YOMEDIA

34 bài tập trắc nghiệm có đáp án về Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu 34 bài tập trắc nghiệm có đáp án về Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu với các em học sinh phương pháp làm bài cùng với một số bài tập trắc nghiệm có hướng dẫn cụ thể. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

ADSENSE
YOMEDIA

34 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÓ ĐÁP ÁN VỀ TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM

 

Câu 1: Điều  nào sau đây là đúng khi nói về sự cân bằng lực?

A. Khi  vật đứng yên, hợp lực tác dụng lên nó bằng không.

B. Khi vật chuyển động thẳng đều, hợp lực tác dụng lên nó  bằng không.

C. Hai lực cân bằng nhau có cùng gía, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.                          

DCả A,B,C đều đúng.                                     

Câu 2: Điều nào sau đây là đúng khi nói về phép phân tích lực.

A. Phép phân tích lực là phép làm ngược lại với phép tổng hợp lực.            

B. Phép phân tích lực tuân theo qui tắc hình bình hành.

C. Phép phân tích lực là phép thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực thành phần.            

DCả A, B và C đều đúng.

Câu 3: Chọn câu sai. Hợp lực của hai lực thành phần F1, F2 có độ lớn là:

AF = \(F_1^2 + F_2^2\)          

B.½ F1-  F2½ £  F  £  F1+ F2.

C. F =  F1 + F2.                      

D. F =  \(\sqrt {F_1^2\; + \;F_2^2} \)

Câu 4: Khi vật rắn được treo bằng dây và ở trạng thái cân bằng thì:

ADây treo trùng với đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật.  

B. Các lực tác dụng lên vật luôn cùng chiều.

C. Lực căng của dây treo lớn hơn trọng lượng của vật.                    

D. Không có lực nào tác dụng lên vật.     

Câu 5: Trường hợp nào sau đây các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau:

A. Chuyển động tròn đều.                                                     B. Chuyển động đều trên một đường cong bất kì.

CChuyển động thẳng đều.                                                  D. Cả ba trường hợp trên.

Câu 6: Chọn câu không đúng trong các cách phát biểu trạng thái cân bằng của một vật:

A. Vectơ tổng của các lực tác dụng lên vật bằng 0.             B. Vật đang chuyển động với vận tốc không đổi.

C. Vật đang đứng yên.                                                          DVật đang chuyển động tròn đều.

Câu 7: Điều  nào sau đây là không đúng khi nói về sự cân bằng lực?

A. Khi vật đứng yên,  hợp lực tác dụng lên nó bằng không.

B. Khi vật chuyển động thẳng đều, hợp lực tác dụng lên  bằng không.

C. Hai lực cân bằng nhau có cùng gía, cùng độ lớn, cùng chiều.                                        

DCả A, B đều đúng .

Câu 8: Một qủa cầu và 1 khối nặng được nối với nhau bằng một sợi dây nhẹ không co dãn vắt qua 1 ròng rọc trơn. Cả hai vật cân bằng ở vị trí ngang nhau. Khối nặng được kéo xuống 1 đoạn, khi buông khối nặng ra thì:

A. Nó sẽ dịch chuyển lên tới vị trí ban đầu vì đây là vị trí cân bằng.

B. Nó sẽ dịch chuyển lên tới vị trí ban đầu vì cơ năng bảo toàn.

CNó sẽ giữ nguyên trạng thái đang có vì không có thêm lực tác dụng nào.

D. Nó sẽ dịch chuyển xuống vì lực tác dụng vào nó lớn hơn lực tác dụng vào qủa cầu.

Câu 9: Các lực tác dụng lên một vật gọi là cân bằng khi

AHợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật bằng không.          C. Vật chuyển động với gia tốc không đổi.

B. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật là hằng số.             D. Vật đứng yên.

Câu 10: Một sợi dây có khối lượng không đáng  kể, một đầu được giữ cố định, đầu kia có gắn một vật nặng có khối lượng m. Vật đứng yên cân bằng. Khi đó

A. Vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.                          

B. Vật chịu tác dụng của trọng lực, lực ma sát và lực căng dây.

C. Vật chịu tác dụng của ba lực và hợp lực của chúng bằng không.

DVật chịu tác dụng của trọng lực và lực căng dây.

Câu 11: Chọn phát biểu đúng:

A. Dưới tác dụng của lực vật sẽ chuyển động thẳng đều hoặc tròn đều.      

B. Lực là nguyên nhân làm vật vật bị biến dạng.

C. Lực là nguyên nhân làm vật thay đổi chuyển động.

DLực là nguyên nhân làm vật thay đổi chuyển động hoặc làm vật bị biến dạng.

Câu 12: Hai lực trực đối cân bằng là:

A. Bằng nhau về độ lớn nhưng không nhất thiết phải cùng giá.                      

BTác dụng vào cùng một vật.                                                                        

C. Có cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều tác dụng vào hai vật khác nhau.     

D. Không bằng nhau về độ lớn.

Câu 13: Hai lực cân bằng không thể có:

ACùng  hướng.                    B. Cùng phương.                   C. Cùng giá.                           D. Cùng độ lớn.

Câu 14: Một  chất điểm chuyển động chịu tác dụng của hai lực đồng quy \(\overrightarrow {{F_1}} \) và  \(\overrightarrow {{F_2}} \) thì véctơ gia tốc của chất điểm

A. Cùng phương, cùng chiều với lực  \(\overrightarrow {{F_2}} \)                             

B. Cùng phương, cùng chiều với lực \(\overrightarrow {{F_1}} \)

C. Cùng phương, cùng chiều với lực  \(\vec F = {\vec F_1} - {\vec F_2}\)                 

DCùng phương, cùng chiều với hợp lực  \(\vec F = {\vec F_1} + {\vec F_2}\)

Câu 16: Câu nào đúng? Hợp lực của hai lực có độ lớn F và 2F có thể

ANhỏ hơn F.                        C. Vuông góc với lực \(\vec F\) .      

B. Lớn hơn 3F.                      D. Vuông góc với lực 2 \(\vec F\).

Câu 17: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực F= 4N, F= 5N và F= 6N. Trong đó F1, F2 cân bằng với F3. Hợp lực của hai lực  F1, F2  bằng bao nhiêu? 

A. 9N                                 B. 1N                                

C6N        D. Không biết vì chưa biết góc giữa hai lực còn lại.

Câu 18: Cho 2 lực đồng quy có độ lớn bằng 150N và 200N. Trong các giá trị nào sau đây là  độ lớn của hợp lực.

A. 40 N.                                 B250N.                                

C. 400N.                                D. 500N.

Câu 19: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của 2 lực F1=6N, F2=8N. Để hợp lực của chúng là 10N thì góc giữa 2 lực đó:

A90o                                     B. 30o                                    

C. 45o                                     D. 60o

Câu 20: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của 2 lực F1 = 3N, F2 = 4N. Biết \(\overrightarrow {{F_1}} \) vuông góc với \(\overrightarrow {{F_2}} \) , hợp lực của hai lực này:

A. 1N                                     B. 7N                                     

C5N                                     D. 25N

Câu 21: Cho hai lực đồng quy có độ lớn F= F2 = 20N. Tìm độ lớn hợp lực của hai lực khi chúng hợp với nhau một góc α = 00

A. 20N                                   B. 30N                                   

C40N                                   D. 10N

Câu 22: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của hai lực 6 N và 8 N và hợp thành một góc 900. Hợp lực của hai lực có giá trị:

A. 2 N                                    B. 8 N                                    

C10 N                                  D. 14 N

Câu 23: Cho hai lực đồng qui có cùng độ lớn 30N. Góc hợp bởi hai lực đồng qui bằng bao nhiêu thì hợp lực có độ lớn bằng 30N

A. 00                                       B. 600                                                 

C. 900                                                  D1200

Câu 24: Lực 10N là hợp lực của cặp lực nào dưới đây, cho biết góc giữa cặp lực đó?

A. 3N, 5N, 120o                     B3N, 13N, 180o                  

C. 3N, 6N, 60o                       D. 3N, 5N, 0o

Câu 25: Cho 2 lực đồng quy có cùng độ lớn 10N. Góc giữa 2 lực bằng nhiêu thì hợp lực cũng có độ lớn bằng 10N ?

A. 900                                     B1200                                  

C. 600                                       D. 00

Câu 26: Cho 2 lực đồng quy F1 = F2 = 10N. Hãy tìm độ lớn hợp lực của hai lực khi chúng hợp với nhau một góc 600.

A. 10N                                   B17,3N                                

C. 20N                                   D. 14,1N                        

Câu 27: Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng 9N và 12N. Hợp lực  của hai lực đó là:

A. 1N                                     B. 2N                                     

C15N                                   D. 22N

Câu 28Cho hai lực đồng qui có cùng độ lớn 15N. Góc hợp giữa 2 lực bằng nhiêu thì hợp lực có độ lớn bằng 15N?

A. 00                                                    B. 600                                                 

C. 900                                                 D1200

Câu 29: Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 7N và 11N. Giá trị của hợp lực có thể là giá trị nào?

A. 19 N.                                 B. 15 N.                                 

C. 3 N.                                   D. 2 N.

Câu 30: Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 8 N và 12 N. Giá trị của hợp lực không  thể là giá trị nào trong các giá trị sau đây?

A. 19 N.                                 B. 4 N.                                   

C. 21 N.                                 D. 7 N.

Câu 31: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 4 N, 5N và 6N. Nếu bỏ đi lực 6N thì hợp lực của 2 lực còn lại bằng:

A. 9N                            B. 6N                           

C. 1N                         D. Không biết vì chưa biết góc giữa hai lực còn lại.

Câu 32: Một chật điểm đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 6N, 8N và 10N. Hỏi góc giữa hai lực 6N và 8N bằng bao nhiêu?

A. 300                                                 B. 450                                     

C. 600                                                 D. 900

Câu 33: Lực 10 N là hợp lực của cặp lực nào dưới đây? Cho biệt góc giữa cặp lực đó.

A. 3 N, 15 N; 1200                       B. 3 N, 6 N; 600                           

C. 3 N, 13 N; 1800                       D. 3 N, 5 N; 00

Câu 34: Một vật chịu 4 lực tác dụng. Lực F1 = 40N hướng về phía Đông, lực F2 = 50N hướng về phía Bắc, lực F3 = 70N hướng về phía Tây, lực F4 = 90N hướng về phía Nam. Độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật là bao nhiêu?

A. 50N                                   B. 170N                                 

C. 131N                                 D. 250N

 

Trên đây là toàn bộ nội dung 34 bài tập trắc nghiệm có đáp án về Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF