« Home « Kết quả tìm kiếm

Ứng dụng viễn thám giám sát sự suy giảm hàm lượng Chlorophyll do ô nhiễm môi trường biển tỉnh Cà Mau


Tóm tắt Xem thử

- Ứng dụng viễn thám giám sát sự suy giảm hàm lượng Chlorophyll do ô nhiễm môi trường biển.
- tỉnh Cà Mau.
- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
- Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên môi trường.
- Thu thập, hệ thống hoá, tổng hợp và đánh giá nguồn tài liệu, số liệu từ các dự án, đề tài, báo cáo trước đây về nghiên cứu giám sát môi trường biển để tìm các phương pháp tối ưu cho việc xử lý số liệu và tính toán tại khu vực nghiên cứu.
- Sử dụng ảnh vệ tinh MODIS để khảo sát trực tiếp hàm lượng Chlorophyll-a trung bình 6 tháng đầu các năm và 2008 thuộc khu vực biển Cà Mau.
- Phân tích, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường biển khu vực Cà Mau qua hàm lượng chlorophyll – a (mg/m3) trên cơ sở ảnh vệ tinh MODIS..
- Bảo vệ môi trường.
- Ô nhiễm môi trường.
- Tài nguyên môi trường..
- Dầu thô đã xuất hiện dọc bờ biển từ Hà Tĩnh đến Cà Mau và tại các đảo như Cù Lao Chàm, Côn Đảo, Bạch Long Vỹ.
- Ở Cà Mau có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn tập trung trên rừng đước Năm Căn và rừng tràm U Minh Hạ.
- Tỉnh Cà Mau còn có các khu công nghiệp tập trung như khu công nghiệp khí - điện - đạm, chế biến thủy sản.
- Vì vậy, Cà Mau phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường khu vực ven biển ngày càng cao..
- Cùng với sự phát triển nhanh và mạnh của công nghệ vũ trụ, rất nhiều nước trên thế giới đã ứng dụng thành công công nghệ viễn thám trong nghiên cứu và giám sát môi trường biển.
- Với kỹ thuật viễn thám hiện đại, đặc biệt là sự phát triển của viễn thám quang học với độ phân giải 30 m LandSat/MSS, TM và thậm chí 2,5 m như SPOT có thể cho những số liệu điều tra, phân tích và đánh giá một cách rất chi tiết và chính xác bề mặt Trái đất.
- Ảnh đa phổ được thu nhận không chỉ trong dải phổ nhìn thấy, mà phần lớn các thông tin được thu nhận trong vùng phổ hồng ngoại, nằm ngoài khả năng phát hiện bằng mắt thường.
- vệ tinh (Sensor) được thiết kế thu nhận các vùng phổ riêng biệt khác nhau phản xạ từ mặt đất, phụ thuộc vào loại đối tượng cần quan sát.
- Các vệ tinh thám sát hiện nay thu nhận ảnh trên nhiều kênh phổ.
- Các vệ tinh Terra và Aqua mang thiết bị thu ảnh MODIS (của Mỹ) có thể thu nhận tới 36 kênh ảnh phục vụ nghiên cứu chuyên đề về các đối tượng khác nhau trên mặt đất, trên đại dương và trong khí quyển..
- Các đối tượng nghiên cứu có khả năng phản xạ khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc tính hoá - lý của chúng, như thành phần vật chất, mầu sắc, nhiệt độ, độ ẩm.
- Hàm lượng Chlorophyll-a thu nhận trên bề mặt mặt biển là một tham số môi trường biểu thị mức độ ô nhiễm trên một khu vực rộng lớn và đồng bộ về thời gian...
- Với đặc tính của công nghệ Viễn thám, các vệ tinh độ phân giải trung bình với tần suất thu nhận ảnh cao có nhiệm vụ cảnh báo và giám sát môi trường biển, việc nghiên cứu giám sát ô nhiễm môi trường biển thông qua xác định theo dõi hàm lượng Chlorophyll-a trên ảnh vệ tinh MODIS có thể chủ động trong công tác ứng phó sự cố ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm dầu trên biển nói riêng.
- Do đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Ứng dụng viễn thám giám sát sự suy giảm hàm lượng Chlorophyll do ô nhiễm môi trường biển tỉnh Cà Mau”..
- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục tiêu nghiên cứu.
- Theo dõi, giám sát ô nhiễm môi trường biển khu vực Cà Mau thông qua sự biến đổi hàm lượng Chlorophyll-a trung bình 6 tháng đầu các năm và 2008 thu nhận được từ ảnh vệ tinh MODIS..
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Thu thập, hệ thống hoá, tổng hợp và đánh giá nguồn tài liệu, số liệu từ các dự án, đề tài, báo cáo trước đây về nghiên cứu giám sát môi trường biển để tìm các phương pháp tối ưu cho việc xử lý số liệu và tính toán tại khu vực nghiên cứu..
- Sử dụng ảnh vệ tinh MODIS để khảo sát trực tiếp hàm lượng Chlorophyll-a trung bình 6 tháng đầu các năm và 2008 thuộc khu vực biển Cà Mau..
- Phân tích, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường biển khu vực Cà Mau qua hàm lượng chlorophyll – a (mg/m 3 ) trên cơ sở ảnh vệ tinh MODIS..
- Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi không gian : vùng biển tỉnh Cà Mau từ 8.3° đến 9.8° vĩ Bắc và từ 103.6° đến 106.1° kinh Đông..
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần khẳng định và mở rộng khả năng ứng dụng phương pháp viễn thám phân giải trung bình vào việc nghiên cứu ô nhiễm môi trường biển bằng việc theo dõi biến động hàm lượng Chlorophyll-a..
- Ý nghĩa thực tiễn: Xây dựng phương pháp nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường biển bằng chỉ số hàm lượng Chlorophyll-a, thông qua đó để giám sát, theo dõi từ đó đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời..
- Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu.
- Quan điểm nghiên cứu.
- Quan điểm hệ thống: Đối tượng nghiên cứu (Chlorophyll-a) sẽ được coi là một chỉnh thể tự nhiên, các hiện tượng chịu ảnh hưởng của một tập hợp các yếu tố tự nhiên gây ô nhiễm môi trường nước bề mặt..
- Quan điểm tổng hợp: Sử dụng các kiến thức khoa học về môi trường, viễn thám và các khoa học khác có liên quan để nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu vực biển của Cà Mau..
- Quan điểm tiếp cận ứng dụng công nghệ hiện đại: Công nghệ hiện đại đang phát triển nhanh và mạnh, đặc biệt là công nghệ viễn thám và GIS và các ứng dụng của nó trong phát triển của các chuyên ngành..
- Các kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án đã được tiến hành.
- Cách tiếp cận này cho phép tận dụng nhiều số liệu tốt đã có, giảm chi phí và giúp cho so sánh tài liệu lịch sử trong quá trình nghiên cứu..
- Quan điểm mô hình hoá các hiện tượng vật lý của các đối tượng để đưa vào các mô hình tự động hoá tính toán: Các giá trị hàm lượng Chlorophyll-a được tính toán trực tiếp từ dữ liệu viễn thám thu nhận được, được hệ thống hóa so sánh.
- Trong đề tài sử dụng theo chu kỳ trung bình 6 tháng đầu năm..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp xử lý ảnh viễn thám : Thực hiện công tác xử lý, tính toán trực tiếp hàm lượng Chlorophyll-a (mg/m 3 ) trên ảnh viễn thám MODIS..
- Phương pháp sử dụng công nghệ GIS : Thành lập ảnh theo dõi diễn biến Chlorophyll-a theo trung bình năm..
- Phương pháp chuyên gia tư vấn: Tham khảo chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực đo đạc, giám sát môi trường nước..
- Tổng quan về nghiên cứu ô nhiễm môi trường biển Chương 2.
- Khu vực nghiên cứu Cà Mau.
- Đánh giá sự suy giảm hàm lượng Chlorophyll-a do ô nhiễm môi trường.
- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (2002.
- Môi trường Việt Nam những vấn đề bức xúc, Hà Nội..
- Phan Văn Hoặc (1995), Điều tra nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng biển Tây Nam phục vụ một số nhiệm vụ kinh tế-xã hội cấp bách hiện nay, Đề tài KT.03.22 thuộc chương trình biển KT .
- Doãn Hà Phong (2007), Nghiên cứu ứng dụng tư liệu viễn thám quang học trong giám sát ô nhiễm dầu trên vùng biển Việt Nam, Hội nghị khoa học kỹ thuật Mỏ toàn Việt Nam..
- Doãn Hà Phong (2007), Sử dụng ảnh viễn thám quang học MODIS trong giám sát ô nhiễm dầu trên vùng biển Việt Nam, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ-Địa Chất, số 19, tr.
- Doãn Hà Phong (2008), Thành lập bản đồ nhiệt độ bề mặt nước biển và hàm lượng Chlorophyll-a khu vực biển Đông từ ảnh MODIS, Tạp chí Viễn Thám và Địa Tin học số 5-2008, Trung Tâm Viễn Thám Quốc gia- Bộ Tài Nguyên Môi Trường..
- Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2013), Khảo sát, tính toán chế độ động lực bồi lắng, xói lở khu vực Cà Mau do tác động của biến đổi khí hậu, Hà Nội.