Sáng kiến kinh nghiệm: Kiểm tra bài cũ môn Tiếng Anh bậc Tiểu học Mẫu sáng kiến kinh nghiệm cấp Tiểu học

Sau đây, mời quý thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo mẫu Sáng kiến kinh nghiệm: Kiểm tra bài cũ môn Tiếng Anh bậc Tiểu học.

Hy vọng với các tài liệu này, sẽ giúp quý thầy cô, các cấp cán bộ quản lý phần nào đạt hiệu quả hơn trong giảng dạy và công tác. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn đọc giả cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Sáng kiến kinh nghiệm
Kiểm tra bài cũ môn Tiếng Anh bậc Tiểu học

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, câu nói của Bác, cho tới bây giờ vẫn còn nguyên giá trị.

Đảng và Nhà nước ta ngày một trú trọng và đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là môn tiếng Anh.

Việc sử dụng tiếng Anh càng trở nên cấp bách trong thời kì công nghệ thông tin( CNTT), khi mà Internet là một cánh cửa mở ra tất cả những thông tin con người cần thì tiếng Anh chính là chìa khóa để mở cánh cửa đó.

Trong những năm gần đây, Bộ GD&ĐT kết hợp với Hội đồng Anh (Brishtish Council) đầu tư đào tạo cho giáo viên tiếng Anh trên toàn quốc nhằm mục tiêu tới năm 2020 sẽ có đủ giáo viên đạt chuẩn giảng dạy và học sinh, đặc biệt là tất cả học sinh Tiểu học sẽ được học tiếng Anh 4 tiết/ 1 tuần.

Tuy vậy, việc học sẽ trở nên không hiệu quả và thiếu động lực nếu như không có việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, trong đó việc kiểm tra bài cũ là hết sức quan trọng.

Trước kia, khi học sinh nghe giáo viên nói kiểm tra bài cũ là các em học sinh cảm thấy lo lắng và căng thẳng. Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học, dạy học lấy học sinh làm trung tâm cùng với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã phần nào làm thay đổi cách thức và hình thức kiểm tra bài cũ của giáo viên.

Môn tiếng Anh ở Bậc Tiểu học hiện nay vẫn còn là một môn học mới mẻ đối với các em học sinh. Vì vậy, để tạo hiệu quả cho việc học tiếng Anh cũng như tạo sự yêu thích và hứng thú học tập cho các em, tránh gây áp lực cho học sinh trong quá trình kiểm tra bài cũ đòi hỏi người giáo viên phải có cách thức kiểm tra phù hợp. vì những lí do trên mà tôi đã chọn “ Kinh nghiệm kiểm tra bài cũ môn tiếng Anh Bậc Tiểu học” làm đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm của mình.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

Mục tiêu của đề tại là kiểm tra đánh giá được mức độ học tập của học sinh nhưng không gây áp lực cho học sinh.

Phát huy được khả năng sáng tạo và sự năng động trong học tập của học sinh.

Làm cho học sinh yêu thích môn tiếng Anh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Chia sẻ kinh nghiệm đồng thời ghi nhận những góp ý từ đồng nghiệp nhằm đưa ra những kinh nghiệm tốt nhất để áp dụng trong dạy học tiếng Anh.

Nhiệm vụ của đề tài là đưa ra nhưng hình thức kiểm tra bài cũ phù hợp và hiệu quả đối với học sinh.

Nêu lên được những mặt mạnh, mặt yếu của đề tài.

3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các em học sinh khối 3 học theo chương trình SGK mới 4 tiết/ 1 tuần của trường TH. Đinh Tiên Hoàng.

4. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các em học sinh khối 3 của trường TH Đinh Tiên Hoàng.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp tổng hợp

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

II. PHẦN NỘI DUNG

1. Cơ sở lí luận

Mục tiêu của nhà nước ta theo Đề án 1400 là “…đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, và Đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Để đạt được mục tiêu lớn đó thì ngay từ bậc Tiểu học học sinh phải được học tiếng Anh một cách bài bản và được đi đúng hướng.

Học tiếng nói chung và học tiếng Anh nói riêng đòi hỏi một quá trình lâu dài và bền bỉ. Việc tạo cho các em học sinh một nền tảng vững chắc với môn tiếng Anh cho các cấp học cao hơn là một trọng trách của các giáo viên tiếng Anh bậc Tiểu học, đòi hỏi mỗi giáo viên phải học hỏi, tìm tòi và sáng tạo rất nhiều để đáp ứng được mục tiêu đề ra là sau khi hoàn thành chương trình Tiểu học, các em học sinh có thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp một cách đơn giản.

Cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa , đổi mới phương pháp giảng dạy thì vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập. Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá là hai hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau . Đổi mới kiểm tra đánh giá là động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo.

2. Thực trạng

a. Thuận lợi, khó khăn

+ Thuận lợi

Cùng với việc thực hiện Đề án dạy học 1400 của Bộ giáo dục và đào tạo, trường TH Đinh Tiên Hoàng được trang bị các trang thiết bị dạy học hiện đại như bảng thông minh. Đây là điều kiện tốt giúp giáo tôi thực hiện các thủ thuật kiểm tra bài cũ đối với học sinh khi có các trang thiết bị hỗ trợ.

Phòng GD&ĐT .......... rất quan tâm tới việc dạy và học bộ môn tiếng Anh. Phòng GD luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên phát huy được khả năng của mình.

Trong những năm gần đây, Sở GD&ĐT cũng như Phòng GD&ĐT rất quan tâm tới việc dạy và học tiếng Anh, đặc biệt là ở bậc Tiểu học. Giáo viên tiếng Anh được tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cũng như phương pháp giảng dạy từng bước tiếp cận với những phương pháp dạy học tiên tiến đáp ứng nhu cầu của thời đại. Nhờ việc được tham gia các lớp tập huấn về đó mà tôi học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.

Ban lãnh đạo nhà trường cũng luôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học tiếng Anh. Nhà trường đã bố trí phòng học tiếng Anh riêng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên tiếng Anh dạy học.

Đội ngũ giáo viên tiếng Anh trẻ, nhiệt tình, hết lòng vì học sinh thân yêu.

Càng ngày càng có nhiều chương trình học bổ trợ cho môn tiếng Anh, các em học tập cả trên lớp và ở phòng máy, học qua mạng Internet. Ngoài ra các em còn tham gia vào các cuộc thi giải tiếng Anh qua mạng và giao lưu Olympic tiếng Anh tiểu học, phần nào đã giúp nâng cao chất lượng học sinh. Học sinh được học môn tiếng Anh 4 tiết/ 1tuần giúp các em có nhiều thời gian thực hành trên lớp.

+ Khó khăn:

Qua thực dạy bộ môn tiếng Anh ở Tiểu học, tôi nhận thấy một thực trạng chung là hầu hết học sinh chưa nhận thấy tầm quan trọng khi học môn tiếng Anh; vẫn còn lơ là xem nhẹ bộ môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học nên trong quá trình học, các em vẫn chưa tập trung cao độ để bài học có kết quả cao.

Một trong các thực trạng khó khăn chung nữa đó là mức độ tiếp thu của các em còn hạn chế, đặc biệt là trường tôi hơn 50% các em là học sinh dân tộc thiểu số, gia đình khó khăn nên việc quan tâm tới việc học của con em mình còn rất hạn chế, gây khó khăn cho giáo viên trong việc tạo hứng thú cho các em trong việc học tiếng Anh.

Đặc thù một lớp học ở Việt Nam nói chung còn quá đông học sinh nên việc tập trung chú ý cũng như việc rèn luyện thực hành còn hạn chế.

Mức độ tiếp thu của học sinh trong một lớp có sự khác biệt nên cũng gây khó khăn trong việc tổ chức các hoạt dộng dạy học.

b. Thành công – hạn chế:

Khi vận dụng những kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy, tôi thấy học sinh chú ý hơn trong tiết học, các em yêu thích học tiếng Anh, từ đó chất lượng được nâng lên rõ rệt. Trong tiết học, học sinh không còn sợ kiểm tra bài cũ mà hăng hái tham gia các hoạt động.

Tuy nhiên, đây chỉ là những kinh nghiệm của cá nhân nên nó cũng có những hạn chế nhất định, mang tính chủ quan của người viết. Vì vậy, mỗi giáo viên nên chọn lọc và áp dụng phù hợp vời hoàn cảnh và điều kiện của từng trường.

c. Mặt mạnh – mặt yếu:

Đề tài thể hiện rõ nét việc đổi mới phương pháp dạy học trong giảng dạy, phát huy có hiệu quả hình thức dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tối đa sự sáng tạo, năng động của học sinh.

Đề tài rất phù hợp với tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh Tiểu học.

Các em ngày càng thích thú học hơn, từ đó nâng cao chất lượng học bộ môn tiếng Anh.

Học sinh lớp 3 và lớp được học tiếng Anh 4 tiết/ 1 tuần, đây cũng là một mặt mạnh cho việc áp dụng đề tài vì học sinh có nhiều thời gian để tham gia các hoạt động học tập, được thực hành nhiều hơn.

Bên cạnh những mặt mạnh, còn có những hạn chế sau:

Một số học sinh gia đình khó khăn, cha mẹ không nhắc nhở các em học tập ở nhà,đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số.

Môi trường sử dụng tiếng Anh của các em còn hạn chế.

Số học sinh ở một lớp học khá đông nên cũng phần nào gây khó khăn cho việc dạy và học.

d. Các nguyên nhân, yếu tố tác động:

Có được thành công trong việc áp dụng đề tài là sự cộng hưởng của nhiều yếu tố:

Sự quan tâm, chỉ đạo của Sở GD&ĐT cũng như của Phòng GD&ĐT về CSVC và trong thiết bị dạy học cũng như việc bồi dưỡng thường xuyên cho GV tiếng Anh.

Trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của địa phương và sự đồng tình của phụ huynh học sinh trong công việc.

Sự nhiệt tình của giáo viên và sự chăm chỉ, nỗ lực của học sinh.

Bên cạnh những mặt mạnh còn có những mặt yếu bởi những nguyên nhân sau:

Nhiều học sinh chưa có điều kiện tìm hiểu, học tập các kiến thức trên một số phương tiện truyền thông như mạng internet.

Đa số HS trong trường là dân tộc thiểu số nên các em chưa thật tập trung trong học tập.

Mức độ tiếp thu bài của học sinh khác nhau về trình độ nên khó khăn cho giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động dạy học.

Điều kiện, đời sống kinh tế của nhân dân còn khó khăn nên một số phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con em mình.

e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:

+ Phân tích về các yếu tố thuận lợi và những mặt mạnh:

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu làm việc và vấn đề quan hệ, giao lưu và hợp tác quốc tế ngày càng cao nên việc dạy và học môn tiếng Anh ngày càng được coi trọng là một vấn đề tất yếu. Môn tiếng Anh được quan tâm ngay từ bậc học Tiểu học và có sự tham gia đồng bộ từ Bộ GD&ĐT cho tới Phòng GD&ĐT và cả trong nhà trường. Chính vì nhu cầu học tiếng Anh mà nhiều cuộc thi đã được tổ chức, giúp các em hiểu sâu sắc hơn tầm quan trọng của việc học tiếng Anh cũng như nâng cao chất lượng học bộ môn này một cách đáng kể.

Môn tiếng Anh được đầu tư trước hết là nguồn giáo viên( tất cả các giáo viên tiếng Anh đều được cử đi học nâng cao kiến thức cũng như phương pháp dạy học). Đây là bước đầu tiên cho việc thực hiện Đề án của Bộ GD&ĐT.

Bên cạnh việc đầu tư về con người, việc giảng dạy môn tiếng Anh còn được đầu tư lớn về cơ sở vật chất và trang thiết bị, đồ dùng dạy học, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên tiếng Anh trong công tác giảng dạy. Đơn cử như đầu năm học 2013- 20..., Phòng GD&ĐT .......... đã cấp cho các trường Tiểu học tranh ảnh tự làm để phục vụ cho việc dạy sách tiếng Anh lớp 3 và lớp 4. Đây là một việc chứng tỏ sự quan tâm sâu sắc của Phòng GD đối với chất lượng dạy và học bộ môn tiếng Anh.

+ Phân tích về những khó khăn, hạn chế:

Tỉ lệ hơn 50% là dân tộc thiểu số tại trường TH Đinh Tiên Hoàng là một vấn đề khó khăn lớn cho việc dạy ngôn ngữ, đặc biệt là môn tiếng Anh. Các em đa số sinh ra trong gia đình khó khăn nên việc học không được quan tâm đúng mức. Các em ngồi học không tập trung chú ý nên mức độ tiếp thu bài hạn chế.

Vì mức độ tiếp thu của học sinh trong một lớp có sự khác biệt rõ rệt nên khi tổ chức một số các hoạt động dạy học phù hợp với học sinh giỏi nhưng tôi lại có rất ít thời gian để kèm học sinh yếu.

3. Giải pháp, biện pháp

a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

Những giải pháp và biện pháp được đưa ra trong đề tài nhằm mục đích trước hết là tạo cho các em học sinh càng ngày càng yêu thích học môn tiếng Anh, các em thấy được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh từ đó có một cách học tiếng Anh một cách khoa học và hiệu quả.

Xóa dần khoảng cách giữa giáo viên và học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện, vui vẻ.

Phát huy được tính sáng tạo của học sinh, tạo sự tự tin trong giao tiếp và sử dụng tiếng Anh cho học sinh.

Sau khi học xong chương trình tiểu học, các em học sinh có thể tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh với những câu, những cấu trúc đơn giản, biết cách giao tiếp và thái độ giao tiếp đúng đắn, hiểu phần nào về văn hóa một số nước trên thế giới.

Bên cạnh mục tiêu đối với học trò, đề tài cũng nhằm mục tiêu chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, những người có chuyên môn đóng góp ý kiến, vì mục tiêu chung là đưa chất lượng dạy và học tiếng Anh của huyện .......... ngày một đi lên.

b. Nội dung, cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

b1. Sử dụng trò chơi trong việc kiểm tra bài cũ

Khi chọn trò chơi thì giáo viên cần xem xét kĩ trò chơi nào phù hợp với nội dung bài học, phải đảm bảo thông qua trò chơi này giúp cho học sinh củng cố được kiến thức đã học là gì? Giáo viên có thể áp dụng các trò chơi này để kiểm tra nhanh mức độ hiểu từ ngay sau dạy từ hoặc có thể đưa vào đầu hoặc sau mỗi bài học tùy thuộc vào nội dung của mỗi bài. Vì vậy giáo viên sử dụng đúng lúc sẽ mang lại hiệu quả cao. Sau đây là một số trò chơi mà tôi thường áp dụng trong các tiết học.

a. Word - practising

b. Network

c. Jumbled words

d. Matching

e. Guessing words:

f. Rub out and remember

g. Chain game

a. Word – practicing (Rèn từ)

Với trò chơi này, học sinh có dịp “lục tung” tất cả các từ trong đầu mình, tránh quên từ lại có thể học thêm từ mới trong số các từ mà người bạn chơi tạo ra.

- Giáo viên chuẩn bị: Giáo viên có thể suy nghĩ và tìm những từ có các chữ cái có thể thành lập được các từ khác mà nằm trong nội dung học sinh đã học hoặc để kiểm tra vốn từ của học sinh.

- Tiến hành trò chơi: ít nhất có hai người chơi, có thể chia lớp thành hai nhóm, ai tạo được nhiều từ hơn từ những chữ cái đó sẽ thắng cuộc

Ví dụ: yesterday.

Dùng các con chữ tạo lên từ đó, cụ thể ở đây là: y, e, s, t, e, r, d, a, y để tạo ra những từ khác. Trong ví dụ trên ta có thể tạo được các từ như: yes, trader, start, year, steady – state,.Khuyến khích khả năng tổ hợp.

..............

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 1.052
  • Lượt xem: 3.284
  • Dung lượng: 320,5 KB
Sắp xếp theo