« Home « Kết quả tìm kiếm

Tải sách Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh – Tập 2: Chống Quân Xâm Lược Phương Bắc Ebook PDF


Tóm tắt Xem thử

- Trước khi Hai Bà Trưng dựng cờ dấy nghĩa, ở nước ta đã nổ ra nhiều cuộc đấu tranh chống lại nhà Hán.
- Nghĩa quân của Trần Nương, Thiên Bảo đã khiến giặc Hán nhiều phen khốn đốn..
- Hưởng ứng lời kêu gọi, người dân Mê Linh tự trang bị vũ khí rồi kéo về dưới cờ nghĩa của Hai Bà..
- Năm mươi nữ binh do Ả Tú, Ả Huyên ở trang Vân Thủy (nay thuộc huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) làm thủ lĩnh cũng kéo về gia nhập nghĩa quân.
- Về Mê Linh, ai ai cũng mong được Hai Bà thu nhận để có dịp giết giặc cứu nước.
- Về sau, nhiều người trở thành tướng tài của Hai Bà như Lũ Lũy ở trang Văn Lôi (xã Tam Đồng, huyện Mê Linh, Hà Nội), Nguyễn An ở Cao Xá (xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ)....
- Lời kêu gọi của Hai Bà còn được các quận huyện ở xa hưởng ứng.
- Ở phía tây, đội nghĩa quân của Nguyệt Diện ở Tây Cốc, của Trần Tuấn và Vương Đạo ở Phương Trung (các vùng này thuộc Đoan Hùng, Phú Thọ) cũng hối hả tiến về Mê Linh cho kịp ngày hội quân..
- Ở phía bắc có đội nghĩa quân của bà Thánh Thiên cùng cậu ruột trấn giữ.
- Đội nghĩa quân này đã chiếm cứ vùng đất Ngọc Lâm (nay thuộc xã Tân Mỹ, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) trước khi kéo về Mê Linh hội quân với Hai Bà..
- Ở phía nam, nghĩa quân của bà Chu Tước ở Miếu Môn (nay thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội) phối hợp với nghĩa quân của bà Trinh Thục ở Ngọ Xá (nay thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội) nổi dậy chiếm các lỵ sở, đồn trại quân Hán trong vùng....
- Chưa đầy một năm sau ngày phất cờ nghĩa, đã có tới hơn năm vạn người tham gia nghĩa quân (dân số quận Giao Chỉ lúc bấy giờ vào khoảng 740.000 người).
- Mê Linh là nơi tụ hội của các đạo nghĩa quân cùng nhau mưu nghiệp lớn..
- năm Canh Tý (năm 40), tại cửa sông Hát (nay thuộc xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội), Hai Bà Trưng làm lễ tế cáo trời đất, ra quân giết giặc cứu nước..
- Sau lễ tế cờ, Hai Bà Trưng dẫn quân thẳng đến huyện lỵ Mê Linh.
- Các tướng của Hai Bà cũng dẫn quân tấn công các huyện lỵ khác..
- Nghĩa quân làm chủ huyện sở Giao Chỉ.
- Lấy được Mê Linh, Hai Bà Trưng kéo quân về thành Luy Lâu..
- Từ ngày được tin Hai Bà dấy nghĩa, giặc Hán tăng cường canh gác cả trên bộ lẫn dưới sông..
- Trên đường tiến quân về Luy Lâu, nghĩa quân đã chiếm thành Cổ Loa (nay thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội), đánh tan lực lượng tiếp ứng cho thành Luy Lâu..
- Từ Cổ Loa, Hai Bà chia quân làm nhiều cánh.
- Đội nghĩa binh này sẽ làm nội ứng khi quân Hai Bà tấn công thành Luy Lâu..
- Nghĩa quân của Hai Bà Trưng ngày càng khép chặt vòng vây quanh thành Luy Lâu.
- Khi Tô Định đang hoang mang, sợ hãi thì nghĩa quân công thành.
- Đuổi được quân cướp nước, Hai Bà Trưng vào thành vỗ an dân chúng, tha đám tàn binh nhà Hán về nước..
- Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà đã đánh đuổi toàn bộ quan quân nhà Hán ra khỏi nước ta.
- Chỉ một tháng sau ngày phất cờ dấy nghĩa, Hai Bà Trưng đã đem lại quyền độc lập, tự chủ cho dân tộc.
- Theo các thần tích, thần phả thì Hai Bà Trưng đã bố trí một tuyến phòng thủ vững chắc phía bắc do nữ tướng Thánh Thiên chỉ huy..
- Bên vò rượu cần, các bô lão kể chuyện Hai Bà Trưng dấy nghĩa....
- Hai Bà Trưng dàn quân chặn đánh giặc ở Cổ Loa.
- Lúc này đã vào hè, khí trời nóng bức, quân nhà Hán thường xuyên ốm đau, lại bị nghĩa quân Hai Bà liên tục tập kích nên tinh thần giặc rất sa sút..
- Một thời gian sau, Hai Bà Trưng dẫn quân đánh vào Lãng Bạc, tiêu diệt được nhiều quân Hán nhưng vì chưa quen cách đánh dàn trận nên không thể thắng được Mã Viện.
- Hai Bà đành phải rút quân về Cấm Khê (nay thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội)..
- Nghĩa quân ngày đêm xây dựng nơi đây thành căn cứ kháng chiến..
- Mã Viện nhiều lần đem quân vào Cấm Khê nhưng không đánh bại được nghĩa quân.
- Trong một trận đánh vào ngày 8 tháng 3 năm Quý Mão (43), liệu thế không địch nổi quân Hán, lại không để mình sa vào tay giặc, Hai Bà đã nhảy xuống sông Hát tự vẫn..
- Vắng Hai Bà nhưng nghĩa quân vẫn giữ đất Cấm Khê được một thời gian nữa.
- Một số tướng lĩnh của Hai Bà rút vào Cửu Chân (Thanh Hóa) tiếp tục đánh giặc..
- Sau khi đánh bại cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Mã Viện cho nấu chảy toàn bộ số trống đồng thu được, đúc thành con ngựa đồng dâng lên vua Hán với ngụ ý đã xóa được bỏ văn hóa Âu Lạc..
- Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại, nước ta lại rơi vào tay giặc đô hộ phương Bắc.
- Theo truyền thuyết, Triệu Trinh Nương sinh ngày mồng 2 tháng 10 âm lịch năm 229 tại núi Quân Yên (xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa ngày nay)..
- Cha của Triệu Trinh Nương là hào trưởng được người dân trong vùng hết sức kính trọng, tin tưởng..
- Càng lớn Triệu Trinh Nương càng giỏi võ.
- Trong những cuộc tỉ thí với trai tráng quanh vùng, Trinh Nương thường là người giành chiến thắng..
- Lớn lên, chứng kiến cảnh người dân bị bắt đi phu, đi dịch, Triệu Trinh Nương vô cùng uất hận..
- Từ đó, Triệu Thị Trinh quyết noi gương Hai Bà Trưng đánh đuổi quân xâm lược.
- Biết ý chí của con, hào trưởng họ Triệu bàn với Quốc Đạt và Trinh Nương phải lo tích trữ lương thảo, chiêu mộ hào kiệt và chờ đợi thời cơ..
- Quốc Đạt thay cha làm hào trưởng.
- Từ đó, Quốc Đạt không bàn việc khởi nghĩa với vợ nữa.
- Quốc Đạt bảo Trinh Nương nên về quê mẹ ở núi Tùng tập hợp hào kiệt tích trữ lương thảo, chờ đợi thời cơ....
- Có một lão nài voi giàu kinh nghiệm nghe tin Triệu Trinh Nương thu phục được voi một ngà bèn tìm về núi Tùng, xin làm nài voi cho Trinh Nương..
- Triệu Trinh Nương sai người đục núi Quân Yên rồi ban đêm chui vào đó đọc lớn bài đồng dao:.
- Dân trong vùng tin rằng Triệu Trinh Nương là “thiên tướng”.
- nên nô nức gia nhập nghĩa quân..
- Nghe tin Triệu Trinh Nương chuẩn bị dựng cờ dấy nghĩa, họ bèn dẫn cả bộ tộc đến xin gia nhập nghĩa quân..
- Tương truyền có một ông già mù tự nguyện đi khắp nơi kêu gọi mọi người hãy gia nhập nghĩa quân.
- Lại có cụ già chặn đoàn quân lại, xin Triệu Trinh Nương cho người con gái duy nhất của mình được tòng quân giết giặc..
- Lại có bà cụ bán nước, khi đoàn quân đi qua, đã tặng cả chõng chuối lẫn chum nước chè xanh cho nghĩa quân.
- Nghĩa cử đó là nguồn động viên rất lớn với nghĩa quân Triệu Trinh Nương..
- Một chàng trai đã đột nhập doanh trại giặc, trộm ngựa chiến và về với nghĩa quân..
- Những việc làm của anh em Triệu Quốc Đạt đến tai giặc.
- Tên ngụy quan tìm đến vợ Triệu Quốc Đạt.
- Quốc Đạt biết em mình không chịu làm vợ người hèn kém, nhưng nếu không gả Triệu Trinh Nương cho giặc thì cuộc khởi nghĩa sẽ bị dập tắt.
- Nghe Quốc Đạt nói xong, Triệu Trinh Nương vụt đứng dậy, khẳng khái đáp: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi giặc nước, giành lại giang san chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”..
- Ở nhà, mụ ta cho mời Triệu Trinh Nương đến.
- Nhưng trước đó, vì bắt được lá thư trả lời của viên Thái thú nên Triệu Trinh Nương đã dẫn theo cận vệ đến gặp chị dâu.
- Người chị dâu chối quanh rồi bất chợt hô bọn tay chân bắt giết Trinh Nương.
- Trinh Nương cùng các nghĩa sĩ đã thẳng tay giết bọn bán nước..
- Trinh Nương cho người gọi Quốc Đạt quay trở lại và kể lại sự tình.
- Sau lễ tế cờ, nghĩa quân tấn công vào các huyện thành, đốt phá dinh thự, san bằng thành quách.
- Trong các trận đánh, Triệu Trinh Nương thường mặc áp giáp vàng, cưỡi voi trắng, dẫn đầu đoàn quân, uy thế oai phong lẫm liệt..
- Nhân dân khắp nơi đứng lên ủng hộ nghĩa quân.
- Nghe tin, Triệu Trinh Nương cho các tướng sĩ đội khăn tang rồi tự mình lên ngôi chủ tướng, thề giết giặc trả thù cho anh..
- Giữa đêm, Triệu Trinh Nương dẫn quân vây đánh thành Cửu Chân.
- Sáng ra, bọn Đô úy, Thái thú kinh sợ khi thấy bốn cửa thành đã bị nghĩa quân bao vây..
- Nghĩa quân tấn công liên tục từ sáng đến chiều mới san bằng được thành lũy, quân Ngô chết nhiều vô số.
- Trong trận này, Triệu Trinh Nương bắt được Thái thú và Đô úy Cửu Chân..
- Trinh Nương sai chặt đầu chúng để tế Triệu Quốc Đạt cùng các nghĩa sĩ.
- Từ đó, thanh thế nghĩa quân ngày càng lớn mạnh, người dân đi theo ngọn cờ khởi nghĩa mỗi ngày một đông..
- Cuộc khởi nghĩa của Triệu Trinh Nương khiến nhà Ngô vô cùng lo sợ.
- Viên tướng này còn cho người luồn sâu vào các vùng rừng núi, bỏ thuốc độc xuống các con sông, nguồn nước khiến nghĩa quân ốm đau, bệnh tật rất nhiều..
- Lục Dận còn cho người cải trang thành nghĩa quân rồi đốt kho lương thảo của Triệu Trinh Nương.
- Sau đó, hắn cho quân chặn tất cả mọi con đường dẫn đến núi Tùng nhằm tuyệt đường lương thực của nghĩa quân..
- Khi nghĩa quân suy yếu, Lục Dận đánh lên núi Tùng.
- Dù nghĩa quân đánh chặn quyết liệt nhưng trước thế giặc mạnh, Triệu Trinh Nương phải ra lệnh lui binh.
- Ba anh em họ Lý ở lại kìm chân giặc cho nghĩa quân rút lui..
- Dù đã dùng trăm phương nghìn kế nhưng Lục Dận vẫn không bắt được Triệu Trinh Nương.
- Tuy lực lượng tổn thất nhiều, căn cứ núi Tùng bị giặc vây khốn nhưng nghĩa quân vẫn trung thành với Triệu Trinh Nương..
- Muốn tránh đổ máu và để bản thân không rơi vào tay giặc, Triệu Trinh Nương lên đỉnh núi Tùng tự vẫn.
- Sau khi, cha mẹ Trình Đô qua đời, hai anh em hăng hái gia nhập nghĩa quân.
- Sức trẻ của họ cùng kinh nghiệm của các lão tướng giúp cho lực lượng nghĩa quân ngày càng mạnh..
- Nghĩa quân Lý Bí đóng tại hai thôn Lưu Xá và Giang Xá.
- Từ đây, nghĩa quân có thể theo dõi mọi động tĩnh trên con đường huyết mạch dẫn vào Long Biên..
- Có đến 3000 người dân trong vùng xin gia nhập nghĩa quân..
- Từ chùa Linh Bảo, nghĩa quân chia nhau đi đánh các quận huyện.
- Nghĩa quân đi đến đâu, dân chúng ủng hộ đến đấy.
- Chỉ trong vòng ba tháng, nghĩa quân đã chiếm hầu hết các quận huyện khiến quân Lương phải co cụm về thành Long Biên.
- Sau nhiều ngày tấn công, nghĩa quân cũng phá được thành..
- Nghĩa quân phải dùng sào đẩy những con thuyền độc mộc lướt đi trên cỏ nước..
- Trần Bá Tiên bèn cho quân đánh dẹp các khu dân cư quanh vùng đầm Dạ Trạch rồi bao vây bốn phía nhằm tuyệt đường lương thực của nghĩa quân.