« Home « Kết quả tìm kiếm

Án phí dân sự trong pháp luật Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- ÁN PHÍ DÂN SỰ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM.
- Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁN PHÍ DÂN SỰ 5 1.1.
- Khái niệm và ý nghĩa của án phí dân sự 5.
- Khái niệm án phí dân sự 5.
- Ý nghĩa của án phí dân sự 8.
- Cơ sở của các quy định về án phí dân sự 9 1.2.1.
- Cơ sở chung của các quy định về án phí dân sự 9 1.2.2.
- Cơ sở của quy định về mức án phí dân sự, mức tạm ứng án.
- phí dân sự.
- Cơ sở của quy định về chủ thể phải chịu án phí và nộp tạm ứng án phí.
- Cơ sở của quy định về các trường hợp không phải nộp hoặc được miễn án phí, tạm ứng án phí.
- Lược sử hình thành và phát triển các quy định của pháp luật Việt Nam Về án phí dân sự.
- Chương 2: NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ ÁN PHÍ DÂN SỰ.
- Án phí dân sự sơ thẩm 29.
- Mức án phí và tạm ứng án phí 29.
- Chủ thể có nghĩa vụ nộp án phí dân sự, tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm.
- Cách thức tính tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm 47.
- Án phí dân sự phúc thẩm 49.
- Mức án phí dân sự phúc thẩm 49.
- Chủ thể có nghĩa vụ nộp án phí dân sự phúc thẩm 49.
- Trình tự thủ tục nộp án phí dân sự 51.
- Các trường hợp không phải nộp hoặc miễn nộp án phí dân sự và các thủ tục liên quan.
- Trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự 53 2.4.2.
- Trường hợp miễn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự 55 2.4.3.
- Thủ tục xét miễn tiền tạm ứng án phí dân sự 56.
- Xử lý tiền tạm ứng án phí dân sự 57.
- Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ ÁN PHÍ DÂN SỰ.
- Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật tố tụng hiện hành về án phí dân sự.
- Về mức án phí dân sự sơ thẩm 61.
- Về chủ thể phải nộp án phí, tạm ứng án phí 62 3.1.3.
- Về nghĩa vụ nộp án phí trong các trường hợp cụ thể 64 3.1.4.
- Về các trường hợp được miễn án phí 74 3.2.
- hành về án phí dân sự.
- Về mức án phí dân sự 75.
- Về miễn, giảm án phí 76.
- Về thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí dân sự 77.
- Về xử lý tiền tạm ứng án phí dân sự 77.
- Về nghĩa vụ nộp án phí dân sự 78.
- 2.1 Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch.
- 2.2 Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp kinh doanh, thương mại có giá ngạch.
- 2.3 Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp lao động có giá ngạch.
- Trong pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, án phí dân sự được quy định tại các điều từ Điều 127 đến Điều 134 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009 và được hướng dẫn bởi Nghị quyết số 01/2012 ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Bên cạnh đó, án phí dân sự cũng là một trong những nội dung cần giải quyết trong một bản án.
- Những điều trên phần nào nói lên vai trò quan trọng của án phí dân sự đối với pháp luật Việt Nam nói chung và quá trình tố tụng dân sự nói riêng.
- Nhưng trên thực tế việc thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về án phí dân sự còn nhiều vướng mắc, chưa thống nhất như: việc xác định tiền tạm ứng án phí dân sự, người phải chịu án phí dân sự, đối tượng được miễn giảm án phí dân sự, v.v… Do đó các Tòa án còn đưa ra các quyết định trái ngược nhau, không phù hợp dẫn đến việc phải hủy bản án, hay xét xử lại hoặc kéo dài quá trình tố tụng làm lãng phí thời gian và tiền bạc của đương sự cũng như của Nhà nước.
- Trước tình trạng này, tác giả lựa chọn đề tài: "Án phí dân sự trong pháp luật Việt Nam".
- làm luận văn thạc sĩ của mình để nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề về án phí và đưa ra những biện pháp khắc phục, hạn chế những vấn đề bất cập của án phí dân sự góp phần giải quyết phần nào yêu cầu cấp thiết của thực tế..
- Sau quá trình nghiên cứu và sưu tầm các tài liệu cho thấy một số công trình nghiên cứu liên quan đến án phí dân sự như sau: Về đề tài luận văn thạc sĩ luật học,.
- có đề tài: "Án phí dân sự sơ thẩm".
- Luận văn đã nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận về án phí dân sự sơ thẩm.
- các quy định pháp luật tố tụng Việt Nam hiện hành về án phí dân sự ở cấp sơ thẩm và các kiến nghị hoàn thiện pháp luật hiện hành về án phí dân sự ở cấp sơ thẩm.
- Tuy nhiên, luận văn chưa luận giải rõ cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về mức án phí, người phải chịu án phí, các trường hợp miễn, giảm án phí.
- Về các bài viết trên tạp chí pháp lý có bài: "Một số vấn đề về án phí dân sự sơ thẩm và thực tiễn".
- "Một số vấn đề cần lưu ý khi soạn thảo về án phí".
- "Một số khó khăn, vướng mắc qua thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về giám định, chi phí giám định, định giá, án phí cùng một số kiến nghị".
- Tác giả sẽ nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề "Án phí dân sự trong pháp luật Việt Nam".
- Luận văn sẽ tập trung làm rõ các vấn đề lý luận về án phí dân sự, luận giải rõ cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về mức án phí, người phải chịu án phí, các trường hợp miễn, không phải nộp án phí, các quy định pháp luật hiện hành về án phí dân sự và thực tiễn áp dụng các quy định về án phí.
- dân sự.
- Với mục đích như vậy, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề lý luận về án phí dân sự, các quy định của pháp luật về vấn đề này và tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật tại các Tòa án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh..
- Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận về án phí dân sự, các quy định của pháp luật Việt Nam về án phí dân sự và thực tiễn áp dụng tại các Tòa án..
- Án phí dân sự là một đề tài nghiên cứu rộng, tuy nhiên trong giới hạn của một luận văn thạc sĩ nên tác giả chỉ nghiên cứu pháp luật về án phí dân sự và thực tiễn áp dụng tại các Tòa án Việt Nam, không nghiên cứu về lệ phí..
- Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần cung cấp những tri thức cơ bản về án phí dân sự, đồng thời góp phần tiếp tục hoàn thiện chế định pháp luật này trong Bộ luật Tố tụng dân sự hiện nay, cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung..
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về án phí dân sự..
- Chương 2: Nội dung các quy định của pháp luật tố tụng Việt Nam hiện hành về án phí dân sự..
- Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về án phí dân sự..
- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁN PHÍ DÂN SỰ.
- KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA ÁN PHÍ DÂN SỰ.
- Khái niệm án phí dân sự.
- Theo Đại từ điển tiếng Việt do nhà xuất bản văn hóa thông tin năm 1998 thì: "Án phí là số tiền chi phí cho việc xét xử một vụ án".
- Nếu định nghĩa án phí dân sự theo Đại Từ điển tiếng Việt thì không thể hiện được bản chất của việc thu án phí dân sự.
- Mục đích của án phí dân sự là để đương sự có trách nhiệm đóng góp một khoản tiền nhất định, hợp lý cho Nhà nước khi Tòa án tiến hành giải quyết các vụ án dân sự, chứ không phải buộc đương sự trả toàn bộ chi phí cho việc Tòa án giải quyết một vụ án dân sự.
- Tùy theo tính chất của mỗi loại vụ án, hay thời điểm nhất định, pháp luật quy định đương sự nộp tiền án phí dân sự cho phù hợp..
- Hơn nữa nếu hiểu đơn thuần án phí "là số tiền chi phí cho việc xét xử một vụ án".
- thì án phí dân sự của các vụ án dân sự phải thu khác nhau theo từng vụ án.
- Theo Từ điển Luật học thì án phí được hiểu như sau: "Án phí là khoản chi phí về xét xử một vụ án mà đương sự phải nộp trong mỗi vụ án do cơ quan có thẩm quyền quy định".
- Như vậy, theo định nghĩa này thì án phí là khoản tiền chi phí về xét xử một vụ án mà đương sự phải nộp vào ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền quy định.
- Căn cứ vào tính chất của mỗi loại vụ án mà cơ quan có thẩm quyền quy định số tiền án phí dân sự đương sự phải nộp mà không căn cứ vào chi phí thực cho việc giải quyết một vụ án dân sự cụ thể.
- Trên cơ sở các quy định này của cơ quan có thẩm quyền mà Tòa án quyết định số tiền án phí đương sự trong mỗi vụ án dân sự cụ thể phải nộp.
- Tuy nhiên, nếu án phí là một khoản chi phí về xét xử… do cơ quan có thẩm quyền quy định thì ở mỗi vụ án sẽ có một quyết định về án phí khác nhau, như vậy, xét về mặt thực tiễn thực hiện là rất khó khăn vì sẽ.
- không thể có một định mức án phí dân sự thống nhất để áp dụng khi Tòa án giải quyết các vụ án..
- Án phí dân sự là khoản tiền mà đương sự phải nộp khi Tòa án giải quyết vụ án dân sự.
- Về nguyên tắc, án phí dân sự là một khoản tiền cụ thể mà đương sự trong vụ án dân sự phải nộp theo quy định pháp luật, do Tòa án áp dụng và cơ quan thi hành án thi hành.
- Như vậy, chủ thể phải nộp án phí dân sự chính là các đương sự và chỉ phát sinh nghĩa vụ nộp án phí khi bản án, quyết định của Tòa án giải quyết vụ án dân sự đó có hiệu lực pháp luật và được cơ quan thi hành án thi hành.
- Chủ thể phải nộp án phí được xác định theo các trường hợp như sau: khi có tranh chấp thì ai là người thua kiện người đó phải nộp án phí.
- đối với trường hợp yêu cầu chia tài sản chung thì người nào được chia tài sản người đó phải nộp án phí tương ứng với phần tài sản được phân chia.
- còn trong trường hợp yêu cầu ly hôn thì ai là người khởi kiện vụ án ly hôn thì người đó sẽ phải nộp án phí.
- Án phí dân sự bao gồm có án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự phúc thẩm.
- của quy định về mức án phí và nghĩa vụ chịu án phí.
- Xét xử phúc thẩm là xem xét những nội dung có kháng cáo, kháng nghị, nên việc xem xét án phí chỉ đặt ra đối với chủ thể có kháng cáo và cũng chỉ thu theo một số tiền nhất định.
- Đối với việc xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì vấn đề án phí dân sự không được đặt ra bởi lẽ: Thứ nhất, khi một bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có sự vi phạm pháp luật hoặc tình tiết mới làm thay đổi căn bản nội dung của vụ án thì cần phải có một trình tự tố tụng để khắc phục các sai sót hoặc tình hình mới như trên.
- Trong trường hợp này thì án phí dân sự được giữ nguyên như trong bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật.
- Trong trường hợp này thì án phí dân sự sơ thẩm, phúc thẩm được tính lại theo kết quả xét xử sơ thẩm, phúc thẩm mới.
- Trường hợp này thì án phí sẽ được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới được khôi phục lại hiệu lực theo quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Như vậy, giám đốc thẩm, tái thẩm một vụ án không phải là một cấp xét xử và việc không đặt ra vấn đề án phí khi tiến hành trình tự tố tụng giám đốc thẩm, tái thẩm một vụ án là hoàn toàn hợp lý..
- Mặc dù như vậy nhưng án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự phúc thẩm có thể.
- Từ các phân tích ở trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa về án phí dân sự như sau:.
- Án phí dân sự là khoản tiền mà đương sự phải nộp vào ngân sách nhà nước khi Tòa án giải quyết vụ án dân sự và được thi hành khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật..
- Nguyễn Thành Duy (2014), "Áp dụng pháp luật giải quyết chia tài sản chung, nợ chung của vợ chồng khi ly hôn và tính án phí chia tài sản trong vụ án hôn nhân gia đình", http://toaan.gov.vn, ngày 23/6/2014..
- Nguyễn Trọng Thành (2011), "Kiện đòi nhà, chỉ đóng án phí 200.000 đồng", www.baomoi.com, ngày 09/12/2011..
- Phan Văn Thể (2012), Án phí dân sự sơ thẩm, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.