YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm ôn tập phần Sinh thái Sinh học 9

Tải về
 
NONE

Hoc247 xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập phần Sinh thái Sinh học 9 bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm khái quát các kiến thức sinh thái trong chương trình Sinh học 9 được Hoc247 tổng hợp với mong muốn giúp các em ôn tập đạt hiệu quả tốt nhất. Nội dung chi tiết xem tại đây!

ADSENSE
YOMEDIA

SINH THÁI

Câu 1. Trong các nhân tố sinh thái: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, muối khoáng. Nhân tố nào vừa có tác động trực tiếp vừa có tác động gián tiếp rõ nhất đối với sinh vật ?

A. ánh sáng               B. Nhiệt độ                C. Độ ẩm                   D. Muối khoáng

Câu 2. Nhân tố sinh thái nào có tác động lớn nhất đối với động vật ?

A. ánh sáng               B. Nhiệt độ                C. Độ ẩm                   D. Không khí

Câu 3. Nhân tố sinh thái con người được tách thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng vì :

A. Con người tiến hoá nhất so với các loài động vật khác

B. Con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên

C. Cả A ,B đều đúng                       

D. Cả A , B đều sai

Câu 4. ánh sáng có vai trò quan trọng nhất đối với bộ phận nào của cây?

A. Lá                         B. Thân                      C. Cành                      D. Hoa, quả

Câu 5. Cây thông mọc nơi quang đãng thường có tán rộng hơn cây thông mọc trong rừng vì:

A. Có nhiều chất dinh dưỡng         

B. Ánh sáng đến cây chỉ tập trung ở phần ngọn

C. Ánh sáng chiếu được đến tất cả các bộ phận , các phía của cây      

D. Cả A và C đều đúng

Câu 6. Trong các cây sau cây nào là cây ưa bóng ?

A. Phong lan             B. Vạn niên thanh    C. Mít                         D. Dừa

Câu 7. Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật là :

A. Định hướng trong không gian                                                   B. Kiếm mồi

C . Nhận biết                                                                                     D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 8. Lớp động vật nào có thân nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường ?

A. Cá xương             B. Chim                                 C. Thú            D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 9. Động vật biến nhiệt ngủ đông để :

A. Tồn tại                                                                  B. Thích nghi với môi trường

C. Báo hiệu mùa lạnh                                              D. Cả A, B , C đều đúng

Câu 10. Nhiệt độ môi trường tăng có tăng ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ sinh trưởng và tuổi phát dục ở động vật biến nhiệt ?

A. Tốc độ sinh trưởng tăng và thời gian phát dục ngắn

B. Tốc độ sinh trưởng tăng và thời gian phát dục kéo dài

C. Tốc độ sinh trưởng giảm và thời gian phát dục ngắn

D. Tốc độ sinh trưởng giảm và thời gian phát dục kéo dài

Câu 11. Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 2o C đến 44o C, điểm cực thuận là 28o C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 5o C đến 42 o C, điểm cực thuận là 30 oC. Nhận định nào sau đây là đúng ?

A. Cá chép có vùng phân bố hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn

B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn

C. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn

D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn

Câu 12. Mối quan hệ mà trong đó sinh vật này có lợi còn sinh vật kia không có ảnh hưởng gì là mối quan hệ :

A. Kí sinh                  B. Hội sinh                C. Cộng sinh             D. Cả B, C đều đúng

Câu 13. Mối quan hệ mà trong đo s cả 2 loài sinh vật đều có lợi là mối quan hệ:

A. Kí sinh                  B. Hội sinh                C. Cộng sinh             D. Cả A,C đều đúng

Câu 14. Vi khuẩn lam  quang hợp và nấm hút nước hợp lại thành địa y. Vi khuẩn lam cung cấp chất dinh dưỡng còn nấm cung cấp nước là ví dụ về :

A. Kí sinh                  B. Hội sinh                C. Cộng sinh             D. Cạnh tranh

Câu 15. Ví dụ nào sau đây thể hiện mối quan hệ kí sinh

A. Dây tơ hồng sống bám trên bụi cây

B. Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần rễ cây đậu

C. Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến

D. Cả A, C đều đúng

Câu 16. Ví dụ nào sau đây thể hiện mối quan hệ nửa kí sinh :

A. Địa y                    

B. Tầm gửi trên cây sung

C. Dây tơ hồng trên bụi cúc tần

D. Giun sán sống trong ruột của động vật và người

Câu 17. Một nhóm cá thể thuộc cùng 1 loài sống trong 1 khu vực nhất định là:

A. Quần xã sinh vật                                     B. Quần thể sinh vật

C. Hệ sinh thái                                              D. Tổ sinh thái

Câu 18. Dấu hiệu nào sau đay không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể

A. Mật độ                  B. Cấu trúc tuổi                    C. Tỷ lệ đực, cái                   D. Độ đa dạng

Câu 19. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khái niệm quần thể

A. Nhóm cá thể cùng loài có lịch sử phát triển chung               

B. Tập hợp ngẫu nhiên nhất thời

C. Có khả năng sinh sản                                                     

D. Có quan hệ với môi trường

Câu 20. Số lượng cá thể trong quần thể có xu hướng ổn định là do:

A. Khi số lượng quá nhiều thì tự chết

B. Quần thể đó tự điều chỉnh

C. Quần thể khác trong quần xã khống chế , điều chỉnh nó

D. Cả A, C đều đúng

Câu 21. Một quàn thể với 3 nhóm tuổi (nhóm tuổi trước sinh sản , nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản) sẽ bị diệt vong khi mất đi :

A. Nhóm tuổi đang sinh sản

B. Nhóm tuổi trước sinh sản

C. Nhóm tuổi trước sinh sản và nhóm tuổi đang sinh sản

D. Nhóm tuổi trước sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản

Câu 22. Quần thể người khác với quần thẻ sinh vật khác ở những điểm căn bản nào ?

A. Quần thể người có những đặc trưng kinh tế – xã hội mà quần thể sinh vật khác không có

B. Môi trường sống của quàn thể người không chỉ là môi trường tự nhiên mà còn là môi trường xã hội , môi trường nhân tạo.

C. Con người có thể cải tạo được tự nhiên còn sinh vật phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên.

D. Con người có lao động và tư duy , đặc điểm này không có ở quần thể sinh vật khác .

Câu 23. Hiệu quả của tăng dân số quá nhanh là :

A. Thiếu nơi ở, lương thực, thực phẩm                             B. Thiếu trường học, bệnh viện

C. Năng suất lao động tăng, dân giàu nước mạnh           D. Cả A, B đều đúng

Câu 24. Vì sao chúng ta phải thực hiện triệt để pháp lệnh dân số?

A. Vì tỉ lệ sinh con thứ 3 quá lớn               B. Vì nền kinh tế của chúng ta chậm phát triển

C. Vì nền y tế, giáo dục của nước ta còn lạc hậu so với thế giới và nhiều nước Đông Nam Á

D. Cả A, B ,C đều đúng

Câu 25. Thế nào là 1 quần xã sinh vật?

A. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

B. Các sinh vật sông trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.

C. Quần xã là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau cùng sống trong 1 không gian xác định.

D. Cả A, B ,C đều đúng.

Câu 26. Tập hợp các cá thể nào dưới đây có thể hình thành 1 quần xã:

A. Thực vật ven                    B. Sen trong hồ                     C. Cá diếc                  D. Bèo cái

Câu 27. Mối quan hệ quan trọng đảm bảo tính gắn bó của quần xã sinh vật là nhờ mối quan hệ:

A. Hợp tác                 B. Cộng sinh             C. Dinh dưỡng                      D. Hội sinh

Câu 28. Dấu hiệu nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quàn thể?

A . Mật độ                                                     B. Thành phần nhóm tuổi  

C. Tỉ lệ đực : cái                                           D. Độ đa dạng

Câu 29. Độ đa dạng của 1 quần xã được thể hiện:

A. Số lượng cá thể nhiều                             B. Có nhiều nhóm tuổi khác nhau

C. Có nhiều tầng phân bố                            D. Có số lượng loài phong phú

Câu 30. Độ nhiều của 1 quần xã được thể hiện:

A. Số lượng cá thể nhiều                                         B. Có cả động vật và thực vật

C. Mật độ cá thể của từng loài                                D. Có thành phần loài phong phú

Câu 31. Vai trò của khống chế sinh học trong sự tồn tại của quần xã là:

A. Điều hoà mật độ ở các quần thể                        B. Làm giảm số lượngcá thể trong quần xã

C. Đảm bảo sự cân bằng trong quần xã                 D. Cả B, C đều đúng

Câu 32. Thế nào là 1 hệ sinh thái ?

A. Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động  lẫn nhau và với các nhân tố vô sinh tạo thành 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

B. Là môi trường sống của nhiều quần xã có quan hệ mật trhiết với nhau .

C. Quần xã sinh vật là khu vực sống của quần xã

D. Cả A. B đều đúng

Câu 33. Ruộng lúa là nơi:

A. Một quần thể các cây lúa                                   C. Một hệ sinh thái

B. Một quần xã sinh vật                                          D. Cả A, B, C đều sai

Câu 34. Hệ sinh thái gồm những thành phần chủ yếu nào?

A. Các thành phần vô sinh ( đất, nước, thảm mục )                   

B. Sinh vật sản xuất ( thực vật )

C. Sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải                         

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 35. Sinh vật nào dưới đây không phải là sinh vật sản xuất ?

A. Rong đuôi chó                 B. Cỏ tháp bút                      

C. Nấm linh chi                    D. Vi khuẩn lam

Câu 36. Sinh vật nào dưới đây không phải là sinh vật phân giải ?

A. Nấm                                   B. Vi khuẩn               C. Giun đất                D. Rái cá

Câu 37. Chuỗi thức ăn là:

A. Một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau

B. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước,vừa là sinh vật mắt xích đứng sau tiêu thụ .

C. Là các loài sinh vật có quan hệ với nhau nhiều mặt, chúng tiêu diệt lẫn nhau theo nguyên tắc sinh vật lớn ăn sinh vật bé.

D. Cả A, B đều đúng.

Câu 38. Lưới thức ăn là:

A. Là các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.

B . Là tập hợp các chuỗi thức ăn trong quần xã.

C. Là các chuỗi thức ăn có mối quan hệ mật thiết vớí nhau.

D. Cả A, B đều đúng.

Câu 39. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn là gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về:

A, Nguồn gốc                        B. Cạnh tranh                        C. Hợp tác                 D. Dinh dưỡng

Câu 40. Thời kì nguyên thuỷ con người tác động vào môi trường tự nhiên như thế nào ?

A. Con người hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên

B . Giữa con người và tự nhiên được thiết lập 1 sự cân bằng động .

C. Con người thừa hưởng các sản phẩm của tự nhiên bằng thu lượm , săn bắn động vật hoang dã .

D. Việc sử dụng lửa nấu nướng thức ăn, sưởi ấm, dồn thú dữ để săn bắn, để gây cháy rừng tác hại xấu đến môi trường.

{-- Nội dung từ câu 41-61 của tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập phần Sinh thái Sinh học 9 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập phần Sinh thái Sinh học 9Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:  

​Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF