YOMEDIA

Bộ 10 đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 9 năm 2019-2020

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh cùng tham khảo BBộ 10 đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 9 năm 2019-2020 được hoc247 biên soạn và tổng hợp dưới đây. Tài liệu gồm các dạng bài tập đi kèm các câu trắc nghiệm có đáp án sẽ giúp các em học sinh ôn tập kiến thức, củng cố kỹ năng làm bài thi một các hiệu quả. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích để các em chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới!

ADSENSE
YOMEDIA

BỘ 10 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN HÓA HỌC 9 NĂM 2019-2020

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1: (2,5 điểm)

Thực hiện chuỗi phản ứng sau:

Al   →  Al2O3   →  AlCl3  → Al(OH)3  →  Al2O3   →  Al

Câu 2: (1,5 điểm)

Nhận biết các lọ dung dịch sau: KOH, KNO3, KCl, HNO3

Câu 3: (1,5 điểm)

Nêu hiện tượng quan sát được và viết phương trình xảy ra khi:

a. Ngâm dây đồng vào dung dịch bạc nitrat AgNO3

b. Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen. Vì sao đồ dùng bằng bạc đựng thức ăn thì thức ăn lâu bị ôi?

Câu 4: (1,5 điểm)

a. Cho các kim loại: Ag, Mg, Fe, Na, Cu. Hãy sắp xếp các kim loại theo chiều tăng dần mức độ hoạt động hóa học.

b. Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Có thể dùng kim loại nào để làm sạch dung dịch ZnSO4. Viết phương trình hóa học.

Câu 5: (3 điểm)

Cho 200 ml dung dịch CuCl2 0,5M tác dụng với dung dịch NaOH có nồng độ 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch A và kết tủa B

a. Tính thể tích dung dịch NaOH cần dùng

b. Tính nồng độ mol của dung dịch A. Biết rằng thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.

c. Nhiệt phân B. Tính khối lượng chất rắn thu được.

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1: (3 điểm)

Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

a. CuO     + ……. →    CuCl2    +     ……..

b. CuSO4      +     NaOH     →  ………        +    ………….

c. Al      +      HCl    →   ………….     +     ……………

d. Ca(OH)2      +    H2SO4           →  ………..  +    ……………..

e. AgNO3      +    HCl  →       ………..   +    …………..

f. CuCl2       +     NaOH   →    ………      +    …………

Câu 2: (2 điểm)

Có 4 lọ không nhãn đựng các dd sau H2SO4, NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Hãy dùng phương pháp hóa học để nhận biết chúng.

Câu 3: (2 điểm)

Dự đoán hiện tượng và viết phương trình hóa học khi:

a. Đốt một ít photpho đỏ vào trong lọ chứa sẵn nước, sau khi photpho cháy hết, lắc nhẹ, tiếp tục cho mẫu giấy quỳ tím vào lọ. Nhận xét sự thay đổi màu của giấy quỳ

b. Cho đinh sắt vào ống nghiệm đựng dd CuCl2.

Câu 4: (3 điểm)

Cho 25,87g hỗn hợp BaCl2 và NaCl tác dụng hoàn toàn với dd H2SO4 2M. Sau phản ứng tạo ra 46,6g kết tủa.

a. Tính khối lượng mỗi muối có trong hỗn hợp ban đầu.

b. Tính thể tích dd H2SO4 cần dùng cho phản ứng.

c. Tính nồng độ mol của các chất trong dd sau phản ứng. (Giả sử thể tích dd thay đổi không đáng kể)

ĐỀ SỐ 3:

Câu 1: (2,0 điểm)

Bổ túc và cân bằng phương trình:

a. CaO     +          ?          →        CaCO3

b. Mg                   +          H2SO4 →        ?          +          ?

c. K2SO4 +          ?          →        KCl     +          ?

f. Fe(OH)3                                  ?          +          ?

Câu 2: (2,0 điểm)

a. tả hiện tượng, viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho dung dịch NaOH tác dụng với muối FeCl3.

b. Một số khí độc hại có trong khí thải công nghiệp như: SO2, CO2, SO3… để khử độc các khí này phải dẫn khí qua dung dịch Ca(OH)2. Hãy giải thích. Viết một PTHH minh họa.

Câu 3: (1,5 điểm)

Từ các chất : Fe, KOH,  H2SO4 và CuSO4. Viết các phương trình điều chế:

a. Kim loại đồng.

b. Khí hidro.

c. Một chất kết tủa màu trắng xanh.

Câu 4: (1,5 điểm)

Bằng phương pháp hoá học, nhận biết các lọ chất lỏng không màu sau: H2SO4 , NaCl, Na2SO4 , KOH.

Câu 5: (3,0 điểm)

Cho 200ml dung dịch CuSO4 tác dụng hoàn toàn với 200ml dung dịch KOH, thu được 9,8g kết tủa.

a. Tính CM của dung dịch CuSO4 , dung dịch KOH và dung dịch sau phản ứng.

b. Tính khối lượng chất rắn thu được khi đem nung hoàn toàn lượng kết tủa trên.

ĐỀ SỐ 4:

Câu 1: (2 điểm)

a. Cho đinh sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat. Nêu hiện tượng và viết PTHH.

b. Cho một ít kim loại sắt vào đáy ống nghiệm, thêm vào 1-2ml dung dịch H2SO4 loãng. Nêu hiện tượng và viết PTHH.

Câu 2: (2,5 điểm) Chuỗi phản ứng:

FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3→  Fe2(SO4)3 Fe(NO3)3

Câu 3: (1,5 điểm)

Điều chế:

Từ các chất: Fe2O3, Zn, Na2CO3, Cu và MgO. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với dung dịch HCl sinh ra. (Ghi rõ điều kiện, nếu có)

a. Dung dịch màu vàng nâu

b. Khí không màu, không duy trì sự cháy

c. Dung dịch không màu và nước

Câu 4: (1,5 điểm)

Nhận biết:

Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết 3 dung dịch sau: NaOH, NaCl, Ba(OH)2. Viết PTHH (nếu có)

Câu 5: (3 điểm)

Bài toán:

Hòa tan hoàn toàn 5,4g hỗn hợp kim loại Zn và Cu trong dung dịch H2SO4 thu được 0,896 lit khí (đktc).

a. PTHH

b. Tính khối lượng kim loại trong hỗn hợp.

c. Thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần dùng để hòa tan hỗn hợp trên?

d. Nếu thay bằng dung dịch H2SO4 20% (D=1,1g/ml) thì thể tích dung dịch H2SO4 cần dùng là bao nhiêu?

ĐỀ SỐ 5:

Câu 1: (3 điểm)

Hoàn thành các phản ứng hóa học sau:

a. P2O5  + ?           →              H3PO4

b. ? +   H2SO4      →              Al2(SO4)3  +  H2

c. Fe(OH)3             →        ? + ?

d. Na2CO3  +  ?     →            ? + CO2 +  H2O

e. H2SO4  +  ?       →             K2SO4  +  ?

f. MgCl2  +  ?       →              Mg(OH)2  + ?

Câu 2: (2 điểm)

a. Khi bị kiến hoặc ong đốt, người ta khuyên nên bôi vôi vào vết cắn (sẽ hết đau nhức). Em hãy giải thích việc làm trên (biết trong nọc độc của kiến và ong có chứa axit formic).

b. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng khi cho lá nhôm sạch vào dung dịch axit sunfuric loãng.

Câu 3: (2 điểm)

Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau: NaOH, H2SO4, HNO3

Câu 4: (3 điểm)

Cho 10,2g hỗn hợp bột đồng và bột sắt tác dụng với 200 ml dung dịch axit clohidric thu được 2,8 lít khí ở đktc.

a. Viết PTHH.

b. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp?

c. Tính thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp?

d. Tính nồng độ mol HCl cần dùng.

ĐỀ SỐ 6:

Câu 1:

Thực hiện chuỗi biến hoá sau:

Cu(OH)2 →  CuO →  CuSO4 →  CuCl→ Cu(OH)2 →  Cu(NO3)2

Câu 2:

Mô tả hiện tượng, viết phương trình:

a. Nhỏ vài giọt dung dịch FeCl3 vào ống nghiệm có chứa sẵn dung dịch KOH.

b. Bằng kiến thức hóa học, giải thích hiện tượng và viết phương trình:

c. Vôi sống để lâu ngày trong không khí sẽ giảm chất lượng.

Câu 3:

Cho các chất: Na2SO3, Al, Fe2O3, Cu, Cu(OH)2

a. Chất nào tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra:

b. Khí không màu, nhẹ hơn không khí.

c. Dung dịch màu xanh lam.

Câu 4:

Chỉ dùng quỳ tím, nhận biết các lọ chất lỏng không màu: H2SO4, Ba(OH)2, NaOH

Câu 5:

Cho 83,2gam BaCl2 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO410%

a. Tính khối lượng kết tủa thu được.

b. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 cần dùng.

c. Tính nồng độ phần trăm dung dịch axit sau phản ứng

 

---(Để xem nội dung phần còn lại của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập và chọn chức năng tải về máy)---

Trên đây là trích đoạn nội dung Bộ 10 đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 9 năm 2019-2020, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt!   

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF