YOMEDIA

Đề KSCL HSG năm 2019 môn Ngữ Văn 9 - Phòng GD&ĐT Bình Xuyên

Tải về
 
NONE

Xin giới thiệu đến các bạn học sinh Đề KSCL HSG năm 2019 môn Ngữ Văn 9 do HOC247 cập nhật của Phòng GD&ĐT Bình Xuyên. Đề thi có thang điểm chi tiết để tham khảo và tự đánh giá năng lực của bản thân nhằm định hướng ôn luyện hiệu quả. Hãy nỗ lực hết mình để mang vinh quang về cho nhà trường nhé. Chúc các em thành công !

ADSENSE
YOMEDIA

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BÌNH XUYÊN                                                 ĐỀ KSCL HỌC SINH GIỎI

                                                                                                                      NĂM HỌC: 2018 – 2019

                                                                                                                        MÔN: NGỮ VĂN 9

Câu 1 (2,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau:

...Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không?

(Trích: Tổ quốc nhìn từ biển, Nguyễn Việt Chiến, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 5-2009)

Câu thơ Trong hồn người có ngọn sóng nào không?, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Em hãy phân tích tác dụng của những biện pháp đó.

Câu 2 (3,0 điểm)

Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo ra từ những điều rất nhỏ.

(Fran KA.Clark, Hành trang vào đời, NXB TP Hồ Chí Minh, 2008, tr.38)

Em có suy nghĩ gì về câu nói trên?

Câu 3 (5,0 điểm)

Trong Đaghexxtan của tôi, Raxun Gamzatop từng viết:

Đừng nói: trao cho tôi đề tài

Hãy nói: trao cho tôi đôi mắt

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về tác phẩm Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), em hãy chỉ ra những điểm tương đồng của hai tác phẩm và làm sáng tỏ đôi mắt riêng của mỗi nhà thơ.

                                                                            ...............HẾT............

  HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1 (2,0 điểm)

  • Các biện pháp tu từ sử dụng trong câu thơ là:
    • Câu hỏi tu từ Trong hồn người có ngọn sóng nào không?
    • Ẩn dụ ngọn sóng – những cảm xúc mãnh liệt của lòng yêu nước, căm thù giặc, ý thức giữ gìn chủ quyền dân tộc.
  • Tác dụng :
    • Câu hỏi tu từ Trong hồn người có ngọn sóng nào không? khép lại đoạn thơ với nỗi niềm trăn trở sâu sắc về chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
    • Ẩn dụ ngọn sóng giúp hình ảnh thơ hàm súc, gợi những cảm xúc mãnh liệt của lòng yêu nước, căm thù giặc, ý thức giữ gìn chủ quyền dân tộc.

=> Câu hỏi tu từ kết hợp với biện pháp ẩn dụ đem đến sức gợi mở cho câu thơ, khắc sâu những trăn trở, day dứt của nhân vật trữ tình, đồng thời khơi dậy trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm về vai trò to lớn của biển đảo đối với đất nước và trách nhiệm của mỗi người công dân trong việc giữ gìn chủ quyền biển đảo quê hương.

Câu 2 (3,0 điểm)

a.Đảm bảo yêu cầu về cấu trúc bài văn nghị luận xã hội

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Con người luôn khao khát những điều kỳ vĩ, lớn lao mà lại quên rằng phải bắt đầu từ những điều rất nhỏ bé bình thường.

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp tốt các lí lẽ dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động. Cần đảm bảo các ý sau:

Giải thích

  • Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao: Khát vọng vươn tới những mục đích lớn, làm thay đổi cuộc sống theo hướng đi lên, đẹp hơn.
  • không nhận ra rằng cuộc sống được tạo ra từ những điều rất nhỏ:  không ý thức được những việc lớn bao giờ cũng phải bắt đầu từ những việc nhỏ, như dòng sông được tạo từ nhiều con suối …

=> Con người luôn khao khát những điều kỳ vĩ, lớn lao mà lại quên rằng phải bắt đầu từ những điều rất nhỏ bé bình thường.

Bình luận

  • Khẳng định: Câu nói là hoàn toàn đúng.
  • Lý lẽ:
    • Mơ ước làm điều lớn lao là nguyện vọng chính đáng, cần thiết của mối người, cần được hoan nghênh, khuyến khích.
    • Nhưng cần ý thức được rằng: Cuộc sống con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, nhân cách con người cũng được tạo bởi sự kết hợp mọi bình diện từ nhỏ đến lớn nhúng hành vi, đạo đức, lối sống ... ý nghĩa, hạnh phúc của cuộc sống cũng được kiến tạo từ những điều đơn sơ, bình dị.
  • Dẫn chứng (Học sinh đưa ra những dẫn chứng cụ thể và phân tích để làm sáng rõ vấn đề)

Mở rộng, liên hệ

  • Phê phán lối nghĩ, cách nói ngụy biện: vì việc lớn mà quên việc nhỏ, muốn trở thành vĩ nhân mà quên mình cũng là một con người bình thường.
  • Con người luôn phải có ý thức kiểm soát hành động và nhận thức được rằng những việc nhỏ mấy mà có ích thì kiên quết làm.
  • Thường xuyên rèn luyện đức tính kiên nhẫn ...

d. Chính tả, ngữ pháp:

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề; có cách diễn đạt tốt, mới mẻ.

Câu 3 (5,0 điểm)

a.Đảm bảo yêu cầu về cấu trúc bài văn nghị luận

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vấn đề cái nhìn riêng, khám phá riêng độc đáo của nhà thơ.

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp lí lẽ và phân tích dẫn chứng để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ: Vấn đề cái nhìn riêng, khám phá riêng độc đáo của nhà thơ. Có thể theo hướng sau:

1. Giải thích:

- Đề tài: là thuật ngữ dùng để chỉ phạm vi các sự kiện tạo nên cơ sở chất liệu đời sống của tác phẩm nghệ thuật. Khái quát hơn, đề tài thể hiện phạm vi miêu tả trực tiếp  của tác phẩm nghệ thuật.

- Đôi mắt: tượng trưng cho cái nhìn, sự cảm nhận, đánh giá mang màu sắc riêng, thể hiện cảm quan, nhân sinh quan độc đáo của người nghệ sĩ.

=> ý kiến thực chất muốn khuyên các nhà văn, nhà thơ: cái quyết định tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm, giá trị của tài năng không phải nằm ở đề tài của tác phẩm. Vấn đề là cái nhìn riêng, khám phá riêng độc đáo của nhà thơ về đề tài đó.

2. Cơ sở của nhận định:

- Xuất phát từ đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là lĩnh vực của sự sáng tạo. - Nhà văn phải khơi nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có.

3. Phân tích bài thơ tác phẩm Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

a. Hai bài thơ gặp gỡ nhau về đề tài:

- Hai tác phẩm đều có sự gặp gỡ về đề tài, đó là hình tượng người lính cách mạng. Đây vốn là đề tài quen thuộc trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

- Điểm chung của Chính Hữu và Phạm Tiến Duật khi viết về đề tài người lính:

 + Hình ảnh người chiến sĩ trong hai bài thơ đều xuất thân từ những người Việt Nam yêu nước. Họ sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng nên học có nhiệm vụ bảo vệ nền độc lập của dân tộc, được giác ngộ sâu sắc lý tưởng cách mạng.

+ Trong chiến đẫu họ phải đối mặt với những khó khăn gian khổ, thiếu thốn nhưng vẫn vượt lên hoàn thành nhiệm vụ. Phẩm chất của người chiến sĩ được tôi rèn trong kháng chiến. Giữa họ có những tình cảm tốt đẹp, bền chặt của tình đồng chí, đồng đội, Đây là những nét bản chất cao đẹp của người lính cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

b. Cách nhìn, cách cảm nhận riêng, khám phá riêng của mỗi nhà thơ:

  • Tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu:
    •  Viết về người lính trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp, xuất thân từ nông dân nghèo ở những miền quê khác nhau. Bài hơ lí giải tình đồng chs, đồng đội nảy sinh trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, cùng lí tưởng chiến đấu, cùng chia sẻ gian khóm thiếu thốn. Các anh thấu hiểu tâm tư tình cảm của nhau, có những nỗi nhớ quê hương sâu nặng tha thiết. Từ đó khắc họa được hình ảnh người lính mang vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, đơn sơ.
    • Bài thơ được viết theo cảm hứng hướng về chất hiện thực của đời sống kháng chiến chống Pháp, khai thác cái đẹp, chất thơ trong cái bình dị, bình thường, không nhấn mạnh cái phi thường. Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng giàu sức biểu cảm. Giọng thơ sâu lắng, xúc động như một lời tâm tình sâu sắc.
  • Tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Thiến Duật:
    • Bài thơ viết về những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ ác liệt. Bài thơ làm nổi bật tư thế hiên hiên ngang, tinh thần dũng cảm chấp nhận những khó khăn với ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam của người chiến sĩ lái xe. Họ có nét tinh nghịch, trẻ trung, vô tư hồn nhiên sôi nổi.
    • Bài thơ đậm chất văn xuôi mà vấn rất thơ, tạo nên một lối thơ giàu hiện thực, trẻ trung, khỏe khoắn, sôi nổi. Nhà thơ xây dựng hình tượng những chếc xe không kính là một nét đặc sắc để khắc họa vẻ đẹp tâm hồn, ý chí người chiến sĩ lái xe.

                    (HS chọn lọc dẫn chứng tiêu biểu để phân tích, chứng minh)

4. Đánh giá:

  •  Đôi mắt mới của Chính Hữu và Phạm Tiến Duật đã góp phần làm pong phú vẻ đẹp của hình tượng người lính trong nền thơ ca Việt Nam.
  • Ý kiến của Raxun Gamzatop thật đúng đắn và xác đáng, được đúc rút từ kinh nghiệm sáng tác của một nghệ sỹ lớn. Cái nhìn độc đáo, sự khám phá riêng của mỗi nhà thơ dù cùng viết về đề tài chính là bản chất của nghệ thuật đích thực, là yêu cầu khắc nghiệt của sáng tạo văn chương mà chỉ những tài năng chân chính mới đủ sức vượt qua.
  • Tuy nhiên, nếu nhà văn có đôi mắt mới mẻ, biết nhìn nhận con người và đời sống giàu tính khám phá, phát hiện lại tiếp cận một đề tài mới, thì sức sáng tạo của nhà văn và giá trị của tác phẩm càng độc đáo, càng cao. Vì thế coi trọng vai trò quyết định của đôi mắt nhưng cũng không nên phủ nhận ý nghĩa của đề tài mới trong thực tiễn sáng tác.
  • Ý kiến của Raxun Gamzatop là gợi ý cho nhà văn và người tiếp nhận trong quá trình sáng tác và khám phá tác phẩm.

d. Chính tả, ngữ pháp:

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề; có cách diễn đạt tốt, mới mẻ.

 

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi và thang điểm Đề KSCL HSG năm 2019 môn Ngữ Văn 9 - Phòng GD&ĐT Bình Xuyên. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong bài thi của mình.

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF