« Home « Kết quả tìm kiếm

Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về tình yêu tiếng Việt Những bài văn hay lớp 12


Tóm tắt Xem thử

- Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn nghị luận về tình yêu tiếng Việt.
- Viết đoạn văn ngắn về tình yêu tiếng Việt - Mẫu 1.
- Mỗi người sinh ra đều có quê hương, nơi chôn rau cắt rốn, có tiếng mẹ à ơi trong từng lời ru.
- Mỗi quốc gia đều có tiếng nói riêng, có ngôn ngữ riêng, Việt Nam cũng vậy..
- Nên chả có gì có thể ngăn cản tình yêu của chúng ta đối với tiếng Việt.
- Tiếng Việt của chúng ta vốn là một ngôn ngữ vô cùng đa dạng, phong phú.
- Trong tiếng Việt có rất nhiều cách nói đa thanh, đa nghĩa, chỉ cần trong câu văn đảo trật tự từ hoặc thay đổi cách ngắt nghỉ hay thêm bớt một từ thôi là nghĩa của câu có thể hoàn toàn thay đổi..
- Tiếng Việt cũng giống như linh hồn của đất nước vậy, nó là bản sắc, là hồn túy của dân tộc.
- Tiếng Việt chất chứa bề dày lịch sử, nét văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc.
- Người Việt sử dụng tiếng Việt mới thẩm thấu được nhiều những lớp ý nghĩa trong cách nói năng của mọi người.
- Còn tiếng Việt là còn đất nước.
- Thế nhưng hiện nay, tiếng Việt lại ngày một trở nên mai một, biến chất.
- Con người sử dụng tiếng mẹ đẻ không còn khéo léo, phong phú như trước nữa.
- Nếu để ý, bạn sẽ thấy thế hệ cha ông chúng ta dùng nhiều những từ cổ, cách nói có nhiều ca dao tục ngữ, lời lẽ đa dạng, muốn bay bổng có bay bổng, muốn hài hước có hài hước, muốn bi thương có bi thương.
- Còn giới trẻ hiện nay, không những không nắm bắt được ngữ nghĩa của nhiều từ mà cách sử dụng tiếng mẹ đẻ cũng bó hẹp trong những từ thông dụng, căn bản, không thể hiện được sự đa dạng, nhiều sắc thái của tiếng Việt..
- Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong đó có tiếng nước ngoài là rất tốt.
- Nhưng song song với đó, chúng ta phải có ý thức chủ động giữ gìn tiếng mẹ đẻ của mình bằng cách thường xuyên đọc sách, lắng nghe và sử dụng thường xuyên ngôn ngữ tiếng Việt một cách đa dạng, phong phú.
- Có như vậy chúng ta mới gìn giữ được những nét đẹp của ngôn ngữ dân tộc chúng ta..
- Viết đoạn văn ngắn về tình yêu tiếng Việt - Mẫu 2.
- Giữ gìn tiếng mẹ đẻ chính là tình yêu Tiếng Việt.Trong thời gian gần đây, việc một số bạn trẻ thích “sính ngoại”, sử dụng tiếng nước ngoài thay cho tiếng Việt đã gây ra nhiều tranh luận.
- Với tôi, tiếng mẹ đẻ vẫn là điều mà chúng ta phải gìn giữ, là di sản quý giá của dân tộc còn tiếng nước ngoài chỉ là một phương tiện để chúng ta giao lưu với thế giới.
- “Tiếng mẹ đẻ” là ngôn ngữ của dân tộc mình, là tiếng nói gốc của ông bà,.
- “Tiếng nước ngoài” chỉ chung mọi ngôn ngữ khác không phải tiếng mẹ đẻ.
- Chúng ta cần thực hiện song song cả việc trau dồi tiếng mẹ đẻ và học tập tiếng nước ngoài.
- Ta được nuôi dưỡng từ những lời ru ầu ơ của bà của mẹ, trưởng thành từ chính thứ ngôn ngữ giản dị, mộc mạc mà sâu sắc ấy.
- Bên cạnh đó, ngoại ngữ cũng giúp chúng ta có thể hội nhập, mở mang tri thức.
- Giữ gìn tiếng mẹ đẻ không có nghĩa là bài trừ những ngôn ngữ khác mà cần sử dụng tiếng nước ngoài sao cho phù hợp, không được lạm dụng quá mức.
- Sử dụng tiếng nước ngoài một cách bừa bãi, thậm chí còn sai lệch, ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt không làm các bạn sang trọng hơn mà chỉ hạ thấp chính giá trị con người bạn.
- Rất nhiều những người thành công trên trường quốc tế như giáo sư Ngô Bảo Châu hay “thần đồng” Đỗ Nhật Nam nhưng họ vẫn dùng tiếng Việt trong giao tiếp hay các bài viết, tiếng nước ngoài chỉ xuất hiện khi thực sự cần thiết.
- Vì vậy, mỗi chúng ta bên cạnh việc gìn giữ những giá trị truyền thống của tiếng Việt còn phải không ngừng học hỏi thêm những ngôn ngữ mới, để cuộc sống thêm nhiều màu sắc hơn.
- Với tôi, tiếng Việt giúp tâm hồn tôi trong sáng hơn, bình yên hơn còn những ngôn ngữ khác sẽ giúp trí tuệ tôi được mở mang, giàu có hơn.
- Hãy luôn để tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài là những chiếc chìa khóa đưa ta đến với thế giới.