YOMEDIA

35 Câu hỏi ôn tập Cơ cấu ngành công nghiệp - Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm Địa lí 12 có đáp án

Tải về
 
NONE

Hoc247 xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu 35 Câu hỏi ôn tập Cơ cấu ngành công nghiệp - Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm Địa lí 12 có đáp án với các câu hỏi ôn tập chủ đề về các ngành công nghiệp và ngành công nghiệp trọng điểm nằm trong chương trình Địa lý 12 sẽ giúp các em rèn luyện kỹ năng làm bài đồng thời giúp các em kiểm tra các kiến thức đã học. 

ADSENSE
YOMEDIA

CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP - VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM

Câu 1. Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không phải là ngành

A. có thế mạnh lâu dài.

B. mang lại hiệu quả cao.

C. dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài.

D. tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.

Câu 2. Cho biểu đồ:

            Nhận xét nào sau đây đúng với sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành nước ta năm 2000 và 2013?

A. Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến.    

B. Ngành khai thác luôn có tỉ trọng nhỏ nhất.

C. Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác.

D. Ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước ổn định.

Câu 3. Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?

A. Luyện kim.                                                          B. Năng lượng.

C. Chế biến lương thực thực phẩm.                       D. Vật liệu xây dựng.

Câu 4. Ngành công nghiệp nào dưới đây là ngành công nghiệp trọng điểm?

A. Đóng tàu, ô tô.                                                     B. Luyện kim.

C. Năng lượng.                                                         D. Khai thác, chế biến lâm sản.

Câu 5. Ý nào dưới đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay?

A. Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.   

B. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.

C. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.

D. Giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

Câu 6. Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta (Đơn vị: %)

Thành phần kinh tế

2005

2007

2010

2012

Nhà nước

24,9

19,9

19,2

16,9

Ngoài Nhà nước

31,3

35,4

38,8

35,9

Có vốn đầu tư nước ngoài

43,8

44,7

42,0

47,2

            Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

A. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp có sự thay đổi.

B. Thành phần kinh tế Nhà nước có xu hướng tăng.

C. Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước có xu hướng giảm.

D. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ổn định.

Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với ngành công nghiệp trọng điểm?

A. Có thế mạnh lâu dài về tự nhiên, kinh tế - xã hội.

B. Mang lại hiệu quả kinh tế cao.

C. Thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.

D. Sử dụng nhiều loại tài nguyên thiên nhiên với quy mô lớn.

Câu 8. Dựa vào Atlat ĐLVN trang 21, trung tâm công nghiệp Vinh bao gồm các ngành nào sau đây?

A. cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản.

B. điện tử, dệt may, đóng tàu, chế biến nông sản.

C. luyện kim màu, hoá chất phân bón, chế biến thực phẩm.

D. sản xuất giấy xenlulo, luyện kim đen, đóng tàu.

Câu 9. Cho bảng số liệu:

Một số sản phẩm công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 1998 – 2014

Sản phẩm

2000

2005

2010

2012

2014

Thuỷ sản đông lạnh (nghìn tấn)

177,7

681,7

1278,3

1372,1

1586,7

Chè chế biến (nghìn tấn)

70,1

127,2

211,0

193,3

179,8

Giày, dép da (triệu đôi)

107,9

218,0

192,2

222,1

246,5

Xi măng (nghìn tấn

13298,0

30808,0

55801,0

56353,0

60982,0

Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình phát triển một số sản phẩm công nghiệp ở nước ta trong giai doạn 2000-2014?

A. Sản lượng các sản phẩm công nghiệp 

B. Sản lượng thuỷ sản đông lạnh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.

C. Sản lượng chè chế biến và giày, dép da liên tục giảm.

D. Sản lượng xi măng tăng ổn định trong giai đoạn 2000 – 2014.

Câu 10. Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước là

A. Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.            B. dọc theo duyên hải miền Trung.

C. Nam Bộ.                                                                            D. đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 11. Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?

A. Năng lượng.                                                                     B. Chế biến lương thực, thực phẩm.

C. Sản xuất hàng tiêu dùng.                                                 D. Luyện kim.

Câu 12. Ý nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta?

A. Có nguồn lao động dồi dào.                  

B. Có thế mạnh lâu dài.

C. Đem lại hiệu quả kinh tế cao.               

D. Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành kinh tế khác.

Câu 13. Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm vì

A. có thị trường tiêu thụ rộng lớn.              B. tác động xấu tới môi trường.

C. đầu tư cho công nghệ sản xuất cao.      D. sử dụng nhiều lao động trình độ cao.

Câu 14. Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển ở phía Nam chủ yếu là do

A. xa các nguồn nhiên liệu than.                B. xây dựng đòi hỏi vốn lớn hơn.

C. ít nhu cầu về điện hơn phía Bắc.           D. gây ô nhiễm môi trường.

Câu 15. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho sản lượng điện nước ta tăng nhanh?

A. Nhiều nhà máy điện có quy mô lớn đi vào hoạt động.

B. Đáp ứng việc xuất khẩu điện sang các nước lân cận.

C. Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp điện lực.

D. Nhu cầu về điện để phục vụ sản xuất và đời sống ngày càng nhiều.

Câu 16. Trong cơ cấu sản lượng điện của nước ta hiện nay, tỉ trọng lớn nhất thuộc về

A. nhiệt điện, thuỷ điện.                              B. nhiệt điện, điện gió.

C. thuỷ điện, điện nguyên tử.                      D. thuỷ điện, điện gió.

Câu 17. Nhiều nhà máy thuỷ điện được xây dựng ở nước ta vì

A. giá thành xây dựng thấp.                        B. tiềm năng thuỷ điện rất lớn.

C. không tác động tới môi trường.               D. không đòi hỏi trình độ khoa học – kĩ thuật cao.

Câu 18. Cho biểu đồ sau


Sản lượng than, điện và dầu mỏ của nước ta

            Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?

A. Sản lượng điện tăng nhanh và ổn định.

B. Sản lượng dầu mỏ không có biến động.

C. Sản lượng than đang có xu hướng tăng.

D. Than và dầu mỏ có xu hướng biến động giống nhau.

Câu 19. Ở nước ta, ngành công nghiệp nào sau đây cần ưu tiên đi trước một bước?

A. Điện lực.                                                   B. Sản xuất hàng tiêu dùng.

C. Chế biến dầu khí.                                     D. Chế biến nông – lâm – thuỷ sản.

Câu 20. Khó khăn lớn nhất đối với việc khai thác tiềm năng thuỷ điện nước ta là

A. sông ngòi ngắn và dốc.                           B. lượng nước không ổn định trong năm.

C. thiếu kinh nghiệm trong khai thác.           D. trình độ khoa học – kĩ thuật còn thấp.

Câu 21. Cho bảng số liệu:

Một số sản phẩm công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 1998 – 2014

Sản phẩm

2000

2005

2010

2012

2014

Thuỷ sản đông lạnh (nghìn tấn)

177,7

681,7

1278,3

1372,1

1586,7

Chè chế biến (nghìn tấn)

70,1

127,2

211,0

193,3

179,8

Giày, dép da (triệu đôi)

107,9

218,0

192,2

222,1

246,5

Xi măng (nghìn tấn)

13298,0

30808,0

55801,0

56353,0

60982,0

Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình phát triển một số sản phẩm công nghiệp ở nước ta trong giai doạn 2000-2014?

A. Sản lượng các sản phẩm công nghiệp.

B. Sản lượng thuỷ sản đông lạnh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.

C. Sản lượng chè chế biến và giày, dép da liên tục giảm.

D. Sản lượng xi măng tăng ổn định trong giai đoạn 2000 – 2014.

Câu 22. Sản lượng điện nước ta trong những năm gần đây tăng nhanh chủ yếu do tăng nhanh

A. sản lượng thuỷ điện.                               B. sản lượng nhiệt điện khí.

C. sản lượng nhiệt điện than.                      D. nguồn điện nhập khẩu.

Câu 23. Dựa vào bản đồ công nghiệp năng lượng (Atlat trang 22), sản lượng điện của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2007 tăng

A. 2,4 lần.                  B. 3,4 lần.                  C. 4,4 lần.                  D. 5,4 lần.

Câu 24. Tiềm năng thuỷ điện lớn nhất của nước ta tập trung trên hệ thống sông

A. Sông Đồng Nai.               B. Sông Hồng.                       C. Sông Thái Bình.               D. Sông Mã.

Câu 25. Nhà máy thuỷ điện có công suất phát điện lớn nhất nước ta hiện nay là

A. Sơn La.                             B. Hoà Bình.                         C. Trị An.                              D. Yaly.

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 26-32 của tài liệu Câu hỏi ôn tập Cơ cấu ngành công nghiệp - Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm Địa lí 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu 35 Câu hỏi ôn tập Cơ cấu ngành công nghiệp - Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm Địa lí 12 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:  

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF