« Home « Kết quả tìm kiếm

Đề thi học kì 2 VL10 (2007-2008) THPT Chuyên ĐH Vinh


Tóm tắt Xem thử

- Đề thi chuyên đề lớp 10 học kỳ 2 Trường đại học Vinh Khối THPT Chuyên.
- Đề thi môn chuyên - học kỳ 2- năm học 2007-2008 Môn Vật lí – Lớp 10 (Thời gian làm bài 150 phút).
- Một quả cầu nhỏ có khối lượng m lăn không vận tốc ban đầu trên một máng nghiêng từ đỉnh A có độ cao h qua một vòng xiếc có bán kính R.
- Tìm vận tốc của vật tại chân máng nghiêng B.
- Với h nhỏ nhất bằng bao nhiêu thì vật có thể lăn hết vòng xiếc.
- Với h = 1,5R tìm độ cao cực đại mà vật có thể đạt được trong quá trình chuyển động..
- Có n mol khí lí tưởng đơn nguyên tử ban đầu ở áp suất P1 và thể tích V1.
- Khối khí được nén đoạn nhiệt cho đến khi thể tích.
- rồi sau đó được đun nóng đẳng tích.
- ở quá trình đẳng tích khí nhận nhiệt lượng Q.
- Tính công mà khí đã nhận trong hai quá trình trên và nhiệt độ sau cùng của khí..
- Một nguồn sáng điểm S nằm trên đường kính O1O2 của một quả cầu trong suốt bằng thuỷ tinh.
- Quả cầu bán kính R, chiết suất n = 1,5.
- Mặt sau của quả cầu được tráng bạc (hình vẽ).
- Ta chỉ xét ảnh của vật sáng tạo bởi các tia sáng đi từ vật đến quả cầu với góc tới nhỏ.
- Coi chiết suất của không khí bằng 1.
- Biết S cách O1 một khoảng R.
- Xác định vị trí ảnh cuối cùng của điểm sáng qua quả cầu..
- Cho hệ hai thấu kính đồng trục O1 và O2, trong đó O1 có tiêu cự f1 = -20cm.
- Một điểm sáng S nằm trên trục chính của hệ trước O1 và cách O1 một khoảng d = 20cm.
- Một màn ảnh E đặt vuông góc với trục chính, sau O2 và cách O1 một khoảng không đổi a = 40cm.
- Giữ S, O1 và màn E cố định, di chuyển O2 dọc theo trục chính trong khoảng từ O1 đến màn E ta thấy khi O2 cách O1 một khoảng b = 20 cm thì chùm sáng ló khỏi thấu kính O2 tạo ra trên màn một vệt sáng có bán kính nhỏ nhất.
- Tính tiêu cự f2.
- Từ vị trí trên của O2 cần di chuyển màn một đoạn bao nhiêu để trên màn thu được một điểm sáng..
- Một lượng khí lí tưởng đơn nguyên tử thực hiện một chu trình ABCDEA biễu diễn trên đồ thị như hình vẽ.
- Ba điểm A, B, C nằm trên đường thẳng đi qua gốc toạ độ O và ba điểm D, B, E thẳng hàng.
- Tính các thông số TA.
- Tính tổng nhiệt lượng mà khí nhận được trong tất cả các giai đoạn của chu trình mà nhiệt độ tăng.
- Tính các thông số của trạng thái B.
- Tính hiệu suất của chu trình