« Home « Kết quả tìm kiếm

Kinh nghiệm thiết kế một hoạt động trải nghiệm sáng tạo


Tóm tắt Xem thử

- Kinh nghiệm thiết kế một hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
- Vì hoạt động trải nghiệm sáng tạo (TNST) là hoạt động học tập cho nên hoạt động này phải tuân thủ đầy đủ cấu trúc tâm lý của một hoạt động..
- Căn cứ vào nội dung, phương pháp, hình thức, nguyên tắc tổ chức của hoạt động TNST, chúng tôi nêu ra quy trình kỹ thuật để thiết kế một hoạt động TNST theo quan điểm hoạt động gồm 3 giai đoạn (10 bước) như sau:.
- Giai đoạn chuẩn bị (Giai đoạn này còn gọi là quá trình lôgic - diễn ra ở bên ngoài HS (chủ thể hoạt động), nó căn cứ vào cấu trúc của nội dung của hoạt động TNST mà GV định tổ chức.
- Bước 1: GV (hoặc người tổ chức) lựa chọn, đặt tên và xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của hoạt động TNST: Khâu lựa chọn hoạt động rất quan trọng, nó đặt cơ sở cho việc thiết kế các hoạt động thành phần.
- Khi lựa chọn, GV (hoặc người tổ chức) căn cứ vào mục tiêu giáo dục của hoạt động TNST là gì, cần.
- Khi đã lựa chọn được nội dung hoạt động rồi thì căn cứ vào nội dung ấy mà lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động cho phù hợp (Vì nội dung và phương pháp có liên hệ biện chứng với nhau)..
- Bước 2: Phân giải nội dung của hoạt động TNST thành cấu trúc lôgic tường minh: GV phân tích hoạt động TNST thành cấu trúc lôgic tường minh (trong nhận thức).
- Nói cách khác là hình dung được hoạt động TNST được cấu trúc từ những thành tố nào (để sau này, tương ứng với mỗi thành tố ta sẽ thiết kế ra một hoạt động thành phần).
- Ví dụ: Hoạt động “đo chiều cao của HS tiểu học”.
- được phân giải thành các thành tố: Chuẩn bị thước đo và đơn vị đo, đứng sát thước đo, quan sát điểm đo, đánh dấu trên thước, ghi chép số đo, so sánh số đo, nhận xét, đánh giá, kết luận...Các thành tố này tạo nên cấu trúc trọn vẹn của hoạt động TNST “đo chiều cao của HS tiểu học”..
- Bước 3: Phân bậc hoạt động TNST thành các hoạt động thành phần (Thành các hành động, hoặc chuỗi thao tác)..
- Bước 4: Thiết kế thành các hoạt động hoặc chuỗi thao tác tương thích với lôogic của nội dung hoạt động TNST..
- Giai đoạn tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo (Giai đoạn này còn gọi là quá trình tâm lí - diễn ra ở trong chủ thể hoạt động (HS), nó căn cứ vào đặc điểm tâm lí của HS và có sự tham gia tác động, chuyển hoá lẫn nhau của các hoạt động vật chất và hoạt động tinh thần).
- Bước 5: GV (hoặc người tổ chức) hướng đích, gợi động cơ hoạt động TNST cho HS (Nêu mục đích, yêu cầu.
- Định hướng cho HS (nhấn mạnh) đâu là hoạt động yêu cầu HS phải trải ngiệm (có thể qua vật thay thế, hoặc môi trường giả định), đâu là hoạt động sáng tạo để HS chuẩn bị tâm thế tốt, bước vào hoạt động..
- Bước 6: Hướng dẫn HS thực hiện các hành động, thao tác như đã thiết kế ở bước 4 của giai đoạn chuẩn bị.
- Bước này quan trọng nhất quyết định sự thành bại của hoạt động TNST.
- Bước 7: Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh các hoạt động cho đúng mục đích, yêu cầu..
- Giai đoạn tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động Bước 8: Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động..
- Đối với hoạt động TNST ngoài môn học chính khoá.
- Quy trình thiết kế hoạt động TNST ngoài môn học chính khoá làm tương tự như thiết kế đối với hoạt động TNST theo môn học.
- Tuy nhiên việc lựa chọn mục tiêu giáo dục, cài cắm ý đồ sư phạm, xác định cấu trúc lôgic tường minh của hoạt động TNST, phân bậc hoạt động có chỗ phức tạp hơn do nội hàm của dạng hoạt động TNST này rộng hơn, phong phú hơn.
- Khi tiến hành thiết kế hoạt động TNST, GV nên quán triệt các yêu cầu sau:.
- Việc xác định đâu là hoạt động trải nghiệm, đâu là hoạt động sáng tạo chỉ mang tính tương đối, do đó không quá câu nệ khi phân bậc hoạt động..
- Có thể làm gộp nhưng không được đảo lộn thứ tự tuyến tính các hành động đã tương thích với nội dung của hoạt động TNST.
- Hoạt động “đo chiều cao của HS tiểu học”, không thể thực hiện hành động “so.
- Giai đoạn lựa chọn hoạt động TNST là cơ sở, đặt nền móng cho toàn bộ hoạt động này.
- Riêng giai đoạn thực hành các hoạt động là quan trọng nhất, quyết định chất lượng hoạt động TNST (Tránh lặp lại các hoạt động giảng giải, áp đặt, truyền thụ một chiều)..
- Khi thiết kế các hoạt động phải tương thích với nội dung học tập, tránh làm hình thức hoặc nửa vời sẽ không hình thành được kiến thức kĩ năng, năng lực cho HS.
- Chẳng hạn ở ví dụ: Hoạt động “đo chiều cao của HS tiểu học”, nếu chỉ đo số đo mà không cho HS so sánh, nhận xét ai cao, ai thấp, thậm chí cao hơn bao nhiêu đơn vị đo thì chưa hoàn thành trọn vẹn mục tiêu hoạt động TNST..
- Cần bám sát mục tiêu giáo dục của môn học đã cài cắm ý đồ sư phạm, đồng thời các hoạt động phải phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS..
- Các hình thức hoạt động phải linh hoạt, sáng tạo và phù hợp với điều kiện, môi trường hoạt động thực tế..
- Trên đây là đề xuất về quy trình tổ chức các hoạt động TNST cho HS ở theo quan điểm hoạt động.
- Thông qua việc thực hiện chuỗi các hành động và thao tác (Vật chất và tinh thần) đã thiết kế tương thích với nội dung hoạt động TNST, HS tự khám phá và kiến tạo tri thức, kỹ năng, năng lực cho bản thân mình.
- HS chủ động, sáng tạo trong hoạt động học tập.
- Trong qúa trình thực hiện, quy trình này tiếp tục được chỉnh lí để càng hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động TNST và bồi dưỡng GV hiện nay.