khổ 5:

  • Mỗi cuộc đời là mỗi mùa xuân, nhà thơ cũng muốn cống hiến mùa xuân của mình, góp mùa xuân ấy vào mùa xuân rộng lớn
  • Dù nhỏ bé nhưng là duy nhất bởi mỗi người đều có mùa xuân riêng
  • Tác giả chọn cho mình cách cống hiến âm thầm "lặng lẽ dâng cho đời", chỉ lặng lẽ thôi nhưng nó sẽ làm đẹp cho đời -> sự hi sinh thầm lặng đáng ngưỡng mộ
  • Điệp từ "dù là" đặt ở đầu hai câu thơ như một lời hứa, một lời khẳng định, một lời tự nhủ sắt son sẽ luôn luôn cống hiến dù là khi còn trẻ hay lúc đã về già.

3. Kết bài

  • Cảm nghĩ về khổ thơ.

Dàn ý Phân tích khổ 1 bài Mùa xuân nho nhỏ

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Thanh Hải, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và khổ thơ đầu tiên.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

Hai câu thơ đầu: Khung cảnh mùa xuân được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Chỉ đơn giản là một bông hoa tím đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như ngọc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương. Bức tranh ấy lại càng đẹp hơn, có “hồn” hơn khi cái màu tím được tô đậm lên thành “tím biếc”. Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống.

→ Cảnh vật mùa xuân bình dị, giản đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng.

Hai câu thơ tiếp: Không chỉ có hình ảnh mà còn có âm thanh của con chim chiền chiện hót vang trời làm xao xuyến cả đất trời, cả tâm hồn của người thi sĩ bằng những từ ngữ cảm thán như “ơi, hót chi”. Cả bầu không gian tĩnh lặng giờ đây trở nên sôi động, tưng bừng sức sống. Âm thanh tiếng chim hót tưởng chừng như nhỏ bé nhưng trong cái tĩnh lặng, nó như bao quát cả đất trời.

Hai câu thơ cuối: tiếng chim không chỉ ngân vang trên không trung và đất trời mà giờ đây nó đã cô đọng thành giọt, có hình thù, kích thước nhất định, cách chuyển đổi cảm giác này tưởng chừng vô lí nhưng lại rất hợp lí, làm nổi bật khung cảnh mù xuân với dòng sông, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện cùng người thi sĩ khiến cho bức tranh trở nên bình dị mà vẫn tươi đẹp.

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ đồng thời nêu cảm nghĩ về giá trị của tác phẩm.

Dàn ý phân tích khổ cuối Mùa xuân nho nhỏ

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Thanh Hải, tác phẩm "Mùa xuân nho nhỏ" và khổ cuối bài thơ.

2. Thân bài

a. Khái quát chung:

  • Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được sáng tác vào mùa đông năm 1980 khi tác giả đang trên giường bệnh những ngày cuối đời.
  • Bài thơ chứa đựng tình yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống, khát khao được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.

b. Phân tích khổ cuối:

Khổ cuối bài thơ là tiếng hát cuối cùng của nhà thơ dâng tặng cho non sông, đất nước:

  • Mở ra bằng hình ảnh của "mùa xuân" với cái "ta" chung của mọi người.
  • "Nam ai Nam bình": khúc nhạc đặc trưng của xứ Huế mang âm điệu buồn thương, dịu dàng, trìu mến.

→ Hai khúc ca cất lên với tình yêu Tổ quốc, quê hương dạt dào.

  • Hai câu thơ "Nước non ngàn dặm mình/ Nước non ngàn dặm tình": Như một đoạn điệp khúc ca ngợi quê hương Việt Nam "ngàn dặm" trong tình yêu thương dạt dào.
  • Khúc ca quê hương được cất lên trong tiếng "nhịp phách tiền" - thứ nhạc cụ truyền thống của xứ Huế, tươi vui, rộn rã ca ngợi quê hương, non sông Việt Nam.

3. Kết bài

  • Khẳng định giá trị của khổ thơ, bài thơ.
Chia sẻ bởi: 👨 Tiêu Nại
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 94
  • Lượt xem: 31.747
  • Dung lượng: 266,1 KB
Sắp xếp theo

    Chủ đề liên quan