« Home « Kết quả tìm kiếm

Chuyên đề tổng hợp lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay môn Lịch sử 9


Tóm tắt Xem thử

- CHUYÊN ĐỀ TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY.
- Những nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay.
- Chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước trở thành một hệ thống.
- Trong nhiều thập niên nửa sau của thế kỉ XX, các nước xã hội chủ nghĩa trở thành một lực lượng hùng mạnh về mọi mặt.
- Nhưng vì đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng trong đường lối, chính sách, sự chống phá của các thế lực đế quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu..
- Các nước tư bản chủ nghĩa đã có sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, khoa học – kĩ thuật, tiêu biểu là Nhật Bản và Cộng hòa Liên bang Đức.
- Các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực như khối Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), ngày nay là Liên minh châu Âu (EU)..
- Đến nay về cơ bản, nguy cơ chiến tranh được đẩy lùi, thế giới chuyển dần sang xu thế hòa hoãn.
- Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay.
- Sự hình thành trật tự thế giới mới (đang trong quá trình xác định)..
- Xu thế hòa hoãn, thỏa hiệp giữa các nước lớn.
- Các nước điều chỉnh chiến lược, trong đó lấy việc phát triển kinh tế làm trọng điểm..
- Xu hướng chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định hợp tác và phát triển..
- Câu 1: Đặc điểm của lịch sử thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai..
- Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, với chiến thắng của Liên Xô và các lực lượng cách mạng trên thế giới, thế giới đã chia thành hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.
- tác động sâu sắc tình hình chính trị thế giới..
- Trong giai đoạn này, quan hệ giữa hai siêu cường quốc luôn trong tình trạng đối đầu, căng thẳng và mục tiêu đấu tranh của các lực lượng xã hội chủ nghĩa, các lực lượng cách mạng, dân chủ tiến bộ là hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội..
- Câu 2: Phân tích những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay..
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới và trở thành một lực lượng hùng mạnh về chính trị, quân sự, kinh tế trong nhiều thập niên của nửa sau thế kỉ XX.
- Do sai lầm nghiêm trọng và sự chống phá của các thế lực thù địch, chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu..
- Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc nổ ra mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phân biệt chủng tộc làm xuất hiện hơn 100 quốc gia độc lập.
- Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới.
- nhiều nước đạt được thành tựu to lớn trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN….
- Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, mưu đồ làm bá chủ thế giới, những cũng phải chịu những thất bại nặng nề, nhất là trong chiến tranh xâm lược Việt Nam .
- Sau khi khôi phục nền kinh tế, các nước tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng về kinh tế (tiêu biểu là Nhật Bản và Cộng hòa Liên bang Đức) và ngày càng có xu hướng liên kết khu vực, tiêu biểu là sự ra đời của Cộng đồng kinh tế châu Âu.
- Thế giới hình thành ba trung tâm kinh tế - tài chính là Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản..
- Trật tự thế giới hai cực được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai do liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.
- Thế giới chia thành hai phe đối đầu căng thẳng, đỉnh cao là “chiến tranh lạnh”.
- Đến năm 1989, Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi..
- Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật với nhứng tiến bộ phi thường và những thành tựu kì diệu là nhân tố quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế nâng cao mức sống và chất lượng sống của con người..
- Câu 3: Tại sao nói “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức với các dân tộc?.
- “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc vì: Từ sau “chiến tranh lạnh”, bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực.
- Bên cạnh đó, các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học – kĩ thuật của thế giới và khai thác nguồn vốn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước..
- Đây cũng là thách thức vì phần lớn các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát thấp về kinh tế,.
- sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới.
- việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại… Nếu nắm bắt được thời cơ thì kinh tế - xã hội của đất nước phát triển.
- Vì vậy mỗi dân tộc đều có những chính sách, đường lối phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc..
- Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhứng chính sách đường lối phù hợp, nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hòa nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới..
- Toán Nâng Cao THCS: Cung cấp chương trình Toán Nâng Cao, Toán Chuyên dành cho các em HS THCS lớp yêu thích môn Toán phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở trường và đạt điểm tốt ở các kỳ thi HSG.