« Home « Kết quả tìm kiếm

Tải sách Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh – Tập 6: Thời Nhà Hồ Ebook PDF


Tóm tắt Xem thử

- Vua Trần Thuyên thì tùy người mà giao việc.
- Vua Trần Vượng là con vua Trần Mạnh (Trần Minh Tông), cháu nội vua Trần Thuyên (Trần Anh Tông)..
- Vua Trần Mạnh sai Nguyễn Trung Ngạn ra tiếp đón..
- Năm 1329, vua Trần Minh Tông nhường ngôi cho con là Trần Vượng (Trần Hiến Tông).
- Hồ Quý Ly được thăng chức Tham mưu quân sự, lo việc tiếp tế lương thực.
- Vua Trần Hiện sai Hồ Quý Ly và Đỗ Tử Bình cầm quân chống giặc.
- Trận này, Hồ Quý Ly chiến thắng, được phong chức Hải Tây Đô thống chế, Nguyên nhung hành..
- Hồ Quý Ly và Nguyễn Đa Phương chặn giặc ở cửa Thần Phù, cho người đóng cọc gỗ ngang sông để ngăn thuyền địch..
- Lúc này, vì Thượng hoàng Nghệ Tông tin dùng Hồ Quý Ly nên mọi việc đều do Hồ Quý Ly quyết định.
- Vua Trần Hiện tìm cách trừ Quý Ly.
- Năm 1388, Quý Ly xui Thượng hoàng Nghệ Tông giết Trần Hiện, lập con út của Thượng hoàng là Định vương Trần Ngung (Trần Thuận Tông) lên ngôi..
- 1399, Hồ Quý Ly sai người giết chết Thuận Tông.
- Tháng hai năm Canh Thìn (1400), Quý Ly phế vua Trần An, lập lên nhà Hồ.
- Hồ Quý Ly sinh năm 1336 tại làng Bào Đột (xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An).
- Quê gốc của Hồ Quý Ly ở Chiết Giang (Trung Quốc).
- Ông nội Hồ Quý Ly là Hồ Liêm làm con nuôi của quan Tuyên úy Lê Huấn ở làng Đại Lại (xã Hà Đông, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) nên Hồ Quý Ly còn mang họ Lê..
- Hồ Quý Ly có hai người cô ruột đều là hoàng phi của vua Trần Minh Tông.
- Năm 1370, Hồ Quý Ly được vua Trần Hạo phong chức Trưởng cục Chi hậu.
- Năm 1371, vua Trần Phủ phong cho Hồ Quý Ly chức Khu mật viện đại sứ và gả em gái là công chúa Huy Ninh cho..
- Năm 1372, vua Trần Phủ lại ban cho Hồ Quý Ly chức Thái úy, đứng đầu võ ban, có quyền chỉ huy quân đội cả nước..
- Cuối năm 1376, vua Trần Kính đi đánh Chiêm Thành.
- Hồ Quý Ly lo việc tiếp ứng lương thảo.
- Trúng kế phục binh, vua Trần Kính tử trận, Hồ Quý Ly bỏ mặc quân sĩ mà quay về triều.
- Tháng giêng Kỷ Mùi (1379), vua Trần Hiện cho Hồ Quý Ly làm Tiểu tư không, Hàn Á khu mật đại sứ.
- Năm 1380, Hồ Quý Ly được thăng chức Nguyên nhung hành, Hải Tây Đô thống chế..
- Tháng ba năm Đinh Mão (1387), Thượng hoàng Nghệ Tông phong cho Hồ Quý Ly chức Đồng bình chương sự, lại ban cho một thanh gươm và một lá cờ ghi tám chữ “Văn võ toàn tài, quân thần đồng đức”.
- Từ đây, Hồ Quý Ly bắt đầu chi phối triều đình..
- Thấy Hồ Quý Ly lộng quyền, vua Trần Hiện muốn tìm cách giết đi.
- Biết tin, Hồ Quý Ly bí mật tâu với Thượng hoàng Nghệ Tông: “Người ta nói bán cháu nuôi con chứ chưa thấy ai bán con nuôi cháu”.
- Vua Trần Ngung mới mười một tuổi nên việc nước vẫn do Thượng hoàng Trần Nghệ Tông và Hồ Quý Ly lo liệu.
- Năm sau, Hồ Quý Ly đưa con gái lớn là Thánh Ngâu vào cung làm hoàng hậu..
- Thấy Hồ Quý Ly phong cho người thân những chức vụ quan trọng, Thượng hoàng Nghệ Tông bèn ban cho bốn bức tranh “tứ phụ.
- với ý nhắc nhở Hồ Quý Ly nên hết lòng giúp vua Trần Hiện trị nước..
- Cuối đời, Thượng hoàng Trần Nghệ Tông gọi Hồ Quý Ly vào cung, nói Hồ Quý Ly giúp được vua Trần Ngung trị nước thì giúp, nếu không thì cứ phế vua mà tự mình lên ngôi.
- Hồ Quý Ly sụp lậy, khóc mà thề rằng sẽ hết lòng giúp đỡ vua Trần Ngung chứ không nghĩ đến chuyện tiếm ngôi..
- Hồ Quý Ly tự xưng Phụ chính Cai giáo hoàng đế.
- Lúc bấy giờ, mọi việc trong triều đều do Hồ Quý Ly quyết định..
- Hồ Quý Ly là người có nhiều cải cách lớn.
- Tháng tư năm Ất Hợi (1395), Quý Ly dịch thiên “Vô Dật” trong Kinh Thư ra chữ Nôm để dạy vua học.
- Tháng tư năm Bính Tý (1396), Hồ Quý Ly phát hành tiền giấy, gọi là tiền Thông bảo Hội sao.
- Tháng giêng năm Đinh Sửu (1397), Hồ Quý Ly sai Lại bộ thượng thư Đỗ Tịnh xây một tòa thành mới ở động An Tôn thuộc phủ Thanh Hóa.
- Hồ Quý Ly cho dời đô từ Thăng Long về thành An Tôn..
- Tháng tư năm Đinh Sửu (1397), Quý Ly ban lệnh hạn chế việc sở hữu ruộng đất tư.
- Năm sau, Hồ Quý Ly ra lệnh cho người dân phải viết tên lên bảng rồi cắm bảng đó trên ruộng của mình.
- Tháng tư năm Kỷ Mão (1399), Quý Ly ép Trần Ngung đi tu tiên.
- Một thời gian sau, Hồ Quý Ly sai người bức hại vua Trần Ngung..
- Thái tử Trần An lên ngôi, Hồ Quý Ly tự xưng là Quốc tổ Chương Hoàng vì cho rằng mình là ông ngoại của vua.
- Hồ Quý Ly còn mặc áo bồ hoàng, ở cung Nhân Thọ, đi đâu cũng dùng mười hai chiếc lọng vàng của bậc thiên tử nhưng mới chỉ xưng là “dư”.
- Những việc làm của Quý Ly khiến giới hoàng tộc nhà Trần rất bất bình.
- Quý Ly tức giận, cho người bắt giam Dụng Phủ nhưng mấy hôm sau lại thả ra..
- Trần Khát Chân và nhiều quan lại nhà Trần lập mưu sát hại Hồ Quý Ly.
- Tháng mười hai năm ấy, Hồ Quý Ly phải sai An phủ sứ Đông lộ Nguyễn Bằng Củ - người huyện Đông Ngàn (nay là xã Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Tháng hai năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly truất ngôi của vua Trần An, tự mình làm vua.
- Hồ Quý Ly đặt niên hiệu là Thánh Nguyên, quốc hiệu là Đại Ngu (chữ Ngu mang nghĩa yên vui, hòa bình)..
- Mười tháng sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con thứ là Hồ Hán Thương.
- Hồ Hán Thương là con của Hồ Quý Ly với công chúa Huy Ninh - con gái của vua Trần Minh Tông..
- Trước khi nhường ngôi cho con Hồ Hán Thương, Quý Ly đã thử lòng con trưởng là Hồ Nguyên Trừng.
- Thấy Nguyên Trừng không có ý làm vua, Quý Ly mới nhường ngôi cho con thứ..
- Hồ Quý Ly rất quan tâm đến khoa cử.
- Năm Bính Tuất (1396), dưới triều vua Trần Thuận Tông, Quý Ly đã cho sửa đổi quy chế thi cử.
- Năm 1397, Quý Ly ra lệnh cho các phủ Sơn Nam (nay là tỉnh Nam Định), Kinh Bắc (nay là hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang), Hải Đông (nay là các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng) phải đặt ra chức Học quan.
- Năm Giáp Thân (1404), Hồ Quý Ly lại cải cách thể thức thi cử: tháng tám năm này thi Hương, người đỗ được miễn lao dịch..
- Ngoài ra, từ năm 1396, Hồ Quý Ly cho thi thêm môn toán pháp và thư pháp..
- Hồ Quý Ly cho người đi xuống các lộ, các phủ bí mật thăm dò năng lực của các quan rồi quyết định thăng hay giáng chức họ..
- Năm Tân Tỵ (1401), Hồ Quý Ly ban lệnh hạn chế sở hữu gia nô.
- Tháng tư năm Tân Tỵ (1401), Hồ Quý Ly ra lệnh kiểm kê dân số cả nước.
- Hồ Quý Ly cho căng dây xích ở các cửa sông.
- Hồ Quý Ly chia thuyền buôn làm ba loại thượng, trung, hạ.
- Hồ Quý Ly còn cho định giá tiền tệ để người dân tiện buôn bán..
- Hồ Quý Ly cho sửa chữa đoạn đường từ Tây Đô đến biên giới phía nam.
- Về giao thông thủy, Hồ Quý Ly còn bắt các tù nhân đi khơi mương, vét kênh, làm sạch các lòng sông để thuyền bè qua lại được dễ dàng..
- Về âm nhạc, Hồ Quý Ly đặt ra nhã nhạc.
- Về quân sự, Hồ Quý Ly rất chú trọng đến việc tuyển mộ binh lính.
- Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương rồi cho người đi sứ nhà Minh giải thích rằng nhà Trần đã tuyệt tự, Hồ Hán Thương là cháu ngoại Trần Minh Tông tạm trông coi việc nước..
- Cuối năm 1400, Hồ Quý Ly phong Đỗ Mãn làm Thủy quân đô tướng, Hồ Tùng làm Bộ binh đô tướng, sai đem mười lăm vạn quân tiến đánh Chiêm Thành..
- Về nước, Hồ Quý Ly đày Hồ Tùng xuống làm lính..
- Hồ Quý Ly giao cho Nguyễn Ngạn Quang trấn thủ nơi này..
- Hồ Quý Ly lại phong cho Chế Ma Đô Đà Nàn – con trai Chế Bồng Nga – làm Cổ Lũy huyện Thượng hầu, cho cai quản hai châu Tư, Nghĩa..
- Mùa xuân năm 1403, Hồ Quý Ly đưa những người nghèo, người không có ruộng vào các châu Thăng, Hoa lập nghiệp.
- Về triều, Nguyên Thác và Nguyên Khôi bị Hồ Quý Ly quở trách, giáng xuống làm lính..
- Nhưng Hồ Quý Ly cho rằng Lộc châu vốn thuộc châu Lạng Sơn của Đại Ngu nên không trao trả..
- Hồ Quý Ly phong Hành khiển Hoàng Hối Khanh làm Cát địa sứ, sai đi đàm phán với nhà Minh.
- Về triều, Hoàng Hối Khanh bị Hồ Quý Ly trách mắng nặng nề.
- Sau đó, Hồ Quý Ly sai người bí mật đầu độc các quan nhà Minh đến cai trị đất Cổ Lâu..
- Năm Ất Dậu (1405), Hồ Quý Ly tổ chức lễ mừng thọ ở Tây Đô.
- Dịp này, Quý Ly ban thưởng cho nhiều quan lại trong triều..
- Trần Khang xin vua Chu Lệ đem quân đánh Hồ Quý Lý, giúp nhà Trần giành lại ngôi báu..
- Hồ Quý Ly muốn giết Lý Kỳ nhưng hắn đã trốn thoát..
- Hồ Quý Ly ra lệnh đóng cọc ở các cửa biển và cửa sông Bạch Hạc để ngăn thuyền giặc.
- Hồ Quý Ly lại sai Thái thú Đông lộ Hoàng Hối Khanh đắp thành Đa Bang ở xã Cổ Pháp, huyện Tiên Phong, tỉnh Sơn Tây (nay là thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì, Hà Nội).
- 168 Hồ Quý Ly còn lệnh cho dân các xứ Lạng châu, Vũ Ninh, Bắc Giang, Gia Lâm, Tam Đái phải phá bỏ nhà cửa vườn tược làm kế vườn không nhà trống.
- Cuối năm 1405, Hồ Quý Ly triệu tập bá quan bàn nên đánh hay hòa.
- Hồ Quý Ly ban cho Nguyên Trừng hộp trầu bằng vàng và quyết định đánh..
- Hồ Quý Ly cho mở tiệc mừng chiến thắng..
- Tuy thắng nhưng Hồ Quý Ly vẫn sai sứ sang nhà Minh cầu hòa..
- Để có quân chống giặc Minh, Hồ Quý Ly cho phép các công hầu được quyền tuyển mộ binh lính.
- Chu Năng sai người viết hịch kể hai mươi hai tội lớn của Hồ Quý Ly rồi truyền vào Đại Ngu.
- Hồ Quý Ly sai Hồ Đỗ chặn giặc ở ải Phú Lệnh (thị xã Hà Giang ngày nay) và vùng thượng lưu sông Lô (Hà Giang ngày nay).
- Phụ cho người khắc bài hịch kể tội Hồ Quý Ly lên những bảng gỗ rồi thả trôi sông nhằm làm mất tinh thần quân Đại Ngu..
- Trước đó, Hồ Quý Ly đã cử ba vạn quân trấn giữ ải này.