« Home « Kết quả tìm kiếm

Giáo án Lịch sử 10 bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM I.
- Biết được những nét đại cương về các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam: Sự hình thành, cơ cấu tổ chức nhà nước, đời sống văn hóa, xã hội..
- Bước đầu rèn luyện kỹ năng xem xét các sự kiện lịch sử trong mối quan hệ giữa không gian, thời gian và xã hội..
- Bồi dưỡng tinh thần lao động sáng tạo, ý thức về cội nguồn dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc..
- Lược đồ Giao Châu và Cham-pa trong các thế kỷ XI – X..
- Bản đồ hành chính Việt Nam có các di tích văn hóa Đồng Nai, Óc eo ở Nam bộ..
- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:.
- Câu hỏi: Thuật luyện kim ở nước ta ra đời từ khi nào? ở đâu? Và có ý nghĩa gì với sự phát triển kinh tế, xã hội?.
- Vào cuối thời nguyên thủy, các bộ lạc sống trên đất nước chúng ta đều bước vào thời sơ kỳ đồng thau, biết đến thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước.
- Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước đã tạo tiền đề cho sự chuyển biến của xã hội nguyên thủy sang thời đại mới – thời đại có giai cấp nhà nước hình thành các quốc gia cổ đại trên đấ nước Việt Nam.
- Để hiểu được sự hình thành, cơ cấu tổ chức nhà nước, đời sống văn hóa, xã hội của các quốc gia trên đất nước ta, chúng ta cùng tìm hiểu bài 14..
- Tổ chức các hoạt động dạy và học:.
- Hoạt động 1: Tìm hiểu quốc gia Văn Lang – Âu Lạc..
- GV dẫn dắt: Văn Lang là quốc gia cổ nhất trên đất nước Việt Nam.
- Các em đã được biết đến nhiều truyền thuyết về Nhà nước Văn Lang như: Một bọc trăm trứng, Bánh chưng bánh giầy… Còn về mặt khoa học, Nhà nước Văn Lang được hình tành trên cơ sở nào?.
- GV thuyết trình: Củng như các nơi khác nhau trên thế giới các quốc gia cổ trên đất nước Việt Nam được hình thành trên cơ sở nền kinh tế, xã hội diễn ra mạnh mẽ ở thời kỳ Đông Sơn (Đầu thiên niên kỷ I TCN)..
- HS theo dõi SGK trả lời..
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận: Giải thích khái niệm văn hóa Đông Sơn là gọi theo di chỉ khảo cổ tiêu biểu Đông Sơn (Thanh Hóa)..
- GV sử dụng một số tranh ảnh trong SGK và những tranh ảnh sưu tầm được để chứng min cho HS thấy nền nông nghiệp trồng lúa nước khá phát triển.
- GV phát vấn: Hoạt động kinh tế của cư dân Đông Sơn có khác gì với cư dân Phùng Nguyên?.
- GV tiếp tục yêu cầu HS cho thấy sự chuyển biến xã hội ở Đông Sơn?.
- HS trả lời..
- Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc..
- Cơ sở hình thành nhà nước:.
- Kinh tế: Đầu thiên niên kỷ I TCN cư dân đã biết sử dụng công cụ đồng và có sử dụng công cụ đá..
- Xã hội:.
- Hoạt động cảu thầy và trò Kiến thức cơ bản - GV nhận xét, bổ sung, kết luận về đời sống của cư dân.
- Đông Sơn..
- GV đặt vấn đề: Sự biến đổi, phát triển kinh tế, xã hội đó đặt ra những yêu cầu đòi hỏi gì?.
- GV nêu các yêu cầu:.
- Yêu cầu trị thủy để đảm bảo nền nông nghiệp ven sông..
- Quản lý xã hội..
- Để đáp ứng yêu cầu này, Nhà nước văn Lang ra đời..
- GV dẫn đắt: Như vậy ta đã thấy được điều kiện hình thành nhà nươc cổ đại ở Việt Nam.
- Tiếp theo ta sẽ tìm hiểu từng quốc gia cụ thể..
- GV giảng giải về thời gian hình thành địa bàn, kinh đô nước Văn Lang.
- về cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.
- Minh họa bằng sơ đồ: Bộ máy Nhà nước Văn Lang..
- GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được bước phát triển cao hơn của Nhà nước Âu Lạc..
- HS theo dõi SGK so sánh, trả lời..
- GV bổ sung, kết luận: Nhà nước tuy cùng một thời kỳ lịch sử với Nhà nước Văn Lang ( Thời kỳ cổ đại) nhưng có bước phát triển cao hơn so với những biểu hiện:.
- GV sử dụng tranh ảnh trong SGK và tư liệu về thành Cổ Loa, mũi tên đồng để minh họa cho bước phát triển cao hơn của nước Âu Lạc..
- Cuối cùng GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được cách ăn, ở, mặc của NGười Việt Cổ..
- HS theo dõi SGK tự ghi nhớ..
- GV tiếp tục yêu cầu HS theo dõi SGK thấy được đời sống tinh thần, tâm linh của Người Việt Cổ..
- GV phát vấn: Em có nhận xét gì về đời sống vật chất tinh thần của Người Việt Cổ?.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận về đời sống của Người Việt Cổ khá phong phú, đa dạng, giản dị, nguyên sơ, hòa nhập với thiên nhiên..
- Hoạt động 2: Tìm hiểu quốc gia cổ đại Cham-pa..
- GV dùng lược đồ Giao Châu và Cham-pa thế kỷ VI đến X để xác định địa bàn Cham-pa: Được hình thành trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) gồm khu vực đồng bằng ven biển miền Trung Bộ..
- Vào cuối thế kỷ II, nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành chính quyền tự chủ sau đó Khu Liên tự lập làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.
- Thế kỷ VI đổi thành Cham-pa..
- GV xác định trên lược đồ vị trí kinh đô Cham-pa..
- Do yêu cầu về trị thủy, quản lý xã hội, chống giặc ngoại xâm  Nhà nước Văn Lang ra đời đáp ứng những đòi hỏi đó..
- Quốc gia Văn Lang (VII – III TCN)..
- Tổ chức nhà nước:.
- Đứng đầu đất nước là Vua Hùng..
- Quốc gia Âu Lạc (III – II TCN)..
- Lãnh thổ mở rộng hơn, tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn..
- Đời sống vật chất - tinh thần của người Việt Cổ:.
- Đời sống vật chất:.
- Đời sống tinh thần:.
- Đời sống vật chất tinh thần của người Việt Cổ khá phong phú, hòa nhập với tự nhiên..
- Quốc gia cổ Cham-pa hình thành và phát triển:.
- Sự ra đời: Trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh gồm khu vực miền Trung và Nam Trung bộ..
- Cuối thế kỷ II, Khu Liên thành lập quốc gia cổ Lâm Ấp, đến thế kỷ VI đổi thành Cham-pa, phát triển trong các thế kỷ X – XV sau đó suy thoái và hội nhập với Đại Việt..
- Cư dân: dân tộc Chăm..
- GV chia lớp làm 3 nhóm yêu cầu các nhóm theo dõi SGK, thảo luận trả lời câu hỏi của từng nhóm..
- Nhóm 1: Tình hình kinh tế của Cham–pa từ thế kỷ II đến X..
- Nhóm 2: Tình hình chính trị - xã hội..
- Nhóm 3: Tình hình văn hóa..
- GV minh họa kỹ thuật xây tháp của người Cham-pa bằng ảnh khu di tích Mỹ Sơn, tháp Chàm, tượng Chăm….
- GV nhấn mạnh văn hóa Cham-pa chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Ấn Độ..
- Hoạt động 3: Tìm hiểu quốc gia cổ Phù Nam..
- GV thuyết trình kết hợp sử dụng lược đồ giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản về thời gian ra đời, phạm vi lãnh thổ, thành phần cư dân Phù Nam..
- GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được tình hình kinh tế, văn hóa xã hội Phù Nam..
- Tình hình Cham-pa từ thế kỷ II đến X:.
- Chính trị - xã hội:.
- Xã hội gồm các tầng lớp: Quý tộc, nông dân tự do, nô lệ..
- Văn hóa:.
- Thế kỷ IV có chữ viết từ chữ Phạn (Ấn Độ)..
- Quốc gia cổ Phù Nam:.
- Sự ra đời: Trên cơ sở văn hóa Óc Eo (An Giang) thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, quốc gia cổ Phù Nam ra đời vào thế kỷ I..
- Văn hóa: ở nhà sàn, theo Phật giáo và Bà-la- môn giáo.
- Nghệ thuật ca, múa, nhạc phát triển..
- Xã hội gồm: Quý tộc, bình dân, nô lệ..
- Dùng lược đồ củng cố quá trình hình thành các quốc gia cổ trên đất nước Việt Nam: Địa bàn, thời gian hình thành, thành phần cư dân, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội?.
- Những điểm giống nhau và khác nhau trong đời sống của cư dân Văn Lang – Âu Lạc, Lâm Ấp – Cham-pa, Phù Nam.