« Home « Kết quả tìm kiếm

Nhân sinh quan Phật giáo trong Tứ diệu đế


Tóm tắt Xem thử

- NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO TRONG TỨ DIỆU ĐẾ.
- Tình hình nghiên cứu.
- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- NỘI DUNG.
- Chƣơng 1: MỘT SỐ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ TỨ DIỆU ĐẾ.
- 1.1 Nhân sinh quan và Nhân sinh quan Phật giáo.
- Khái niệm Nhân sinh quan.
- Nhân sinh quan Phật giáo.
- Chƣơng 2: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO THỂ HIỆN TRONG GIÁO LÝ TỨ DIỆU ĐẾ VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ.
- Quan niệm của Phật giáo về Khổ (Khổ đế - Dukkha.
- Quan niệm của Phật giáo về nguyên nhân của Khổ (Tập đế - Samudaya Dukkha.
- Quan niệm của Phật giáo về sự chấm dứt khổ đau (Diệt đế- Nirodha Dukkha.
- Quan niệm của Phật giáo về con đƣờng Diệt khổ (Đạo đế- Nirodha Gamadukkha.
- Đánh giá những giá trị nhân sinh quan Phật giáo.
- Nhân sinh quan Phật giáo là những nội dung có giá trị nhân bản sâu sắc, khuyến khích đời sống tâm linh hướng thiện, lành mạnh.
- Nhân sinh quan Phật giáo đề cao sức mạnh tự giải thoát làm chủ bản thân của con người bằng trí tuệ và đạo đức.
- Nhân sinh quan Phật giáo thể hiện khát vọng về sự công bằng, bình đẳng của con người trong xã hội.
- Mặc dù tồn tại với tư cách là một tôn giáo, nhưng những nội dung giáo lý của Phật giáo lại thể hiện nhiều tư tưởng triết học sâu sắc nên ngay từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo luôn tỏ rõ vai trò quan trọng, có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống văn hóa, đạo đức, xã hội và tư tưởng người Việt nam..
- Mục đích chính trong tư tưởng của Phật giáo là sự giải thoát chúng sinh khỏi nỗi khổ của cuộc đời.
- Đó là mục đích tối hậu, là vấn đề trung tâm của giáo lý Phật giáo.
- Luận điểm xuất phát: nước ngoài biển khơi chỉ có một vị mặn, đạo của ta dạy đây cũng chỉ có một vị là vị giải thoát của Phật giáo đã nói lên tư tưởng xuyên suốt đó..
- Theo Phật giáo, trong đời sống, mỗi chúng ta đều mang sẵn trong người một nhân sinh quan riêng biệt.
- Những nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo được thể hiện rõ nét và tập trung trong “Tứ diệu đế” (Catvariàryáatyani), nghĩa là bốn chân lý tuyệt diệu, thiêng liêng mà mọi người phải nhận thức được.
- Tìm hiểu về nhân sinh quan Phật giáo, qua đó hiểu rõ hơn về Phật giáo, một tôn giáo đang tồn tại và có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội ở Việt nam hiện nay, trên cơ sở đó có thể khai thác những giá trị tích cực trong giáo lý của Phật giáo vì một cuộc sống tốt đời, đẹp đạo đang rất cần những nghiên cứu cơ bản và hệ thống, nhất là khi với tư cách là một nhà tu hành, muốn tìm hiểu một cách căn bản những giáo lý mà hàng ngày mình tu học và thuyết giảng nên tôi chọn đề tài “Nhân sinh quan Phật giáo trong Tứ diệu đế” làm công trình nghiên cứu của mình..
- Tình hình nghiên cứu..
- Nghiên cứu về Phật giáo nói chung và nhân sinh quan Phật giáo nói riêng trong những năm trở lại đây đã thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả, nhà khoa học.
- Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này và đạt được những kết quả đáng trân trọng.
- Có thể phân loại các công trình nghiên cứu này theo các mảng cơ bản sau:.
- Những công trình nghiên cứu về Phật giáo.
- triết học Phật giáo và Phật giáo Việt nam..
- Phật giáo với tư cách là một tôn giáo của phương đông.
- Qua phần khái quát những nội dung cơ bản về Phật giáo: từ cuộc đời, lời dạy của đức Phật đến các phái bộ cũng như giáo lý của Phật giáo đã cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản của tôn giáo này.
- Cuốn “Đại cương triết học Phật giáo” của Thích Đạo Quang, Nhà xuất bản Hương Sen (không rõ năm xuất bản).
- Tập thứ ba: Các luận, đã luận giải một cách khái quát những nội dung tư tưởng căn bản của Phật giáo như: thuyết duyên khởi.
- Cuốn “Lời giáo huấn của Phật đà” của Walpola Rahula, do Ngô Đức Thọ dịch, nhà xuất bản tôn giáo, HN, 1999 cũng đã trình bày rất cô đọng, dễ hiểu giáo lý Phật giáo như nguồn gốc, quan điểm tôn giáo của đạo Phật.
- “Việt nam Phật giáo sử luận” của Nguyễn Lang, nhà xuất bản Văn học Hà nội, 1994 đã đề cập đến các giai đoạn du nhập của Phật giáo vào Việt nam, vai trò của các thiền sư trong công cuộc dựng nước và giữ nước của các triều đại phong kiến.
- Cuốn: “Lịch sử Phật giáo Việt nam” do Nguyễn Tài Thư (chủ biên), nhà xuất bản KHXH, HN, 1988, các tác giả đã phân tích lịch sử du nhập và quá trình phát triển của Phật giáo.
- các tông phái Phật giáo và phân tích vai trò của Phật giáo đối với lĩnh vực tư tưởng chính trị trong suốt chiều dài lịch sử Việt nam.
- “Đối thoại giữa Triết học và Phật giáo của Jean Francois Revel và Matthieu Ricard do Hồ Hữu Hưng dịch, Phật giáo những vấn đề Triết học của O.O..
- Rozenberg do Ngô Văn Doanh và Nguyễn Hùng Hậu dịch, Đức Phật và Phật pháp do Phạm Kim Khánh dịch, Phật học cơ bản của Ban Hoằng pháp Trung ương, Triết học Phật giáo Hoa Nghiêm Tông của Garma C.C.Chang, Cuốn Bước đầu học Phật của Thích Thanh Từ, Con đường thành Phật của Pháp sư Ấn Thuận, Tôn giáo khái niệm và lịch sử của Thích Nguyên Hạnh, Tìm hiểu đạo Phật của Khantipalo do Thích Chơn Thiện dịch, Triết học Phật giáo của Nguyễn Duy Hinh..v..v…những công trình này, tùy ở góc độ tiếp cận và cách phân tích có thể khác nhau, nhưng nhìn chung đều cung cấp những kiến thức cơ bản và có hệ thống về Phật giáo với tư cách là một tôn giáo, đồng thời thể hiện những tư tưởng triết học.
- Đây là những công trình có giá trị tham khảo quan trọng để tác giả luận văn định hướng và triển khai nội dung nghiên cứu của mình..
- Những công trình nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáo, Tứ diệu đế, và ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống xã hội..
- Trong công trình này, tác giả đã trình bày một cách sâu sắc những hiểu biết về Tứ diệu đế trong khóa III gồm 12 chương, cung cấp khối lượng kiến thức khá đầy đủ về Tứ diệu đế, tiếp đó, trong khóa V chương 10 tác giả đề cập đến Nhân sinh quan Phật giáo, phân tích con người đến từ đâu theo các quan niệm của Nhân thừa, Thiên thừa, Nhị thừa, Đại thừa để từ đó thấy được Nhân sinh quan của đạo Phật không phải là bi quan yếm thế mà bi quan hay lạc quan là do ý niệm của con người.
- Những vấn đề về nhân sinh quan Phật giáo với tư cách là một nội dung tư tưởng triết học cũng được đề cập rải rác trong từng nội dung cụ thể hoặc toàn bộ giáo lý qua một số công trình tiêu biểu như: “Đại cương triết học Phật giáo Việt nam”, tập một: từ khởi nguyên đến thế kỷ XIV của Nguyễn Hùng Hậu, NXBKHXH, HN, 2002.
- Trong công trình này, tác giả Nguyễn Hùng Hậu đã dành hẳn chương cuối của cuốn sách để trình bày về nhân sinh quan Phật giáo và nhân sinh quan Phật giáo Việt nam.
- Những lý giải của tác giả từ góc độ triết học đã giúp người đọc hình dung một cách có hệ thống những tư tưởng cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo từ quan niệm về con người đến quan niệm về cuộc đời con người để từ đó khảo sát các quan niệm khác nhau về nhân sinh quan của Phật giáo Việt nam qua các thời kỳ lịch sử..
- Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Toan “Quan niệm về giải thoát trong Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống người Việt nam hiện nay” bảo vệ năm 2006 lại bàn đến một trong những nội dung cơ bản nhất của nhân sinh quan Phật giáo: vấn đề giải thoát, từ đó làm rõ ảnh hưởng của quan niệm này của Phật giáo đến đời sống người Việt nam hiện nay trên những bình diện cơ bản của đời sống như: kinh tế, xã hội, chính trị, đạo đức….
- Cuốn: “Tứ diệu đế” của Đức Đạt – Lai Lạt Ma XIV, nhà xuất bản tôn giáo, 2012, là cuốn sách có tính chất kinh điển ghi lại những bài giảng của Đức Đạt – Lai Lạt Ma XIV với ngôn ngữ hiện đại để dẫn dắt người đọc đến với nội dung cơ bản nhất trong giáo lý của Phật giáo: Tứ diệu đế, giúp người đọc hình dung phần nào những giáo pháp cơ bản của Phật giáo được áp dụng để giải thích và quán chiếu, nhằm khai mở con đường nhận thức ra đau khổ, dẹp bỏ nó để đi đến hạnh phúc viên mãn.
- Trong cuốn: “Đạo đức Phật giáo với đạo đức người Việt nam” của Đặng Thị Lan, nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà nội, 2006 tác giả trên cơ sở phân tích mối liện hệ giữa đạo đức Phật giáo với đạo đức truyền thống dân tộc đã phân tích một cách thuyết phục ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức người Việt nam hiện nay.
- Cuốn “Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo” của Thích Tâm Thiện, là công trình chuyên bàn về nhân sinh quan Phật giáo.
- Trong công trình này, tác giả đã lấy Duyên sinh – Vô ngã làm điểm trung tâm để nghiên cứu nhân sinh quan Phật giáo..
- Ngoài ra, còn một loạt các công trình, bài viết có liên quan đến vấn đề này như: Phật giáo với văn hóa Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy, Ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam của Lê Hữu Tuấn, Luận án tiến sĩ triết học, Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay của Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Các luận văn thạc sĩ Triết học, Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần của con người Nam Định của Phạm Thị Thanh Mai, Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến lối sống con người Việt Nam và Tư tưởng chính trị xã hội của Nho Gia và Pháp Gia của Nguyễn Minh Nhựt.
- và nhiều bài viết được đăng tải trên các báo, tạp chí như: Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, Tạp chí Công tác tôn giáo, Tạp chí thông tin khoa học xã hội, Tạp chí Triết học….
- Trong các tác phẩm kể trên, khi đề cập và phân tích giáo lý của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội đều có những phân tích và chỉ ra một số nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo, đồng thời cũng đều có đề cập đến Tứ diệu đế..
- Điểm qua tình hình nghiên cứu cho thấy những công trình nghiên cứu ở các mảng lĩnh vực khác nhau, nhưng ít nhiều đều đã bàn đến những nội dung cơ bản của triết học Phật giáo trong đó có vấn đề nhân sinh quan.
- Tuy nhiên, những công trình riêng biệt nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáo thể hiện qua Tứ diệu đế chưa nhiều và có hệ thống.
- Đây là hướng nghiên cứu chính mà luận văn muốn tập trung vào..
- Luận văn trình bày một cách hệ thống quan niệm về nhân sinh quan Phật giáo thể hiện trong giáo lý Tứ diệu đế và đánh giá giá trị của quan điểm này..
- Hệ thống hoá một số khái quát chung về Nhân sinh quan Phật giáo và Tứ diệu đế..
- Phân tích nội dung nhân sinh quan Phật giáo thể hiện trong Tứ diệu đế và đánh giá giá trị của những quan điểm này..
- Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu..
- Luận văn dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng..
- Phương pháp nghiên cứu:.
- Tác giả luận văn dùng phương pháp nghiên cứu của Tôn giáo học, triết học như: phân tích, tổng hợp, lôgic, lịch sử, khái quát hóa, trừu tượng hóa..
- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..
- Đối tượng nghiên cứu:.
- Luận văn nghiên cứu về Nhân sinh quan Phật giáo và những giá trị của nó..
- Phạm vi nghiên cứu:.
- Luận văn nghiên cứu những biểu hiện của Nhân sinh quan Phật giáo qua Tứ diệu đế, trong đó tập trung phân tích quan niệm về nỗi khổ của đời người, về giải thoát và Niết bàn và đánh giá giá trị của các quan điểm này thông qua những ảnh hưởng của nó trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội như: đạo đức, lối sống ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay..
- Luận văn góp phần hệ thống hoá những nội dung cơ bản trong nhân sinh quan Phật giáo được thể hiện qua giáo lý Tứ diệu đế, qua đó làm rõ thêm những giá trị tư tưởng triết học của giáo lý Phật giáo..
- Luận văn cung cấp nguồn tư liệu để làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên, học viên ngành Tôn giáo học, Triết học, và những nghiên cứu liên quan đến Phật giáo..
- Tôn giáo..
- Thích Minh Châu việt dịch (1993), Đại Tạng Kinh Việt Nam, Kinh Trung Bộ I, II, III, Đế Phân Biệt Tâm Kinh, Viện nghiên cứu Phật học Việt nam ấn hành..
- Thích Minh Châu việt dịch (1992), Đại Tạng Kinh Việt Nam, Kinh Tương Ưng V, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành..
- Thích Minh Châu (1995), Những lời Đức Phật dạy về hòa bình và giá trị con người, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam..
- Nguyễn Đăng Duy (1999), Phật giáo với Văn hóa Việt Nam, Nxb.
- Garma C.C.Chang (2009), Triết học Phật giáo Hoa Nghiêm Tông, Nxb..
- Hà Nội..
- Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, Nxb.
- Nguyễn Duy Hinh (2001), Triết học Phật giáo, Nxb.
- Kimura Taiken, Thích Quảng Độ dịch (1969), Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận, Ban Tu thư Đại học Vạn hạnh Sài gòn..
- Đặng Thị Lan (2006), Đạo đức Phật giáo với Đạo đức người Việt Nam, Nxb, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Nguyễn Lang (1994), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập I, Nxb Văn học Hà Nội..
- Nyanàtiloka Maha Thera (1995), Kinh Chuyển Pháp Luân, (Huỳnh Văn Niệm soạn dịch), Thành hội Phật giáo Tp.
- Nguyễn Minh Ngọc (2009), Phật giáo dân gian: Triết lý từ bi và tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam, Tín ngưỡng tôn giáo và xã hội dân gian, Nguyễn Hồng Dương – Phùng Đạt Văn (chủ biên), Nxb.
- Nhân sinh quan Cộng sản chủ nghĩa (tài liệu học tập cho cán bộ trường Đảng cơ sở - 1964).
- Rozenberg (1990), Ngô Văn Doanh và Nguyễn Hùng Hậu, Phật giáo những vấn đề triết học, TTTL Phật học Việt Nam, Hà Nội..
- Phùng Hữu Phú (chủ biên 1997), Hồ Chí Minh với Phật giáo Việt Nam (1945 – 1969), Nxb.
- Thích Đạo Quang (1996), Đại cương Triết học Phật giáo, Nxb.
- Thích Thiện Siêu (1993), Kinh pháp cú, Viện Nghiên cứu Phật học..
- Thích Phụng Sơn (1995), Những nét văn hóa của đạo Phật, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành..
- Từ điển Triết học (1986), Nxb.
- Vân Thanh (1974), Lược khảo Phật giáo sử Việt Nam, Sài Gòn..
- Thích Mật Thể (1971), Phật giáo khái luận, Nxb.
- Thích Tâm Thiện (1998), Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo, Nxb.
- Ấn Thuận, Phân viện nghiên cứu Phật học Việt Nam (2007), Con đường thành Phật, Nxb.
- Nguyễn Tài Thư chủ biên (1988), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội..
- Viện nghiên cứu Tôn giáo (1994), Về Tôn giáo Tập 1, Nxb.
- Viện Triết học (1998), Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb