YOMEDIA

Đề KSCL HSG năm 2019 môn Ngữ Văn 9 - Phòng GD&ĐT huyện Bình Xuyên ( Đề số 2)

Tải về
 
NONE

Nhằm mang đến cho các em nguồn tài liệu phong phú, Hocj247 chia sẻ Đề KSCL HSG năm 2019 môn Ngữ Văn 9 được cập nhật từ Phòng GD&ĐT huyện Bình Xuyên. Hy vọng với tài liệu hữu ích này, các em sẽ học tập tốt hơn để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em thành công.

ADSENSE
YOMEDIA

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BÌNH XUYÊN                                                      ĐỀ KSCL HỌC SINH GIỎI

                                                                                                                      NĂM HỌC: 2018 – 2019

                                                                                                                         MÔN: NGỮ VĂN 9

Câu 1 (2,0 điểm):

Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ sau:

                                          "Cái cò... sung chát đào chua...

                                          câu ca mẹ hát gió đưa về trời

                                          ta đi trọn kiếp con người

                                                cũng không đi hết mấy lời mẹ ru"

                                                   (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy)

Câu 2 (3,0 điểm):

Theo Trang Tử:

Biển cả là nơi mà tất cả các nguồn nước trên thế gian này đều đi ra từ đó nhưng nó không vơi, và đó cũng là nơi đón nhận tất cả các nguồn nước đổ về mà nó cũng chẳng đầy.

Triết lí trên gợi cho em bài học gì về lối sống?

Câu 3 (5,0 điểm):

Thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa ánh sáng vào trái tim con người.

                                                                                     (George Sand)

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm rõ ánh sáng mà Bằng Việt muốn đưa vào trái tim con người qua bài thơ “Bếp lửa” (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam).

..............HẾT.............

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1:

  • Ẩn dụ: Hình ảnh cái cò, sung chát, đào chua - những sự vật quen thuộc trong đời sống, trong ca dao xưa - tượng trưng cho người phụ nữ, người mẹ và bao nỗi gian truân vất vả của cuộc đời.
  • Điệp từ:  mẹ, đi tô đậm nỗi nhớ thương, sự biết ơn, tự hào đối với mẹ.
  • Ẩn dụ, nói quá: Ta đi trọn kiếp con người/cũng không đi hết mấy lời mẹ ru: Nhấn mạnh tình mẹ thật bao la, sâu sắc. Trải qua trọn kiếp con người cũng không sao thấu hiểu hết tấm lòng của mẹ qua những lời ru.

=>Các biện pháp tu từ đã thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình. Người đọc cảm nhận được hình ảnh người mẹ yêu thương tần tảo, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh đồng thời thấy được tình cảm thương nhớ, kính yêu, sự hàm ơn, tiếc nuối khôn nguôi của nhà thơ đối với mẹ. 

Câu 2:

Yêu cầu về kĩ năng:

  • Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận, lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục để làm sáng tỏ yêu cầu của đề.
  • Bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, không mắc các loại lỗi.

Yêu cầu về kiến thức:

Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau:

1. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề nghị luận.

2. Thân bài

a. Giải thích:

Câu nói trên xuất phát từ hiện tượng tự nhiên: đại dương vừa là nơi chia nước, vừa là nơi nhận nước qua hệ thống sông ngòi ở khắp nơi trên thế giới. Đại dương cung cấp hơi nước làm mưa cho khắp nơi trên địa cầu. Tất cả sông suối đều chảy về biển cả. Vì biển cả bao la nên dù chia nước hay nhận nước thì nó cũng không vơi đi hay đầy lên.

 Câu nói đã gợi ra một bài học nhân sinh sâu sắc về lối sống:

  • Cần biết sẻ chia để sống một cuộc đời có ý nghĩa.
  • Cần rèn mình để có bản lĩnh của biển: có thể cho đi rất nhiều, có thể đón nhận rất nhiều mà vẫn an nhiên, không hề thay đổi.

b. Bàn luận:

Triết lí của Trang Tử đúng đắn và sâu sắc:

  • Gợi triết lí sống cao đẹp: biết cho đi để nhận về. Con người cần có tấm lòng bao dung như biển cả, cho đi yêu thương khắp mọi nơi mà không vơi cạn; nhận về những yêu thương mà không sợ tràn đầy. Nếu không biết cho đi thì sẽ không thể nhận về. Lúc đó tâm hồn con người sẽ như sa mạc khô cằn. Đó là cuộc sống, lối sống ích kỉ, hẹp hòi và sẽ đánh mất đi nhiều niềm vui trong cuộc sống.
  • Biển cho nước đi mà không vơi, nhận nước về mà không đầy cũng giống con người vững vàng trước mọi đổi thay, an nhiên tự tại, kiên định lí tưởng sống tốt đẹp của mình.

           (lấy dẫn chứng trong thực tế để chứng minh)

Mở rộng, nâng cao vấn đề:

  • Phê phán lối sống ích kỉ, hẹp hòi của một số người trong xã hội.
  • Con người cần rèn luyện mình vững vàng trước mọi hoàn cảnh.

c. Rút ra bài học, liên hệ bản thân.

3. Kết bài:

Khẳng định ý nghĩa của vấn đề.

Câu 3:

Yêu cầu về kĩ năng:

  • Biết cách làm bài nghị luận văn học; hiểu và giải quyết một vấn đề lí luận về thiên chức nhà văn và chức năng, giá trị của văn học; chứng minh qua một bài thơ cụ thể (có những cảm nhận, đánh giá mang màu sắc cá nhân).
  • Bài viết có bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm, luận cứ thuyết phục, trình bày sạch sẽ. Hành văn trôi chảy, linh hoạt, có chất văn, không mắc các loại lỗi.

Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề, trích dẫn ý kiến, dẫn dắt tác phẩm vào vấn đề.

2. Thân bài

Giải thích

  • Thiên hướng: là khuynh hướng thiên về những điều có tính chất tự nhiên. Thiên hướng của người nghệ sĩ: là khuynh hướng chủ đạo của người cầm bút.
  • Ánh sáng: gợi ra vẻ đẹp lung linh, kì diệu và có khả năng chiếu rọi, soi tỏ tâm hồn, trái tim, trí óc của con người.
  • Thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa ánh sáng vào trái tim con người: người nghệ sĩ thông qua tác phẩm được viết nên từ cái tài cái tâm của mình, đem đến cho bạn đọc những hiểu biết về thế giới xung quanh, giúp người đọc nhận thức sâu sắc về bản chất cuộc sống và con người, nhận ra những bài học quí giá về lẽ sống, những tư tưởng triết lí sâu xa, thắp sáng trong trái tim con người những tư tưởng tình cảm đẹp đẽ, giúp con người sống tốt hơn, nhân văn hơn.
  • Ý kiến đã đề cập đến thiên chức cao cả của nhà văn đó là nâng niu, trân trọng và hướng con người tới những điều tốt đẹp, đó cũng chính là chức năng của văn học đối với cuộc đời, con người.

              -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề KSCL HSG năm 2019 môn Ngữ Văn 9 - Phòng GD&ĐT huyện Bình Xuyên ( Đề số 2). Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm    

 ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF