YOMEDIA

Bộ 2 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ Văn 8

Tải về
 
NONE

HOC247 chia sẻ đến các em Bộ 2 đề  kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ Văn 8. Tài liệu này sẽ giúp các em tham khảo làm quen với cấu trúc ra đề, củng cố thêm tri thức đã học. Tin rằng, bằng sự nỗ lực và kiên trì của mình, các em sẽ đạt kết quả cao.

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN 8

 Đề 1:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Chọn và khoanh tròn câu đúng nhất:

Câu 1: Sắp xếp các văn bản sau vào ô phù hợp: Nhớ rừng, Quê hương, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Khi con tu hú, Tức cảnh Pác Bó, Chiếu dời đô.

- Thơ ca cách mạng :...............

- Thơ mới :.............................

- Nghị luận cổ :.......................

Câu 2: Điền từ thích hợp vào ô trống: "Nhớ rừng là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của….”

A. Thơ ca cách mạng

B. Thơ cổ điển

C. Thơ mới

D. Thơ hiện đại

Câu 3: Nhận định nào nói đúng nhất tình cảm Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người quê hương:

A. Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm.

B. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương.

C. Gắn bó và bảo vệ cuộc sống và con người quê hương.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 4: Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác vào thời gian nào?

A. 1938                               B. 1939

C. 1940                               D. 1941

Câu 5: Giọng điệu chung của bài Tức cảnh Pác Bó là:

A. Thiết tha trìu mến

B. Vui đùa dí dỏm

C. Nghiêm trang, chừng mực

D. Buồn thương, phiền muộn

Câu 6: Ý nào nói đúng nhất nghệ thuật của Chiếu dời đô?

A. Lập luận giàu sức thuyết phục

B. Kết cấu chặt chẽ

C. Ngôn ngữ giàu nhạc điệu

D. Ý A và B

Câu 7: Hịch tướng sĩ, Chiếu dời đô, Nước Đại Việt ta đều là những áng thiên cố hùng văn. Đúng hay sai?

A. Đúng                            B. Sai

Câu 8: Đoạn trích Thuế máu gồm mấy phần, thuộc chương mấy của tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp?

A. Ba phần - chương 1

B. Ba phần - chương 2

C. Ba phần - chương 3

D. Ba phần - chương 4

II.PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

 (Ngắm trăng – Hồ Chí Minh)

Câu 2: (4 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Tế Hanh đã viết về làng quê của ông với một tình cảm trong sáng, đằm thẳm”.

Qua bài thơ Quê hương em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.


ĐỀ 2:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Chọn và khoanh tròn câu đúng nhất:

Câu 1: Ý nào sau đây không nói đúng tâm tư của tác giả được gắm trong bài thơ Nhớ rừng?

A. Khao khát tự do.

B. Hiện thực như mơ ước.

C. Tình cảm yêu nước kín đáo và sâu sắc.

D. Lòng căm phẫn trước cuộc sống tầm thường, giả dối.

Câu 2: Hoài Thanh cho rằng: “Ta tưởng chừng thấy những chữ bị đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường”.

Theo em, ý kiến đó chủ yếu nói về đặc điểm gì của bài thơ Nhớ rừng?

A. Giàu nhịp điệu.

B. Tràn đầy cảm xúc mãnh liệt,

 

C. Giàu hình ảnh.

D. Giàu giá trị tạo hình.

Câu 3: Ý nghĩa của câu “Than ôi thời oanh liệt nay còn đâu?” trong bài thơ Nhớ rừng là gì?

A. Thể hiện nỗi nhớ da diết cảnh nước non hùng vĩ.

B. Thể hiện niềm tiếc nuối khôn nguôi quá khứ vàng son đã mất.

C. Thể hiện niềm khao khát tự do một cách mãnh liệt.

D. Thể hiện nỗi chán ghét cảnh sống thực tại nhạt nhẽo, tù túng.

Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất nội dung, ý nghĩa của hai câu thơ đầu trong bài thơ Quê hương?

A. Miêu tả cảnh sinh hoạt lao động của người dân chài.

B. Giới thiệu vẻ đẹp của làng quê nhà thơ.

C. Giới thiệu nghề nghiệp và vị trí địa lí của làng quê nhà thơ.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 5: Ý nào nói đúng nhất tâm trạng người tù - chiến sĩ được thể hiện ở 4 câu thơ cuối trong bài thơ Khi con tu hú?

A. Buồn bực vì chim tu hú ngoài trời cứ kêu.

B. Nung nấu ý chí hành động để thoát khỏi chốn ngục tù.

C. Uất ức, bồn chồn, khao khát tự do đến cháy bỏng.

D. Mong nhớ da diết cuộc sống ngoài chốn ngục tù.

Câu 6: Hai câu thơ:

       “Nhân hướng song tiền khản minh nguyệt

       Nguyệt tòng song khích khán thi gia”.

trong bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Ẩn dụ

B. Đối xứng

C. So sánh

D. Hoán dụ

Câu 7: Ý nào nói đúng nhất chức năng của thể hịch?

A. Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua.

B. Dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.

C. Dùng để trình bày với nhà vua sự việc, ý kiến hoặc đề nghị.

D. Dùng để công bố kết quả một sự nghiệp.

Câu 8: Dụng ý của tác giả thể hiện qua câu “Huống chi ta cùng các ngươi sinh thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan” (Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn)?

 

A. Khẳng định mình và các tướng sĩ là những người cùng cảnh ngộ.

B. Kêu gọi tinh thần đấu tranh của các tướng sĩ.

C. Miêu tả hoàn cảnh sinh sống của mình cũng như của các tướng sĩ.

D. Thể hiện sự thông cảm với các tướng sĩ.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Chép chính xác bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Câu 2: (4 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) nói lên cái thú đi bộ của mình trong thành phố hoặc ở thôn quê.

...............HẾT...........

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

ĐỀ 1:

I.Phần trắc nghiệm: (4 điểm)

Câu 1: Sắp xếp các văn bản sau vào ô phù hợp:

- Thơ ca cách mạngKhi con tu hú, Tức cảnh Pác Bó.

- Thơ mới: Nhớ rừng, Quê hương.

- Nghị luận cổ: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta.

Câu 2 – C

Câu 3 - B

Câu 4 - B

Câu 5 – B

Câu 6  – D

Câu 7 – A

Câu 8 - A

II. Phần tự luận: (6 điểm)

Câu 1::

a. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong câu thơ trên:

- Phép tu từ nhân hoá: “trăng nhòm”, điệp từ: “ngắm”.

b. Giá trị các biện pháp tư từ trong câu thơ trên: (1,5 điểm)

- Nghệ thuật nhân hoá: Trăng được nhân hoá có gương mặt và ánh mắt như con người. Nhà thơ và trăng lặng lẽ nhìn nhau, cảm thông, chia sẻ mối tình tri âm tri kỉ.

- Nghệ thuật điệp từ: Từ “ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người. Đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc đời.

Câu 2:

a. Hình thức

Yêu cầu viết dưới dạng đoạn văn ngắn.

b. Nội dung của vấn đề chứng minh

Tình yêu quê hương, đất nước trong sáng và đằm thắm.

- Tình yêu quê hương trong sáng được thể hiện trong cách cảm nhận, miêu tả về làng quê.

- Tác giả không chỉ miêu tả những hình ảnh bên ngoài của quê hương với “cái nhìn bằng thị giác” mà còn cảm nhận được cái hồn của quê hương ẩn kín bên trong con người và cảnh vật. Đó là cái nhìn thông qua lăng kính tâm hồn.

- Tình yêu quê hương của Tế Hanh còn thể hiện trong nỗi nhớ thiết tha, sâu sắc với một giọng thơ đằm thắm ngân vang. Nhớ về hình ảnh thân quen của quê hương, một quê hương cụ thể, gắn bó máu thịt với giả không thể nào lẫn lộn được. Đó là một quê hương miền biển.

ĐỀ 2 :

I.Phần trắc nghiệm: (4 điểm)

Câu 1 - D 

Câu 2 - B

Câu 3 – B

Câu 4 – C

Câu 5 – C

Câu 6 - C

II. Phần tự luận: (6 điểm)

Câu 1: 

a. 

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

b. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

- Nội dung:

+ Thể hiện cốt cách và tâm hồn thi sĩ, chiến sĩ của Hồ Chí Minh.

+ Một hồn thơ chan hoà với thiên nhiên; một chiến sĩ cách mạng ung dung, lạc quan.

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

+ Giọng thơ thanh thoát, hồn nhiên, vui tươi, giàu cảm xúc.

Câu 2:

Đi bộ vừa vận động thân thể, vừa thưởng thức phong cảnh và không gian xung quanh để tâm trí được thư giãn. Đi bộ đúng cách làm cho hệ cơ bắp dẻo dai, các khớp vận động, hệ tuần hoàn lưu thông rất tốt cho những bệnh lý về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, làm an tĩnh thần kinh, phòng tránh nhức đầu, mất ngủ...

Thú vị với không gian tĩnh lặng, cảm giác thư thái nên kể cả khi phải đi công tác ở tỉnh bạn, anh Thanh vẫn không quên để mắt tới những tuyến đường đi bộ. Bình minh tỉnh dậy anh hòa vào dòng người cùng rảo bước để khám phá, trải nghiệm. Sau những chuyến đi ấy anh bộc bạch cảm nhận của mình:

Nếu là đi bộ để thư giãn, rèn luyện sức khỏe thì trong các tỉnh miền núi phía Bắc không ở đâu có con đường chạy dọc sông Đà đẹp như ở quê mình. Đó là bởi trên con đường đi có sông, có núi, 2 bên đường luôn rợp bóng cây xanh, khí hậu trong lành, mát mẻ. Hè đến, tuyến đường Hòa Bình (từ ngã ba Cung văn hóa tỉnh đến chân đập thủy điện) ngợp màu phượng đỏ, bằng lăng tím với tiếng ve kêu râm ran. Khi thu về, trên con đường đó lại nồng nàn hương hoa sữa khiến bất cứ ai đi đâu cũng phải nhớ.

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi và thang điểm bộ 2 đề kiểm tra 1 tiết HK2  môn Ngữ Văn 8 (Phần Tiếng Việt). Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong bài kiểm tra của mình.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm 

Đề kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 8 (Phần Tiếng Việt)

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF