YOMEDIA

Câu hỏi ôn tập phần lịch sử Việt Nam năm học 2019-2020

Tải về
 
NONE

Câu hỏi ôn tập phần lịch sử Việt Nam năm học 2019-2020 dưới đây tổng hợp lại những kiến thức quan trọng trong quá trình học nhằm giúp các em luyện tập và tham khảo thêm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao. Chúc các em ôn bài thật tốt !

ADSENSE
YOMEDIA

CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM NĂM HỌC 2019-2020

 

Câu 1. Trong chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp giai cấp tư sản ở Việt Nam bị phân hóa như thế nào?

A. Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp.

B. Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp.

C. Tư sản dân tộc và tư sản mại bản.

D. Tư sản dân tộc và tư sản công thương.

Câu 2. Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào?

A. Ngoại thương.                                       

B. Công nghiệp

C. Nông nghiệp                      

D. Giao thông vận tải.

Câu 3. Giai cấp tiểu tư sản gồm những thành phần nào?

A. Tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên.

B. Viên chức trong công sở của Pháp, quan lại của triều đình phong kiến.

C. Tiểu thương, tiểu chủ, tiểu nông.

D. Học sinh sinh viên, viên chức, trí thức.

Câu 4. Trong thời gian ở Liên Xô từ 1923 – 1924, Nguyễn Ái Quốc đã tham dự những Đại Hội, Hội nghị quốc tế nào?

A. Hội nghị quốc tế công nhân, Đại hội Quốc tế cộng sản lần V.

B. Hội nghị quốc tế nông dân, Đại hội Quốc tế cộng sản lần V.

C. Hội nghị quốc tế nông dân, Đại hội Quốc tế cộng sản lần III.

D. Hội nghị quốc tế phụ nữ, Đại hội Quốc tế cộng sản lần IV.

Câu 5. Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của Angiêri, Marốc, Tuynidi, . . . lập ra tổ chức nào?

A. Hội liên hiệp thuộc địa

B. Tổ chức Những người Cộng sản.

C. Tổ chức Những người Vô sản.

D. Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

Câu 6. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc như thế nào ?

A. Có thái độ kiên quyết trong việc đấu tranh chống Pháp

B. Có thái độ không kiên quyết đễ thỏa hiệp với Pháp

C. Có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để

D. Có thái độ phản đối đấu tranh cách mạng

Câu 7. Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân bắt đầu chuyển sang thời kì đấu tranh tự giác.

A. Bải công của công nhân Sài Gòn- Chợ Lớn                      B. Bãi công của công nhân Ba Son

B. Đảng cộng Sản Việt Nam ra đời                                        D. Sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản

Câu 8. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam?

A. Gửi bản yếu sách 8 điểm đến hội nghị Véc xai (1919).

  1. Đọc bản sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê Nin (7/1920)

C. Lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pa ri (1921)

D. Sáng lập HộiViệt Nam Cách mạng Thanh niên ( 6/1925).

Câu 9. Giai cấp công nhân Việt Nam có nguồn gốc xuất thân từ ?                      

A. Giai cấp tư sản bị phá sản

B. Giai cấp nông dân

C. Giai cấp tiểu tư sản bị chèn ép.

D. Thợ thủ công bị thất nghiệp.

Câu 10:  Trong chính sách thương nghiệp, thực dân Pháp đã đánh thuế nặng hàng hóa nước ngoài vì muốn.

A. tạo sự cạnh tranh hàng hóa các nước nhập vào Đông Dương.

B. cản trở sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài.

C. độc chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương.

D. tạo điều kiện cho thương nghiệp Đông Dương phát triển.

Câu 11. Lý do cơ bản mà trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, tư bản Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam?

A. Vì phải đầu tư vốn lớn, mà quay vòng vốn lại chậm.

B. Vì phải đầu tư nhiều kĩ thuật, để lại cơ sở vật chất cho thuộc địa.

C. Vì sợ kinh tế Việt Nam cạnh tranh với nền kinh tế chính quốc.

D. Hạn chế sự phát triển và buộc kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào kinh tế Pháp.

Câu 12. Điểm khác biệt về hướng đi tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với các vị tiền bối đi trước là

A. đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.                                

B. đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nuớc.

C. đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.

D. đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.

Câu 13. Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là nguyên nhân khách quan làm cho phong trào yêu nước dân chủ tư sản 1919 - 1926 cuối cùng bị thất bại?

A. Tầng lớp tiểu tư sản còn bấp bênh.

B. Thực dân Pháp còn đang mạnh nên đủ sức đàn áp phong trào.

C. Giai cấp tư sản dân tộc do yếu kém về kinh tế, chính trị.

D. Do các phong trào chưa liên kết với nhau.

Câu 14. Mục tiêu chính của phong trào yêu nước dân chủ tư sản trong những năm 1919 – 1925 là

A. đòi một số quyền lợi về kinh tế và chính trị của giai cấp.

B. chống bọn tư bản Pháp nắm độc quyền xuất cảng lúa gạo.

C. đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội châu.

D. thành lập Đảng Lập hiến tập hợp lực lượng quần chúng chống Pháp.

Câu 15. So với giai cấp công nhân quốc tế, công nhân Việt Nam có đặc điểm riêng nào sau đây?

A. Bị ba tầng áp bức bóc lột.

B. Ra đời cùng lúc với giai cấp tư sản.

C. Làm việc tại những thành phố lớn.

D. Bị giai cấp tư sản bóc lột.

Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của nông dân Việt Nam?

A. Chiếm số đông trong xã hội.

B. Là lực lượng đông đảo của cách mạng.

C. Bị bần cùng hóa trên qui mô lớn.

D. Có trình độ cao.

Câu 17. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân trong những năm 1919 - 1924 là

A. đòi quyền lợi về kinh tế.

B. đòi quyền lợi về chính trị.

C. đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị.

D. chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc.

Câu 11. Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc Việt nam là?

A. Sáng lạp ra Đảng Cộng Sản Việt Nam                    B. Gửi bản yêu sách lên Hội nghị Véc xai

C. Tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc                 D. Truyền bá chủ nghĩa Mác-  Lê nin

Câu 3. Ý nghĩa lớn nhất  trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến 1925 là gì?

A. Sự chuẩn bị tư tưởng, chính trị và tổ chức cho thành lập Đảng (1930)

B. Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam(1921-1930)

C. Quá trình thành lập ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam(1929)

D. Quá trình thực hiện chủ trương “ Vô sản hóa” (1928)

Câu 16. Nội dung lớn nhất trong khuynh hướng cách mạng Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đó là?

A. Sự xuất hiện và phát triển của khuynh hướng vô sản

B. Sự thất bại của khuynh hướng dân chủ tư sản.

C. Sự tồn tại song song 2 khuynh hướng vô sản và tư sản.

D. Sự tháng thế của khuynh hướng vô sản

Câu 17.  Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng được xem là

A. văn kiện của Đảng.

B. tài liệu chính trị đặc biệt của Đảng.

C. nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 18. Chương trình hành động của Việt Nam Quốc dân đảng được công bố năm 1929 đã xác định tư tưởng cốt lõi của tổ chức là gì? 

A. Độc lập và tự do.

B. Độc lập và dân chủ.

C. Tự do, bình đẳng, bác ái.

D. Thiết lập xã hội bình đẳng, bác ái.

Câu 19. Tổ chức nào dưới đây là hạt nhân đưa tới sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng (6-1929)?

A. Hội Việt Nam Nghĩa đoàn.

B. Tân Việt Cách mạng đảng.

C. Việt Nam Quốc dân đảng.

D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 20. Tác phẩm nào dưới đây là cơ quan ngôn luận của hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?

A. Báo Thanh Niên.   

B. Đường Cách Mệnh.

C. Bản án chế độ thực dân.                          

D. Báo Người cùng khổ.

Câu 21. Tác phẩm nào dưới này tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luỵên đào tạo cán bộ cách mạng ?

A. Nhật kí trong tù.

B. Đường Cách mệnh.

C. Hồ Chí Minh toàn tập.

D. Bản án chế độ thực dân Pháp.

Câu 22. Đại biểu của tổ chức cộng sản nào dưới đây không tham dự Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930?

A. Đông Dương Cộng sản Đảng.

B. An Nam Cộng sản Đảng.

C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

D. An Nam cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.

Câu 23. Mục tiêu hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng (27-12-1927) là gì?

A. Đánh đuổi thực dân Pháp xoá bỏ ngôi vua.

B. Đánh đuổi thực dân Pháp thiếp lập dân quyền.

C. Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.

D. đánh đổ ngôi vua, đánh duổi giặc Pháp lập nên nước Việt Nam độc lập.

Câu 24. Năm 1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân hoá thành tổ chức cộng sản nào sau đây ?

A. Đảng Tân Việt và Đông Dương Cộng sản liên đoàn

B. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng

C. Việt Nam Quốc dân Đảng và Đông Dương Cộng sản đảng

D. Đông Dương Cộng sản đảng  và Đông Dương cộng sản liên đoàn

Câu 25. Mục đích hoạt động cơ bản của tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên khi ra đời là

A. tập hợp quần chúng đấu tranh.

B. truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê Nin.

C. xây dựng cơ sở trong quần chúng.

D. lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống Pháp, tay sai.

Câu 26. Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á đông đã đề ra chủ trương nào dưới đây?

A. Tiến hành cách mạng bằng bạo lực, xây dựng chính thể Cộng hòa.

B.  Thực hiện phong trào “vô sản hóa” đoàn kết các dân tộc chống đế quốc thực dân.

C. Liên lạc các dân tộc bị áp bức để cùng làm, đánh đổ đế quốc.

D. Lãnh đạo quần chúng trong nước liên lạc các dân tộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Câu 27. Sau khi dự lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ ở Quảng Châu học viên ưu tú Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên tiếp tục thực hiện nhiệm vụ gì dưới đây ?

A. Xây dựng cơ sở trong Việt kiều ở Xiêm.

B. Được cử đi học ở một số trường tại Trung Quốc, Liên Xô.

C. Bí mật về Việt Nam truyền bá lí luận giải phóng dân tộc.

D. Tập hợp xây dựng lực lượng cho cuộc đấu tranh chống Pháp.

Câu 28. Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây dẫn đến cuộc Khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) thất bại?

A. Đế quốc Pháp còn mạnh.

B. Giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo.

C. Khởi nghĩa nổ ra hoàn toàn bị động.

D. Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng còn non yếu.

Câu 29. Việt Nam Quốc dân đảng được thành lập tháng 12/1927 là chính đảng của giai cấp nào ?

A. Tư sản Việt Nam

B. Vô sản Việt Nam

C. Nông dân Việt Nam

D. Tiểu tư sản trí thức

Câu 30. Nội dung nào dưới đây phản ánh ý nghĩa lịch sử lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Yên Bái ?

A. Cổ vũ lòng yêu nước, chí căm thù của nhân dân ta với bè lũ cướp nước và tay sai.

B. Thể hiện vai trò lành đạo cách mạng của giai cấp tư sản dân tộc.

C. Nối tiếp truyền thống yêu nước của giai cấp tư sản.

D. Đáp ứng một phần yêu cầu của nhiệm vụ dân tộc của nhân dân ta.

Câu 31. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản

A. là bước ngoặt của phong trào cách mạng Việt Nam.

B. là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

B. là xua thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc.

D. là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của chính đảng cộng sản sau này.

Câu 32. Tư  tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Áí Quốc soạn thảo là gì ?

A. Tư tưởng độc lập, tư do.

B. Tư tưởng dân chủ và tự do.

C. Tư tưởng bình đẳng, bác ái.

D. Độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.

Câu 33. Điểm khác nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng là gì ?

A. Xác định lực lượng cách mạng Việt Nam.

B. Xác định nhiệm vụ và lực lượng cách mạng.

C. Xác định vị trí cách mạng Việt Nam.

D. Xác định chiến lược cách mạng Việt Nam.

Câu 34.  Tổ chức nào dưới đây hoạt động theo khuynh hướng cách mạng vô sản sớm nhất của Việt Nam?

A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

B. Đông Dương cộng sản đảng.

C. An Nam cộng sản đảng.

D. Đông dương cộng sản liên đoàn.

Câu 35. Sắp xếp các sự kiện dưới  đây  theo đúng trình tự thời gian. sau:

1. Chủ trương ”Vô sản hóa” của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.

2. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên sáng lập báo Thanh niên.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập.

4. Đông Dương cộng sản đảng thành lập.

A. 1,2,3,4.                           

B. 2,1,3,4.                            

C. 3,1,2,4.                            

D. 2,1,4,3.

Câu 36. Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây dẫn đến thất bại của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam?

A. Thiếu đường lối chính trị đúng đắn và phương pháp khoa học.

B. So sánh lực lượng không có lợi cho cách mạng, thời cơ chưa xuất hiện.

C. Ngọn cờ tư tưởng tư sản đã lỗi thời, không tập hợp được lực lượng.

D. Nổ ra trong tình thế bị động, tổ chức thiếu chu đáo, Pháp đang mạnh.

Câu 37. Sự ra đời và hoạt động của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 đã có hạn chế nào dưới đây?

A. Làm phong trào cách mạng Việt Nam chậm phát triển.

B. Ngăn cản sự đoàn kết lực lượng cách mạng Việt Nam.

C. Tranh giành phạm vi ảnh hưởng của tổ chức đảng với nhau.

D. Làm mất đoàn kết, ảnh hưởng không tốt đến cách mạng Việt Nam.

Câu 38. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam vì

A. giai cấp công nhân là lực lượng đông đảo.

B. công nhân có ý thức quyền lợi giai cấp.

C. giai cấp công nhân có tinh thần Cách mạng triệt để.

D. công nhân là lực lượng đại diện cho phương thức sản xuất mới.

Câu 39.  Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc thành lập Đảng đầu năm 1930 ?

A. Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp của nhân dân Việt Nam.

B. Đã hình thành nên khối liên minh công-nông, trở thành nòng cốt cách mạng.

C. Là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử trên con đường giải phóng dân tộc.

D. Là sản phẩm kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin và phong trào yêu nước.

Câu 40. Nhận xét nào dưới đây là đúng với tác động chủ trương “vô sản hóa” đối với phong trào công nhân?

A. Phong trào công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác.

B. Phong trào công nhân đã chuyển biến mạnh mẽ về chất.

C. Phong trào công nhân được đánh dấu bước tiến mới tăng nhanh về số lượng.

D. Phong trào công nhân có bước chuyển biên mạnh mẽ, có sự liên kết chặt chẽ hơn.

Câu 41. Tại sao khẳng định tác phẩm đường cách mệnh đã trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân cho các tầng lớp nhân dân?

A Tuyên truyền tư tưởng đánh đổ đế quốc, thiết lập xã hội tự do,bình đẳng, bác ái.

B. Thể hiện quan điểm về cách mạng và đường lối giải phóng dân tộc Việt Nam.

C. Tuyên truyền tư tưởng giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa thực dân.

D. Tuyên truyền giáo dục lí luận và  xây dựng tổ chức cách mạng.

Câu 42. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 - 1933 đã tác động đến ngành kinh tế nào đầu tiên ở nước ta?

A. Nông nghiệp.                     B. Công nghiệp.          C. Thương nghiệp.      D. Dịch vụ.

Câu 43: Luận cương chính trị tháng 10- 1930 nặng về. 

A.đấu tranh giải phóng dân tộc                      B.đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất

C.đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp      D.đấu tranh giai cấp và bạo lực cách mạng

Câu 44: Điều gì đã chứng tỏ rằng: Từ tháng 9/1930 trở đi phong trào cách mạng 1930 - 1931 dần đạt tới đỉnh cao? 

A. Sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa và thành lập chính quyền Xô viết.

B. Phong trào diễn  ra sôi nổi, rộng khắp trong cả nước.

C. Vấn đề ruộng đất của nông dân được giải quyết triệt để.

D. Đã thực hiện được liên minh công - nông vững chắc.

Câu 45: Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7-1935) xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thế giới là gì?

A. Chống chủ nghĩa đế quốc.                                    

B. Chống chủ nghĩa phát xít.

C. Chống chủ nghĩa thực dân.                                               

D. Chống chế độ phản động thuộc địa

Câu 46: Phương pháp đấu tranh của cách mạng thời kì 1936 – 1939 là sự kết hợp.

A. công khai, bí mật và đấu tranh vũ trang.               

B. hợp pháp, bất hợp pháp, đấu tranh chính trị.

C. công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.

D. đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, bất hợp pháp.

Câu 47: Mục tiêu đấu tranh trong giai đoạn 1936 - 1939 được Đảng xác định là.

A. Đánh đổ đế quốc - phát xít.                                  

B. Độc lập dân tộc và người cày có ruộng.

C. Tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

D. Đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc.

Câu 48: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) đã chủ trương thành lập.

A. Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương.

B. Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh.

C. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

Câu 49: Tại Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935) đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là. 

A. Chủ nghĩa đế quốc, thực dân.                                B. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

C. Chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa đế quốc.         D. Chủ nghĩa phát xít.

Câu 50: Tại sao phong trào dân chủ 1936 – 1939 thu hút được sự hưởng ứng đông đảo của các tầng lớp nhân dân?

A. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.

B. Quần chúng đã được tuyên truyền và giác ngộ cao về chính trị.

C. Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp nới lỏng một số chính sách tiến bộ.

D. Đảng đã có mục tiêu, phương pháp và khẩu hiệu đấu tranh phù hợp.

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Câu hỏi ôn tập phần lịch sử Việt Nam năm học 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh  ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF