YOMEDIA

Đề cương ôn tập Chuyên đề Amino axit môn Hóa học 12 năm 2019-2020

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Đề cương ôn tập Chuyên đề Amino axit môn Hóa học 12 năm 2019-2020. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp với mục đích giúp các em ôn tập kiến thức, củng cố kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm, đồng thời tự đánh giá năng lực bản thân, đề ra kế hoạch ôn tập hợp lý. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ AMINO AXIT MÔN HÓA HỌC 12

 

Lý thuyết:

Câu 1: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử

   A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino.                                B. chỉ chứa nhóm amino.

   C. chỉ chứa nhóm cacboxyl.                                                   D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon.

Câu 2: Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit?

   A. C2H5NH2                         B. H2NCH2COOH                    C. CH3COOC2H5          D. HCOONH4     

Câu 3: Chất nào sau đây là -aminoaxit?

   A. HOCH(CH3)COOH                                                          C. H2NCH2CH2COOH.

   C. H2NCH(CH3)NH2                                                             D. H2NCH(CH3)COOH.

Câu 4: Công thức của glyxin là:

   A. CH3H2                             B. C2H5NH2                               C. H2NCH2COOH       D.H2NCH(CH3)COOH

Câu 5: Công thức của alanin là:

   A. H2NCH2COOH              B. C6H5NH2.                              C. C2H5CH2                 D. CH3CH(NH2)COOH

Câu 6: Công thức phân tử của valin là:

   A. C6H14ON2                       B. C6H13O2N                              C. C5H11O2N.                D. C5H9O4N.

Câu 7: Công thức phân tử của axit glutamic là:

   A. C6H14ON2                       B. C6H13O2N                              C. C5H11O2N.                D. C5H9O4N.

Câu 8: Công thức phân tử của lysin là:

   A. C6H14ON2                       B. C6H13O2N                              C. C5H11O2N.                D. C5H9O4N.

Câu 9: Amino axit có phân tử khối nhỏ nhất là

   A. Glyxin                             B. Alanin                                    C. Valin                         D. Lysin

Câu 10: C4H9O2N có mấy đồng phân amino axit có nhóm amino ở vị trí α?

  A. 4.                                     B. 3.                                           C. 2.                               D. 5.

Câu 11: Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C4H9O2N? 

   A. 3 chất.                             B. 4 chất.                                    C. 5 chất.                       D. 6 chất.      

Câu 12: Tên gọi của aminoaxit nào sau đây là đúng

   A. H2N-CH2-COOH (glixerin)                                               B. CH3-CH(NH2)-COOH (anilin)

   C. CH3-CH(CH3)-CH(NH2)COOH (valin)                            D. HCOO-(CH2)2-CH(NH2)COOH

Câu 13: Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C3H7O2N? 

   A. 3 chất.                             B. 4 chất.                                    C. 2 chất.                       D. 1 chất.       .

Câu 14: Aminoaxit không thể phản ứng với loại chất nào sau đây:

   A. Ancol                              B. Dung dịch Brom                   C. Axit và axit nitrơ    D. Kim loại, oxit bazơ và muối.

Câu 15: Trong các chất dưới đây, chất nào là glixin?

   A. H2N-CH2-COOH                                                               B. CH3–CH(NH2)–COOH  

   C. HOOC-CH2CH(NH2)COOH                                            D. H2N–CH2-CH2–COOH  

Câu 16: Dung dịch của chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím :

   A. Glixin (CH2NH2-COOH)                                                  B. Lizin (H2NCH2-[CH2]3CH(NH2)-COOH)  

   C. Axit glutamic (HOOCCH2CHNH2COOH)                      D. Natriphenolat (C6H5ONa)

Câu 17: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2?

   A. NaCl.                               B. HCl.                                       C. CH3OH.                    D. NaOH.

Câu 18: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là

   A. C6H5NH2.                        B. C2H5OH.                               C. H2NCH2COOH.       D. CH3NH2.

Câu 19: Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là

   A. C2H5OH.                         B. CH2 = CHCOOH.                 C. H2NCH2COOH.       D. CH3COOH

Câu 20: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH (phenol).  Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là

   A. 4.                                     B. 2.                                           C. 3.                               D. 5.

Câu 21: Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với:

   A. dung dịch KOH và dung dịch HCl.                                  B. dung dịch NaOH và dung dịch NH3.

   C. dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4 .                              D. dung dịch KOH và CuO.

Câu 22: Axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) tác dụng được với dung dịch

   A. NaNO3.                           B. NaCl.                                     C. NaOH.                      D. Na2SO4.

Câu 23: Dung dịch của chất nào trong các chất dưới đây không làm đổi màu quỳ tím ?

   A. CH3NH2.                                                                            B. NH2CH2COOH                   

   C. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH.                                     D. CH3COONa.

Câu 24: Để phân biệt 3 dung dịch H2NCH2COOH, CH3COOH và C2H5NH2 chỉ cần dùng một thuốc thử là       

   A. dung dịch NaOH.           B. dung dịch HCl.                     C. natri kim loại.    D. quỳ tím.  

Câu 25: Phát biểu nào dưới đây về amino axit là không đúng?

  A. Hợp chất H2NCOOH là amino axit đơn giản nhất

  B. Thông thường dạng ion lưỡng cực là dạng tồn tại chính của amino axit

  C. Amino axit ngoài dạng phân tử (H2NRCOOH) còn có dạng ion lưỡng cực (H3N+RCOO-)

  D. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl

Câu 26: Glixin không tác dụng với 

   A. H2SO4 loãng.                   B. CaCO3.                                  C. C2H5OH.                   D. NaCl. 

Câu 27: Có các dung dịch riêng biệt sau: C6H5-NH3Cl (phenylamoni clorua), H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, ClH3N-CH2-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, H2N-CH2-COONa. Số lượng các dung dịch có pH < 7 là 

   A. 2.                                     B. 5.                                           C. 4.                               D. 3.

Câu 28 : Cho các chất sau: H2NCH2COOH (X), CH3COOH3NCH3 (Y), C2H5NH2 (Z), H2NCH2COOC2H5(T). Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là:

   A. X, Y, Z, T.                      B. X, Y, T.                                C. X, Y, Z.                     D. Y, Z, T.

Câu 29: Cho dãy các chất sau: tripanmitin, axit aminoaxetic, Ala-Gly-Glu, etyl propionat. Số chất trong dãy có phản ứng với dung dịch NaOH (đun nóng) là

   A. 2.                                     B. 4.                                           C. 1.                               D. 3.

Câu 30: Phát biểu nào dưới đây về amino axit là không đúng:

  A. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức trong phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.

  B. Hợp chất H2NCOOH là aminoaxit đơn giản nhất.

  C. Aminoaxit ngoài dạng phân tử (H2NRCOOH) còn có dạng ion lưỡng cực (H3N+RCOO-)

  D. Thông thường dạng ion lưỡng cực là dạng tồn tại chính của aminoaxit.

Câu 31: Cho các phát biểu sau:

   (a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol.

   (b) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom.

   (c) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

   (d) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH.

Số phát biểu đúng là

   A. 3.                                     B. 4.                                           C. 1.                               D. 2.

Câu 32: Cho các chất sau: fructozơ, glucozơ, etyl axetat, Val-Gly-Ala. Số chất phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, tạo dung dịch màu xanh lam là:

   A. 4.                                     B. 2.                                           C. 1.                               D. 3.

Câu 33: Cho các dãy chất sau : CH3COOCH3, C2H5OH, H2NCH2COOH, CH3NH2. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là 

   A. 2.                                     B. 3.                                           C. 4.                               D. 1.

Câu 34: Cho các dãy chất sau : C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là 

   A. 2.                                     B. 5.                                           C. 3.                               D. 4.

Câu 35: Cho dãy chất sau: H2NCH(CH3)COOH, C6H5OH (phenol), CH3COOCH3, C2H5OH, CH3NH3Cl. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch KOH đun nóng là:

   A. 3.                                     B. 2.                                           C. 5.                               D. 4.

Câu 36: Cho các chất sau: H2NCH2COOH (X), CH3COOH3NCH3 (Y), C2H5NH2 (Z), H2NCH2COOC2H5 (T). Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là

   A. X, Y, Z, T.                      B. X, Y, T.                                 C. X, Y, Z.                     D. Y, Z, T.

Câu 37: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Quỳ tím

Chuyển màu hồng

Y

Dung dịch I2

Có màu xanh tím

Z

Dung dịch AgNO3 trong NH3

Kết tủa Ag

T

Nước brom

Kết tủa trắng

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:

   A. axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozơ.                             B. axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin.

   C. axit glutamic, glucozơ, tinh bột, anilin.                             D. anilin, tinh bột, glucozơ, axit glutamic

Câu 38: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

  1.  

Dung dịch AgNO3 trong NH3

Kết tủa Ag

  1.  

Quỳ tím

Chuyển màu xanh

  1.  
  1.  

Màu xanh lam

  1.  

Nước Brom

Kết tủa trắng

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:

  1. Anilin, glucozơ, lysin, etyl fomat.                                              B. Glucozơ, lysin, etyl fomat, anilin. 
  2. Etyl fomat, anilin, glucozơ, lysin.                                               D. Etyl fomat, lysin, glucozơ, anilin.

Câu 39: Cho các chất: etyl fomat, glucozơ, saccarozơ, tinh bột, glyxin. Số chất bị thủy phân trong môi trường axit là

   A. 4.                                     B. 2.                                           C. 1.                               D. 3.

Câu 40: Cho các phát biểu sau:

   (a) Dung dịch lòng trắng trứng bị đông tụ khi đun nóng.

   (b) Trong phân tử lysin có một nguyên tử nitơ.

   (c) Dung dịch alanin là đổi màu quỳ tím.

   (d) Triolein có phản ứng cộng H2 (xúc tác Ni, to).

   (e) Tinh bột là đồng phân của xenlulozơ.

   (g) Anilin là chất rắn, tan tốt trong nước.

Số phát biểu đúng là

   A. 4.                                     B. 2.                                           C. 1.                               D. 3.

Câu 41: Cho axit cacboxylic X tác dụng với amin Y thu được muối Z có công thức phân tử C3H9O2N. Số công thức cấu tạo thõa mãn của X là:

   A. 2.                                     B. 5.                                           C. 3.                               D. 4.

Câu 42: Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2. Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z; còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T Các chất Z và T lần lượt là

   A. CH3OH và NH3.          B. CH3OH và CH3NH2.               C. CH3NH2 và NH3.      D.C2H5OHvà N2.

Câu 43: Hai chất hữu cơ X, Y có cùng CTPT là C3H7NO2, đều là chất rắn ở nhiệt độ thường. Chất X phản ứng với dung dịch NaOH, giải phóng khí. Chất Y có phản ứng trùng ngưng. Các chất X và Y lần lượt là:

   A. Vinylamoni fomat, amoni acrylat.                                    

   B. Amoni acrylat, axit 2-aminopropionic

   C. Axit 2-aminopropionic, amoni acrylat.                             

   D.Axit2-aminopropionic và axit 3-aminopropionic.

Câu 44: Cho sơ đồ: H2N-CH2-COOH  X  Y. Chất Y là

   A. ClH3NCH2COOH.      B. ClH3NCH2COOONa.              C. H2NCH2COONa.     D. H2NCH2COOH.

Câu 45: Chất X có công thức phân tử C4H9O2N. Biết:

X + NaOH  → Y + CH4O

Y + HCl (dư) → Z + NaCl   

Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là:

  1. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.
  2. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.
  3. H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH.
  4. CH3CH(NH2)COOC2H5 và CH3CH(NH2)COOH.

Bài tập

Câu 1: Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH thu được dung dịch chứa 28,25 gam muối. Giá trị của m là:

     A. 28,25                           B. 18,75                             C. 21,75                              D. 37,50.

Câu 2: Cho m gam alanin phản ứng với dung dịch NaOH , thu được dung dịch chứa 11,1 gam muối. Giá trị của m là:

     A. 9,3                               B. 11,1                               C. 8,9                                  D. 7,5.

Câu 3: Cho 0,1 mol -aminoaxit phản ứng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl 0,5M thu được dung dịch A. Cho dung dịch NaOH 0,5M vào dung dịch A thì thấy cần vừa hết 600ml. Số nhóm –NH2 và –COOH của axitamin lần lượt là?

     A. 1 và 1                          B. 1 và 3                            C. 1 và 2                             D. 2 và 1

Câu 4: Cho 0,01 mol amino axit A tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch HCl 0,125M. Cô cạn dung dịch được 1,835g muối. Khối lượng phân tử của A là?

     A. 97                                B. 120                                C. 147                                 D. 157

Câu 5: Trong phân tử amino axit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là?

     A. H2NC3H6COOH         B. H2NCH2COOH            C. H2NC2H4COOH            D. H2NC4H8COOH

Câu 6: Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67g muối khan. Mặt khác, 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40g dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là?

     A. (H2N)2C3H5COOH     B. H2NC2H3(COOH)2       C. H2NC3H6COOH            D. H2NC3H5(COOH)2

Câu 7: Hợp chất Y là một aminoaxit. Cho 0,02 mol Y tác dụng vừa đủ với 80ml dd HCl 0,25M. Sau đó cô cạn được 3,67g muối. Mặt khác, trung hòa 1,47g Y bằng một lượng vừa đủ dung dịch NaOH,cô cạn dung dịch thu được 1,91g muối. Biết Y có cấu tạo mạch không nhánh. CTCT  của Y là ?

     A. H2NCH2CH2COOH                                              B. CH3CH(NH2)COOH  

     C. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH                          D. HOOCCH2CH(NH2)COOH

Câu 8: Cho 0,2 mol amino axit X phản ứng vừa đủ với 100ml dd HCl 2M thu được dung dịch A. Cho dung dịch A phản ứng vừa đủ với dd NaOH, sau phản ứng, cô cạn sản phẩm thu được 33,9g muối. X có tên gọi là?

     A. Glyxin                         B. Alanin                           C. Valin                              D. Axit glutamic

Câu 9: Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl dư thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được m2 gam muối Z. Biết m2 – m1 = 7,5. Công thức phân tử của x là?

     A. C4H10O2N2                  B. C5H9O4N                       C. C4H8O4N2                      D. C5H11O2N

Câu 10: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175ml dd HCl 2M thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là?

     A. 0,50                             B. 0,65                               C. 0,70                                D. 0,55

Câu 11: Cho 19,1 gam hỗn hợp CH3COOC2H5 và H2NCH2COOC2H5 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là:

     A. 16,6.                            B. 17,9.                              C. 19,4.                               D. 9,2.

Câu 12: Cho 0,15 mol axit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là:

     A. 0,65                             B. 0,7                                 C. 0,55                                D. 0,5

Câu 13: Cho 0,1 mol lysin tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

     A. 33,6.                            B. 37,2.                              C. 26,6.                               D. 33,4

Câu 14: Cho m gam alanin tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH thu được dung dịch X, để tác dụng hết với các chất trong X cần dùng 0,35 mol HCl. Giá trị của m là :

     A. 13,35.                          B. 17,80.                            C. 31,15.                             D. 48,95.

Câu 15: Cho m gam glyxin tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol HCl thu được dung dịch X, để tác dụng hết với các chất trong X cần dùng 0,5 mol NaOH. Giá trị của m là :

     A. 15,0.                            B. 26,70.                            C. 37,5.                               D. 22,5.

Câu 16: X là một amino axit có công thức tổng quát dạng H2N – R – COOH. Cho 8,9g X tác dụng với 200ml dung dịch HCl 1M , thu được dung dịch Y. Để phản ứng với hết với các chất trong dd Y cần dùng 300ml dd NaOH 1M. Công thức cấu tạo đúng của X là ?

     A. H2N-CH2-COOH                                                  B. H2N-CH2-CH2-COOH 

     C. CH3CH(NH2)COOH                                             D. CH3CH2CH(NH2)COOH

Câu 17: Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N phản ứng với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

   A. HCOOH3NCH=CH2.                                              B. H2NCH2CH2COOH

   C. CH2=CHCOONH4.                                                 D. H2NCH2COOCH3.

Câu 18: Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là

   A. (H2N)2C3H5COOH.                                                 B. H2NC2C2H3(COOH)2.

   C. H2NC3H6COOH.                                                    D. H2NC3H5(COOH)2.

Câu 19: Cho 100 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,5M, thu được dung dịch chứa 5 gam muối. Công thức của X là

   A. H2NC3H6COOH                                                     B. H2NC3H5(COOH)2       

   C. (H2N)2C4H7COOH                                                  D. H2NC2H4COOH

Câu 20: Cho 0,02 mol α – amino axit X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,04 mol NaOH. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,02 mol HCl, thu được 3,67 gam muối. Công thức của X là :

   A. HOOC – CH2CH2CH(NH2) – COOH.                   B. H2N – CH2CH(NH2) – COOH.

   C. CH3CH(NH2) – COOH.                                         D. HOOC – CH2CH(NH2) – COOH.

...

Trên đây là phần trích dẫn Đề cương ôn tập Chuyên đề Amino axit môn Hóa học 12 năm 2019-2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF