« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN ĐỂ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ - THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN


Tóm tắt Xem thử

- PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN ĐỂ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ - THỰC TRẠNG.
- Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội..
- 6 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN ĐỂ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ.
- Khái niệm, đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
- Khái niệm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
- Đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
- Những điểm khác nhau cơ bản giữa thế chấp tài sản với các biện pháp bảo đảm khác.
- Vai trò của biện pháp thế chấp tài sản.
- Lược sử quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sựError! Bookmark not defined..
- Pháp luật một số nước về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
- Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN ĐỂ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ.
- Chủ thể của thế chấp tài sản.
- Đối tượng của thế chấp tài sản.
- Phạm vi nghĩa vụ dân sự được bảo đảm bằng thế chấp.
- Một số trường hợp cụ thể của thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện.
- nghĩa vụ dân sự.
- Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ và thế chấp nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ.
- Chƣơng 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN ĐỂ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ VÀ.
- Thực tiễn áp dụng pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
- Đăng ký thế chấp.
- Nội dung của thế chấp tài sản.
- Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
- Về đăng ký thế chấp tài sản.
- Các giao dịch dân sự, thương mại ngày càng phát triển là cơ hội để các chủ thể tìm kiếm lợi ích nhưng cũng chứa đựng không ít rủi ro nếu bên có nghĩa vụ không thiện chí, trung thực khi thực hiện nghĩa vụ của mình.
- Bộ luật dân sự năm 2005 quy định 7 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong đó thế chấp là biện pháp được sử dụng phổ biến trong thực tế..
- Xuất phát từ tầm quan trọng của biện pháp thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nên nó trở thành đối tượng điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật như Bộ luật dân sự năm 2005, Luật đất đai năm 2003, Luật nhà ở năm 2005, Luật hàng không dân dụng năm 2006, Luật hàng hải 2005, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm… Với các quy định chi tiết về giao dịch bảo đảm trong các văn bản trên đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phát triển của giao dịch bảo đảm nói chung và biện pháp thế chấp tài sản nói riêng góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước..
- Tuy nhiên, sau gần 10 năm thi hành, Bộ luật dân sự đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, bất cập cần được hoàn thiện trong đó có các quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
- thảo luận sửa đổi Bộ luật dân sự năm 2005 trong đó có các quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cũng như xây dựng luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
- việc nghiên cứu về các quy định pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là điều cần thiết.
- Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn khoa học thạc sĩ của mình..
- Vì vậy, vấn đề này được rất nhiều tác giả quan tâm như: Luận văn thạc sĩ luật học “Cầm cố và thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự” của tác giả Phạm Công Lạc, năm 1995;.
- Luận văn thạc sĩ luật học “Thế chấp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong pháp luật dân sự Việt Nam và cộng hòa Pháp” của tác giả Hoàng Thị Hải Yến, năm 2004.
- Luận văn thạc sĩ luật học “Thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Nông Thị Bích Diệp, năm 2006.
- Luận văn đi vào nghiên cứu khái quát về một số vấn đề lý luận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và thế chấp tài sản làm cơ sở cho việc xây dựng các quy định pháp luật..
- Ngoài ra luận văn còn tập trung vào việc nghiên cứu, phân tích đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về thế chấp tài sản, thực tiễn áp dụng pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự..
- Luận văn giới hạn nghiên cứu về các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự..
- Tìm hiểu, phân tích, đánh giá pháp luật Việt Nam hiện hành về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự từ đó đưa ra những kiến nghị đề xuất hoàn thiện pháp luật..
- Tìm hiểu một số vấn đề lý luận về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự như khái niệm thế chấp tài sản, đặc điểm, đăng ký thế chấp tài sản, lịch sử phát triển chế định thế chấp tài sản, vai trò của thế chấp và đăng ký thế chấp…..
- Tìm hiểu và đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
- thực tiễn áp dụng pháp luật thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự..
- Đề xuất kiến nghị để tháo gỡ vướng mắc trong quá trình áp dụng, phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tạo hành lang pháp lý an toàn bảo đảm quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia giao dịch..
- Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung và thế chấp tài sản nói riêng là vấn đề được rất nhiều luật gia quan tâm.
- Các vấn đề tác giả đưa ra trong luận văn này nhằm đưa đến một cái nhìn tổng quan nhất về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trên cơ sở phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, nhìn nhận đúng bản chất của thế chấp tài sản là quan hệ vật quyền bảo đảm từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhất là trong bối cảnh Quốc hội đang thảo luận sửa đổi Bộ luật dân sự năm 2005 trong đó có các quy định về các biện pháp bảo.
- đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cũng như xây dựng luật về đăng ký giao dịch bảo đảm..
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự;.
- Chương 2: Thực trạng pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự;.
- Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật..
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN ĐỂ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ.
- Nếu như ở quan hệ vật quyền chủ thể quyền có thể thỏa mãn yêu cầu của mình thông qua hành vi của chính mình thì ở quan hệ nghĩa vụ dân sự và hợp đồng, chủ thể quyền thực hiện quyền để thỏa mãn yêu cầu của mình thông qua hành vi của chủ thể có nghĩa vụ, phụ thuộc vào ý chí của người khác.
- Nói cách khác, quyền của người có quyền có được thực hiện hay không là phụ thuộc vào thiện chí của người có nghĩa vụ.
- Trong trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì người có quyền có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ.
- Tuy nhiên, việc bảo vệ quyền của người có quyền trong tình huống này vẫn là bị động và hiệu quả đạt được không cao (kiện tụng kéo dài gây tốn kém, người có nghĩa vụ không còn tài sản để thực hiện nghĩa vụ….)..
- Nhằm khắc phục tình trạng trên và tạo cho người có quyền trong các quan hệ nghĩa vụ có được thế chủ động trong thực tế hưởng quyền dân sự, tạo cơ chế an toàn trong thiết lập và thực hiện giao dịch.
- pháp luật cho phép các bên có thể thỏa thuận đặt ra các biện pháp bảo đảm việc giao kết hợp đồng cũng như việc thực hiện các nghĩa vụ dân sự.
- Trong quan hệ dân sự mà các bên có thỏa thuận về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ khi đến hạn thì người có quyền có thể chủ động tiến hành các hành vi của mình để tác động trực tiếp đến tài sản bảo đảm của phía bên kia nhằm thỏa mãn.
- Nói cách khác người có quyền giành quyền chủ động thỏa mãn được quyền lợi của mình thông qua việc xử lý tài sản bảo đảm của bên có nghĩa vụ khi họ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ khi đến hạn..
- Trong pháp luật thực định Việt Nam không có điều khoản nào đưa ra khái niệm các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
- Điều 318 Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ quy định có 7 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp..
- Khi nghiên cứu về khái niệm và bản chất pháp lý của bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, ở Việt Nam hiện có một vài quan điểm khác nhau..
- Quan điểm thứ nhất cho rằng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là một biện pháp dân sự có “tính dự phòng” nhằm thúc đẩy việc thực hiện đúng nghĩa vụ theo cam kết hoặc theo quy định của pháp luật.
- Bên cạnh đó, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự còn có tính bắt buộc đối với tất cả các bên trong giao dịch và được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.
- Do đó “dù xuất phát từ cơ sở nào thì các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cũng luôn mang tính chất bắt buộc như một chế tài” [46].
- Quan điểm khác lại cho rằng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là loại trách nhiệm dân sự đặc biệt trong đó các bên có thể thỏa thuận phạm vi trách nhiệm, mức độ trách nhiệm và cả các biện pháp thực hiện, áp dụng.
- Như vậy, về mặt khách quan, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là những quy định của pháp luật cho phép các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để bảo đảm cho nghĩa vụ đó được thực hiện, đồng thời xác định và bảo đảm quyền, nghĩa vụ của các bên trong các biện pháp đó..
- Về mặt chủ quan, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là việc thỏa thuận giữa các bên, qua đó đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra..
- Thứ nhất, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là nghĩa vụ phái sinh từ nghĩa vụ được bảo đảm, luôn gắn liền với một nghĩa vụ được bảo đảm cụ thể, được xác lập sau hoặc đồng thời với việc xác lập nghĩa vụ đó..
- Một khi đã xác định được nghĩa vụ cần bảo đảm là nghĩa vụ gì và cần phải được bảo đảm như thế nào thì các biện pháp bảo đảm mới được hình thành..
- Ví dụ: hợp đồng vay tiền được hình thành làm phát sinh nghĩa vụ trả tiền nợ gốc đã vay và tiền lãi phát sinh khi đến hạn thanh toán.
- Để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ này các bên thỏa thuận ký kết hợp đồng thế chấp (hoặc bảo lãnh) sau khi đã ký kết hợp đồng tín dụng hoặc đưa vào trong hợp đồng vay tiền một điều khoản về biện pháp thế chấp (hoặc bảo lãnh) để bảo đảm cho nghĩa vụ trên..
- Có nhiều quan điểm cho rằng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là hợp đồng phụ của nghĩa vụ được bảo đảm.
- Tuy nhiên, theo chúng tôi mối quan hệ giữa nghĩa vụ được bảo đảm và biện pháp bảo đảm không hoàn toàn là mối quan hệ giữa hợp đồng chính với hợp đồng phụ.
- Trong khi đó, khi nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu thì giao dịch bảo đảm không nhất thiết sẽ vô hiệu theo.
- nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu mà các bên đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt.
- Lúc này, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trở thành biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả của bên có nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại nếu có sau khi tòa án tuyên bố nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu.
- Biện pháp thế chấp bảo đảm cho khoản vay trước đó trở thành biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả của bên đi vay.
- Trong trường hợp, hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt.
- Việc sử dụng thuật ngữ “chấm dứt” và “không chấm dứt” đã thể hiện tính độc lập tương đối của các biện pháp bảo đảm với nghĩa vụ được bảo đảm, biện pháp bảo đảm là nghĩa vụ phái sinh của nghĩa vụ được bảo đảm..
- Thứ hai, Phạm vi bảo đảm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, có thể là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ.
- Toàn bộ nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường thiệt hại [41, Điều 319].
- Về nguyên tắc phạm vi bảo đảm của các biện pháp bảo đảm không vượt quá phạm vi nghĩa vụ đã được xác định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm.
- dù trong thực tế người có nghĩa vụ đưa ra một tài sản có giá trị lớn hơn nhiều lần giá trị của nghĩa vụ để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
- Vì mục đích cuối cùng của việc bảo đảm đó cũng chỉ là để người mang nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi đã xác định.
- Ví dụ: Anh A dùng căn hộ trị giá 800 triệu đồng để thế chấp bảo đảm cho khoản vay 400 triệu đồng.
- Toàn bộ nghĩa vụ thanh toán của anh A sau khi đáo hạn theo hợp đồng là 480 triệu đồng (gồm tiền gốc và tiền lãi).
- Thứ ba, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có tính chất dự phòng, chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ xảy ra.
- Trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm đã được thực hiện một cách đầy đủ thì không cần áp dụng biện pháp bảo đảm đó..
- Trong thời gian có hiệu lực của biện pháp bảo đảm quyền sở hữu đối với tài sản bảo đảm vẫn thuộc về bên có nghĩa vụ nhưng quyền năng pháp lý đối với tài sản đó bị hạn chế (không được tự do chuyển nhượng.
- Nếu đến hạn bên có nghĩa vụ thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ đó đương nhiên chấm dứt.
- bên có nghĩa vụ được khôi phục đầy đủ các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản bảo đảm: được nhận lại tài sản và đầy đủ các giấy tờ hợp pháp liên quan đến tài sản từ bên có quyền hay bên nắm giữ tài sản bảo đảm.
- Trong trường hợp khi đến hạn có sự vi phạm nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm bị xử lý theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật (nếu không có thỏa thuận) để khấu trừ, thanh toán phần nghĩa vụ bị vi phạm.
- Khi đó, bên có nghĩa vụ sẽ bị mất quyền sở hữu đối với tài sản..
- Thứ tư, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phát sinh từ sự thỏa thuận giữa các bên.
- Nếu như các quan hệ nghĩa vụ khác có thể phát sinh từ nhiều căn cứ khác nhau (có thể do thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật) thì các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự chỉ phát sinh trên cơ sở sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể.
- Nói cách khác các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không đương nhiên phát sinh bên cạnh nghĩa vụ chính.
- Nông Thị Bích Diệp (2006), Thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội..
- Đỗ Văn Đại (2012), Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự - Bản án và bình luận bản án, Nhà xuất bản chính trị quốc gia – sự thật (tập 1, tập 2), Hà Nội..
- Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong Luật dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản trẻ, Tp.
- Phạm Công Lạc (1995), Cầm cố và thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội..
- Đinh Văn Thanh (2000),“Những quy định chung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong bộ luật dân sự Việt Nam”, Thông tin khoa học pháp lý, Số 2, tr.
- Hoàng Thị Hải Yến (2004), Thế chấp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong pháp luật dân sự Việt Nam và cộng hòa Pháp, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.