« Home « Kết quả tìm kiếm

Ôn tập lý thuyết Dao động cơ


Tóm tắt Xem thử

- ÔN TẬP LÝ THUYẾT PHẦN DAO ĐỘNG CƠ ÔN TẬP LÝ THUYẾT PHẦN DAO ĐỘNG CƠ.
- Phần I – CÁC PHÁT BIỂU SAU ĐÚNG HAY SAI? Câu 1: Một vật dao động điều hòa, thì có 1.
- vectơ vận tốc và vectơ gia tốc luôn cùng phương với nhau.
- vectơ vận tốc và vectơ gia tốc luôn vuông góc với nhau.
- gia tốc và vận tốc là các đại lượng biên thiên dao động điều hòa cùng pha với nhau..
- gia tốc và vận tốc là các đại lượng biên thiên dao động điều hòa cùng tần số.
- độ lệch pha giữa gia tốc và vận tốc tại một thời điểm bất kì luôn là π/2..
- hợp lực tác dụng lên vật luôn hướng về vị trí cân bằng của vật.
- gia tốc bị triệt tiêu khi vật đi qua vị trí cân bằng và vận tốc triệt tiêu khi vật ở các biên.
- lực hồi phục cùng hướng với gia tốc và độ lớn tỷ lệ với độ lớn gia tốc.
- khi vật đi từ biên âm đến biên dương thì vectơ vận tốc và vectơ gia tốc có thể cùng chiều hoặc ngược chiều nhau..
- khi vật đi từ biên âm về vị trí cân bằng thì vectơ vận tốc, vectơ gia tốc cùng chiều nhau.
- khi vật đi từ biên dương về vị trí cân bằng thì vectơ vận tốc và vectơ gia tốc ngược chiều nhau.
- khi vật đi từ vị trí cân bằng tới các biên thì vectơ vận tốc và vectơ gia tốc ngược chiều nhau.
- vận tốc bị triệt tiêu khi vật đi qua vị trí cân bằng và gia tốc triệt tiêu khi vật ở các biên..
- biên độ, tần số góc, cơ năng là các hằng số luôn dương..
- gia tốc sớm pha π/2 so với vận tốc.
- vận tốc sớm pha π/2 so với li độ.
- Câu 2: Con lắc lò xo dao động điều hòa, thì.
- chu kỳ tỷ lệ thuận với căn bậc hai khối lượng vật nặng..
- tần số tỷ lệ thuận với độ cứng lò xo và tỷ lệ nghịch khối lượng vật nặng.
- cơ năng của con lắc không phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.
- chu kỳ (tần số) dao động không phụ thuộc vào biên độ dao động.
- chu kỳ (tần số) dao động không phụ thuộc vào trạng thái của con lắc (nằm ngang, thẳng đứng…)..
- chu kỳ (tần số) dao động phụ thuộc vào gia tốc trọng trường tại nơi làm thí nghiệm.
- khi tăng (giảm) biên độ dao động thì cơ năng thay đổi nhưng chu kỳ không đổi.
- chu kỳ thay đổi khi đưa con lắc vào trong hệ chuyển động có gia tốc.
- khi con lắc dao động trên mặt sàn nằm ngang thì lực hồi phục và lực đàn hồi của lò xo luôn cùng hướng với nhau tại một thời điểm bất kỳ.
- khi con lắc dao động theo phương thẳng đứng thì lực đàn hồi của lò xo luôn lớn hơn lực hồi phục.
- khi tăng (giảm) khối lượng vật nặng thì cơ năng thay đổi nhưng chu kỳ không đổi.
- Câu 3: Con lắc đơn dao động nhỏ (dao động điều hòa)..
- chu kỳ tỷ lệ thuận với căn bậc hai chiều dài sợi dây.
- tần số tỷ lệ thuận với gia tốc trọng trường và tỷ lệ nghịch chiều dài sợi dây..
- lực căng của sợi dây không bị triệt tiêu trong quá trình vật dao động..
- chu kỳ (tần số) dao động không phụ thuộc vào vĩ độ địa lý ở nơi làm thí nghiệm.
- chu kỳ không thay đổi khi đưa con lắc vào trong hệ chuyển động có gia tốc.
- khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng thì lực căng sợi dây và vận tốc cực đại, còn gia tốc khác không.
- khi vật nặng qua vị trí cân bằng thì lực căng của sợi dây lớn hơn hoặc bằng trong lực của vật..
- Câu 4: Đặc điểm giống nhau giữa dao động duy trì và dao động cưỡng bức: 1.
- đều là dao động điều hòa..
- đều là dao động được duy trì bằng cách bù năng lượng bị mất do ma sát.
- có chu kỳ (tần số) bằng chu kỳ (tần số) riêng của hệ dao động.
- có biên độ phụ thuộc vào cường độ ngoại lực và độ lệch giữa tần số của ngoại lực và tần số riêng của hệ dao động..
- Câu 5: Đặc điểm dao động cộng hưởng..
- Là dao động điều hòa.
- có biên độ phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức và ma sát của môi trường..
- Hiện tượng cổng hưởng rõ nét khi lực ma sát của môi trường bé và tần số ngoại lực lớn..
- Là trường hợp đặc biệt của dao động duy trì khi tần số ngoại lực bằng tần số riêng của hệ..
- Câu 6: Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số 1.
- là một dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, cùng pha với các dao động thành phần..
- có biên độ phụ thuộc vào biên độ và pha ban đầu của các dao động thành phần.
- có pha ban đầu phụ thuộc vào biên độ và tần số của các dao động thành phần.
- khi độ lệch pha của hai dao động thành phần.
- biên độ dao động thỏa mãn Câu 7: Đặc điểm của dao động tắt dần..
- Động năng của vật nặng khi nó đi qua vị trí cân bằng không đổi.
- Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian..
- Dao động tắt dần nhanh hay chậm phụ thuộc vào độ nhớt của môi trường lớn hay bé.
- Năng lượng của vật dao động tắt dần giảm dần về không.
- Chu kỳ của dao động tắt dần không đổi.
- Dao động tắt dần luôn có hại, nên ít được ứng dụng trong thực tiến..
- Câu 8: Hai vật dao động điều hòa trên hai đoạn thẳng song song với nhau, có vị trí cân bằng nằm trên cùng một đường thẳng vuông góc chung với các quỹ đạo của chúng và đi qua gôc tọa độ O.
- Chu kỳ và biên độ dao động của các vật lần lượt là T1, A1 và T2, A2.
- Hai vật dao động ngược pha nhau tại một thời điểm bất kỳ..
- Hai vật dao động ngược chiều nhau tại thời điểm bất kỳ, nếu T2 = T1.
- Vận tốc cực đại của các vật bằng nhau, nếu A1 = A2..
- Nếu A2 = A1 thì tỷ số vận tốc cực đại của các vật v1:v2 = T2:T1..
- Nếu T2 = T1 thì tỷ số vận tốc trung bình trong nửa chu kỳ của các vật v1:v2 = A2:A1.
- Câu 9: Các khí niệm về dao động.
- Chu kỳ dao động là khoảng thời gian ngắn nhất vật trở lại vị trí cũ.
- Chu kỳ dao động là thời gian vật thực hiện một dao động toàn phần.
- Tần số là số dao động toàn phần vật thực hiện được trong một giây.
- Dao động điều hòa là dao động tuần hoàn.
- Dao động tuần hoàn có ly độ được biểu diễn theo định luật sin (hoặc cosin) theo thời gian.
- Dao động tuần hoàn có chu kỳ (tần số) không thay đổi..
- Hình chiếu của một chất điểm chuyển động tròn đều lên đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo là một dao động điều hòa.
- Dao động tự do là dao động có chu kỳ chỉ phụ thuộc vào các đặc trưng của hệ.