« Home « Kết quả tìm kiếm

Miền không gian của tình yêu và nỗi nhớ khi đọc Những ngôi sao xa xôi


Tóm tắt Xem thử

- Miền không gian của tình yêu và nỗi nhớ khi đọc Những ngôi sao xa xôi.
- Đọc Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, người đọc tinh ý sẽ thấy ngay sự có mặt của một không gian Hà Nội ngay bên cạnh không gian chiến trường.
- Hai không gian ấy song song với nhau, vừa tương phản vừa tương hỗ, nhiều khi lẩn quất vào nhau, làm nổi bật tâm trạng của các nhân vật..
- Tôi là con gái Hà Nội.
- Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng… Đó là lời giới thiệu về mình của nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, một kiểu giới thiệu độc đáo, thu hút bởi vẻ tinh tế, tự tin, thông minh và sự ý thức sâu sắc về cá tính.
- Nói là nhân vật trung tâm bởi ngoài Phương Định, truyện còn có hai nhân vật chính nữa, Nho và chị Thao, ba nữ thanh niên xung phong trinh sát mặt đường chốt ở một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
- Nho và chị Thao đều hiện lên qua cảm nhận của Phương Định, nhân vật xưng tôi trong truyện.
- Ba nữ thanh niên ấy lại là “nhân vật trung tâm” của một khung cảnh chiến đấu gian khổ và ác liệt của một đại đội thanh niên xung phong, một cung đường chiến dịch với biết bao dân công, chiến sĩ nhiều binh chủng… Và làn sóng cứ lan ra như thế, như thế.
- Những ngôi sao xa xôi đã viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ hào hùng, cụ thể, ngay nơi này, tại một cao điểm trong rất nhiều cao điểm chịu sự bắn phá dữ dội của quân thù thuộc tuyến đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại, và trừu tượng, trong âm hưởng của nó, của cả một dân tộc đang khát khao hòa bình, thống nhất..
- Người ta bảo chúng tôi là con gái Hà Nội, liệu có xa nhà được ba ngày? Nhưng chúng tôi ở đây, trên cao điểm này đã ba năm….
- Có đoàn xe ở Hà Nội vào!.
- Dân Hà Nội đấy!.
- Này, các cô gái Hà Nội ơi! Nhớ mẹ quá hầy!.
- Chắc đêm nay các anh ở Hà Nội sẽ vào!.
- Hà Nội luôn hiện lên như thế, trong lời nói của các nữ thanh niên xung phong, của chiến sĩ chốt cao điểm, của chiến sĩ lái xe.
- Hà Nội cũng hiện lên mỗi khi họ khủng hoảng nhất, gặp nhiều khó khăn nhất, cần phải vượt qua đau thương nhất.
- Hà Nội trong lời hát bất chợt của chị Thao, “đây Thăng Long, đây Đông Đô… Hà Nội.
- Chị cất tiếng hát về thủ đô yêu dấu để kìm nén “những tình cảm đang quay cuồng trong chị” khi phải chứng kiến Nho bị thương.
- Với Phương Định, Hà Nội không chỉ lẩn quất trong tiềm thức như chị Thao, không dè dặt, thì thầm như Nho trong nỗi mong ngóng “các anh ở Hà Nội sẽ vào”, mà là một thế giới thường trực, luôn hiện hữu, như hơi thở, như khí trời.
- Chỉ cần một phút buông thả cảm xúc, một thoáng gặp sự việc dễ liên tưởng, là lại ngân lên sợi tơ lòng, Hà Nội lại ùa về choáng ngợp.
- Chỉ một cơn mưa đá thoáng qua cao điểm mà đã làm sống lại cả một ấu thơ Hà Nội trong lòng Phương Định: Mưa xong thì tạnh thôi.
- Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố.
- Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên.
- Nhưng Hà Nội còn là của tất cả các cô, của cả đất nước.
- Bởi Hà Nội là thủ đô, là trái tim nước Việt, là vì sao sáng trong bầu trời đêm tăm tối để cả dân tộc đang bền bỉ tranh đấu hướng về.
- Hà Nội, vì thế, vừa là một Hà Nội cụ thể lại cũng vừa là một Hà Nội tượng trưng.
- Ở đó có Hà Nội.
- Ở đây là nơi mà tuổi trẻ chúng tôi đang lớn lên, nhưng không lúc nào chúng tôi không nhớ tới Hà Nội..
- Không ai rời xa Hà Nội mà lại không đem lòng nhung nhớ.
- Thế hệ các trí thức tiểu tư sản trong những năm kháng Pháp phải rời Hà Nội đã để lại một dòng văn nhung nhớ.
- Đó là nỗi nhớ “đêm ra đi đất trời ngút lửa” của Hà Nội cảm tử trong thơ Chính Hữu, là “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” trong thơ Quang Dũng, là nỗi nhớ “những mùa thu đã xa” của Hà Nội heo may lay thềm lá nắng trong thơ Nguyễn Đình Thi,… Nỗi nhớ ấy đã hun đúc họ, thúc giục họ lao động và chiến đấu.
- Nguyễn Khoa Điềm, Hoàng Nhuận Cầm, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Lê Minh Khuê,….
- Trở lại với truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi, ngoài không gian Hà Nội làm thành kết cấu độc đáo của tác phẩm, không gian chiến trường với những trận đánh, đường hành quân, với chiến sĩ, thanh niên xung phong,… cũng thể hiện nhiều nét độc đáo trong bút pháp truyện ngắn Lê Minh Khuê.
- Có thể nói, từ việc lựa chọn ngôi kể, xây dựng và phân tích miêu tả tâm lý, tính cách nhân vật đến việc sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu, Lê Minh Khuê đã thể hiện rõ tài năng và sự tinh tế của mình.
- Truyện ngắn của Lê Minh Khuê trong những năm chống Mỹ thường là những câu chuyện bình dị ngỡ tưởng như chẳng có gì để kể.
- Trong Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê đã chọn ngay vai kể ở ngôi thứ nhất, đặt câu chuyện vào miệng cô gái thanh niên xung phong Phương Định thông minh và đa cảm.
- Tất cả làm cho việc khơi mở vào tính cách và tâm lí nhân vật là một ưu điểm nổi trội của truyện ngắn..
- Phương Định là nhân vật được nhà văn chăm chút trong việc xây dựng tính cách và những biến đổi tâm lí.
- Ngay từ mở đầu truyện ngắn, bằng những câu văn ngắn, thái độ của nhân vật rõ ràng, thẳng thắn, cởi mở, thỉnh thoảng đan xen một chút tinh nghịch hay lãng mạn bay bổng, người đọc đã ít nhiều hình dung ra tính cách của nhân vật xưng tôi.
- Đến khi tác giả cho nhân vật tự giới thiệu về mình, tính cách tự tin có chút ít kiêu ngầm bởi vẻ xinh xắn của ngoại hình, trí thông minh lanh lẹ đã thực sự được xác nhận.
- Nhưng những thanh niên xung phong một thời là như vậy, vẫn thoắt vui thoắt buồn, lúc tinh nghịch lúc ưu tư, nhưng khi vào công việc thì gác hết nỗi niềm riêng lại.
- Ở đây, trên cao điểm đầy bom này cũng có mưa đá.
- Ngôn ngữ và giọng điệu của truyện ngắn Lê Minh Khuê cũng nằm trong vùng cảm hứng ấy.
- Nhưng ngay ở lúc này, những năm 70, thời điểm xuất hiện của Những ngôi sao xa xôi, một cảm hứng như thế, những con người như thế, lời ăn tiếng nói của họ, hành vi cử chỉ có họ, ước mơ khát vọng của họ,… là hết sức chân thực, có sức lay động và tạo được niềm đồng cảm.
- Hình ảnh các cô thanh niên xung phong được ví von như “những ngôi sao xa xôi trên cao điểm”.
- trong thơ của một anh lính pháo binh, đã được lấy làm tên truyện của Lê Minh Khuê, là minh chứng cho điều đó.
- Trong mắt người lính trên cung đường Trường Sơn, bóng thiếu nữ xung phong kiên trinh bám trụ các cao điểm giữa bom rơi đạn nổ xứng đáng là những vì sao sáng.
- Trong mắt của những cô gái như thế, như chị Thao, như Nho , như Phương Định, các anh lính “mặc quân phục có ngôi sao trên mũ” cũng là “những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất”.
- chăng, mà Lê Minh Khuê đã đặt cho nhân vật trung tâm của mình một cái tên chất chứa ngầm ý: Phương Định – kiên định hướng về một phương trời đã chọn?!.
- Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê thuộc về những tác phẩm xuất sắc của giai đoạn văn học chống Mỹ.
- Ở đấy, nhà văn, qua một vài nhân vật tiêu biểu, đã khắc họa thành công một thế hệ thanh niên Việt Nam dũng cảm, kiên cường mà vẫn rất hồn nhiên, tươi trẻ, yêu đời