« Home « Kết quả tìm kiếm

Tư tưởng triết học của S.Freud


Tóm tắt Xem thử

- TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA S.FREUD.
- LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC.
- TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.
- Những nghiên cứu về điều kiện, tiền đề ra đời tư tưởng triết học của S.Freud.
- Nhóm công trình nghiên cứu tư tưởng triết học căn bản của Freud.
- Nhóm công trình nghiên cứu quan niệm của Freud về tôn giáo, đạo đức và văn hóa.
- Nhóm công trình nghiên cứu và đánh giá tư tưởng triết học của Freud .
- NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CỦA SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC FREUD.
- Sự hình thành tư tưởng triết học Freud trong điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa tinh thần phương Tây cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.
- Những tiền đề khoa học của sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học Freud.
- Những tiền đề triết học của tư tưởng triết học Freud.
- MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ BẢN THỂ LUẬN VÀ NHẬN THỨC LUẬN TRONG TRIẾT HỌC FREUD.
- Quá trình hình thành tư tưởng triết học của Freud.
- Bản thể luận triết học của Freud.
- Nhận thức luận trong triết học của Freud.
- GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA FREUD.
- Vị trí của triết học Freud trong tư tưởng nhân loại thế kỷ XX.
- Một số giá trị và hạn chế trong tư tưởng triết học của Freud.
- Tuy nhiên, việc nghiên cứu phân tâm học trên phương diện triết học chưa được thực hiện nhiều, nhất là ở Việt Nam.
- Mặt khác, trong quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương coi con người là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất để xây dựng và phát triển đất nước, thì việc xem xét một cách nghiêm túc các quan niệm về con người cũng như tư tưởng triết học của Freud để có một cái nhìn khách quan, biện chứng về nó nhằm góp thêm một hướng đi mới trong nghiên cứu con người Việt Nam hiện đại là một việc làm vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách.
- Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề Tư tưởng triết học của S.
- Freud làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình với hy vọng làm rõ tư tưởng triết học Freud trong phân tâm học đồng thời gợi ý một cách tiếp cận mới, tìm hướng đi mới cho nghiên cứu con người Việt Nam trong xã hội hiện đại..
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục đích: Nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống nội dung tư tưởng triết học chủ yếu của Freud và trình bày những giá trị, hạn chế của nó..
- Trình bày những điều kiện và tiền đề cho sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học của Freud, trong đó tập trung làm rõ tiền đề triết học..
- Phân tích những nội dung cơ bản của triết học Freud trên các phương diện bản thể luận, nhận thức luận về cái vô thức để thấy được những đóng góp mới của ông trong quan niệm về vô thức và con người..
- Trình bày có hệ thống quan điểm triết học xã hội của Freud về tôn giáo, đạo đức và văn hóa dựa trên bản thể luận vô thức..
- Luận án chỉ ra những ảnh hưởng của triết học Freud đến một số trào lưu tư tưởng phương Tây hiện đại và bước đầu đánh giá những giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học Freud..
- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận án là nội dung cơ bản và những giá trị và hạn chế trong tư tưởng triết học của Freud..
- Phạm vi: Luận án tập trung khảo cứu, làm rõ những nội dung triết học chủ yếu: vấn đề bản thể luận, nhận thức luận, vấn đề tôn giáo, đạo đức và triết học văn hóa qua một số tác phẩm tiêu biểu của Freud.
- Đồng thời chỉ ra sự tác động của tư tưởng triết học Freud đến một số trào lưu tư tưởng chủ yếu: Phân tâm học, Hiện tượng học, Triết học hiện sinh, Triết học và Tâm lý học mác xít..
- Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận:.
- Luận án được thực hiện dựa trên quan điểm triết học Mác - Lênin về mối quan hệ giữa ý thức xã hội với tồn tại xã hội, về sự thống nhất lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu tư tưởng triết học..
- Luận án phân tích, làm rõ để khẳng định rằng, Freud có tư tưởng triết học và được nảy sinh từ chính những tiền đề triết học với những nội dung phong phú, sâu sắc đáp ứng được khuôn mẫu của một học thuyết triết học kinh điển..
- Luận án đã xác định được vị trí của ông trong dòng chảy triết học phương Tây hiện đại và chỉ ra những giá trị và hạn chế trong tư tưởng triết học của ông..
- Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần nghiên cứu có hệ thống những nội dung triết học cơ bản trong tư tưởng của Freud - một lĩnh vực vẫn chưa được nghiên cứu chuyên sâu ở Việt Nam - để làm rõ những đóng góp về mặt triết học của Freud trong việc mở ra một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu con người Việt Nam..
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học quan tâm tìm hiểu tư tưởng triết học của Freud và cho các nhà nghiên cứu có mong muốn vận dụng lý thuyết này trong nghiên cứu con người ở Việt Nam hiện nay..
- Để tiếp tục nghiên cứu Tư tưởng triết học của S.
- Dựa vào các nguồn tài liệu trong và ngoài nước đã đọc được, tác giả khái quát nội dung chính của một số nghiên cứu cơ bản về tư tưởng triết học của Freud như sau..
- Những nghiên cứu về điều kiện, tiền đề ra đời tƣ tƣởng triết học của S.Freud.
- Mọi tư tưởng triết học đều liên hệ mật thiết với những điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa thời đại mà nó nảy sinh và phát triển.
- Tư tưởng triết học trong phân tâm học của Freud không phải là ngoại lệ.
- Nghiên cứu tư tưởng triết học của Freud, các tác giả đều ít nhiều đề cập đến những điều kiện, tiền đề cơ bản dẫn đến sự ra đời tư tưởng của ông..
- Ở Việt Nam, trong số những học giả có công phổ biến, nghiên cứu và ứng dụng phân tâm học sớm nhất trước hết phải kể đến bác sĩ Tô Kiều Phương (1943) với công trình Học thuyết Freud [86].
- Mặc dù mục đích của cuốn sách nghiên cứu phân tâm học như là cơ sở lý thuyết giúp chữa trị bệnh tâm thần trong y học nhưng những lý thuyết cơ bản của phân tâm học đã được tác giả đề cập đến.
- Khi xem xét những tiền đề dẫn đến sự ra đời của phân tâm học, tác giả cho rằng chính bối cảnh văn hóa tinh thần là tiền đề quan trọng nhất dẫn đến sự xuất hiện tư tưởng của Freud.
- Trong cuốn Những vấn đề triết học hiện đại [80], tác giả Lê Tôn Nghiêm (1970) cho rằng cần phải hiểu phong trào phân tâm học xuất hiện như thế nào và Freud đóng vai trò gì trong đó.
- Tác giả Lưu Phóng Đồng (1994) trong công trình Triết học phương Tây hiện đại [16] cũng chỉ ra những tiền đề cơ bản dẫn đến sự ra đời của phân tâm học.
- Vì thế, các tiền đề khoa học tự nhiên và triết học cũng đã được tác giả chỉ ra.
- cũng là những nguyên nhân thôi thúc quá trình hình thành tư tưởng của Freud..
- Cuốn sách Nhân học triết học Freud và ảnh hưởng của nó đến nhân học triết học phương Tây hiện đại [54] do tác giả Đỗ Minh Hợp (2014) chủ biên là một công trình nghiên cứu nhân học nói chung và tư tưởng triết học của Freud nói riêng rất công phu.
- Xuất phát từ “thực trạng nghiên cứu còn rất hạn chế về triết học phân tâm học ở nước ta, cũng như những bất cập, mâu thuẫn chính trong nghiên cứu, đánh giá về lập trường triết học của Freud ở nước ngoài.
- cũng như từ nhận thức còn chưa nhất quán và sâu sắc về quan điểm triết học của Freud.
- [54, 6-7], các tác giả đã nghiên cứu nhằm xác định “địa vị đích thực của Freud trong dòng chảy của tiến trình lịch sử triết học phương Tây nói riêng và văn hóa phương Tây hiện đại nói chung” [54, 8].
- Trên cơ sở phân tích bối cảnh ra đời của nhân học triết học Freud, các tác giả đã làm sáng tỏ thực chất của khủng hoảng tinh thần, tha hóa tinh thần của con người và xã hội phương Tây hiện đại, phân tích những nguyên nhân của nó như một trong các cội nguồn dẫn đến sự ra đời của tư tưởng triết học Freud và đồng thời là tiền đề văn hóa tư tưởng để Freud đặt ra vấn đề tha hóa tinh thần, bản chất của bệnh tâm thần và cách thức chữa trị căn bệnh này từ phương diện triết học..
- Những tiền đề triết học dẫn đến sự ra đời tư tưởng nhân học của Freud được các tác giả phân tích rất chi tiết để đi đến khẳng định, Freud là nhà triết học rồi từ đó nghiên cứu tư tưởng nhân học và triết học của ông..
- Như vậy, qua tổng quan các tài liệu nghiên cứu về các điều kiện, tiền đề dẫn đến sự ra đời tư tưởng triết học của Freud, chúng tôi nhận thấy các tác giả ở những mức độ khác nhau phần nào đã chỉ ra được những điểm chủ yếu và vai trò của chúng trong sự hình thành tư tưởng triết học của Freud.
- Dù sao, đó cũng là những gợi ý cơ bản để khi thực hiện luận án chúng tôi tiếp thu và trình bày có hệ thống hơn để thấy rõ nhất vai trò của chúng đối với sự hình thành tư tưởng triết học của Freud..
- Nhóm công trình nghiên cứu tƣ tƣởng triết học căn bản của Freud Có thể nói, sự lý giải của Freud về cái vô thức là lý thuyết nền tảng và là đóng góp lớn nhất của ông ở phương diện triết học.
- Do vậy, có thể sử dụng kết quả của sự lý giải này để hiểu toàn bộ các quan niệm khác như về con người, đạo đức học và triết học văn hóa.
- Và cũng vì vậy, khi khảo cứu tư tưởng của Freud đa số các học giả đều dành sự quan tâm thỏa đáng cho việc nghiên cứu nội dung này..
- Charrier (1972) với tác phẩm Phân tâm học [9], đã đề cập đến những tư tưởng triết học cơ bản của Freud thông qua phân tích quan niệm về vô thức, lý luận bản năng, cấu trúc nhân cách… Charrier cho rằng, Freud triển khai khái niệm vô thức là do “xã hội dồn ép những khuynh hướng sơ đẳng của chúng ta từ nhỏ, dồn ép chớ không hủy diệt hoàn toàn được” [9, 12].
- Như vậy, Charrier đã nghiên cứu khái niệm vô thức của Freud.
- Tư tưởng triết học về con người của Freud cũng được Charrier chỉ ra thông qua việc nghiên cứu quá trình hình thành nhân cách theo quan niệm phân tâm học..
- Lý Chấn Anh (2007), Nghiên cứu triết học cơ bản, Người dịch: Nguyễn Tài Thư, NXB Tri thức, Hà Nội..
- Bùi Đăng Duy (1999), Lược khảo triết học phương Tây hiện đại, NXB Tổng hợp, TP.
- Nguyễn Tiến Dũng và Bùi Đăng Duy (2005), Lịch sử triết học phương Tây hiện đại, NXB Tổng hợp TP.
- Lưu Phóng Đồng (1994), Lịch sử triết học phương Tây hiện đại, NXB CTQG, Hà Nội..
- Lưu Phóng Đồng (2004), Giáo trình hướng tới thế kỷ XX: Triết học phương Tây hiện đại, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội..
- Sigmund Freud (1969), Nghiên cứu Phân tâm học, NXB An Tiêm, Sài Gòn..
- Sigmund Freud (1970), Phân tâm học và tính dục, NXB Nhị Nùng, Sài Gòn..
- Sigmund Freud (2002), Phân tâm học nhập môn, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội..
- Tạ Thị Vân Hà (2008), “Quan niệm của S.Freud về vai trò của văn hóa trong đời sống của con người”, Tạp chí Triết học (10), tr.
- Tạ Thị Vân Hà (2010), “Sự thay thế bản thể luận truyền thống bằng triết học văn hóa của Ph.Ăngghen về sự phát triển con người”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia: Ph.
- Tạ Thị Vân Hà (2011), “Quan niệm về cái vô thức trong tư tưởng triết học của phân tâm học Freud”, Tạp chí Giáo dục lý luận (9), tr.
- Tạ Thị Vân Hà (2011), “Quan niệm con người trong phân tâm học Freud – Cơ sở lý luận tham khảo cho nghiên cứu con người Việt Nam hiện đại”, Tạp chí Giáo dục lý luận (12), tr.
- Nguyễn Hào Hải (2001), Mấy trào lưu triết học phương Tây hiện đại, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội..
- Nguyễn Chí Hiếu (2007), “Bản thể luận và cách tiếp cận bản thể luận trong triết học phương Tây”, Tạp chí Triết học (6), tr.
- Đỗ Minh Hợp (2000), Vấn đề bản thể luận trong một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại, Luận án Tiến sĩ Triết học, Viện Triết học, Viện KHXH Việt Nam..
- Đỗ Minh Hợp (2003), “Sự hình thành bản thể luận văn hóa”, Tạp chí Triết học (1), tr.
- Đỗ Minh Hợp (2006), Diện mạo triết học phương Tây hiện đại, NXB Hà Nội..
- Đỗ Minh Hợp (2013), “Địa vị triết học của phân tâm học Freud”, Tạp chí triết học (7), tr.
- Đỗ Minh Hợp (2014), Nhân học triết học Freud và ảnh hưởng của nó đến nhân học triết học phương Tây hiện đại, NXB Tôn giáo, Hà Nội..
- Nguyễn Huy Hoàng (2005), “Văn hoá dưới cái nhìn của phân tâm học của Sigmund Freud”, Tạp chí Triết học (3), tr.
- Karl Jaspers (2004), Triết học nhập môn, NXb Thuận Hóa, Huế..
- Vũ Khiêu (2003), Triết học tư sản phương Tây hôm nay, NXB Thông Tin lý luận, Hà Nội..
- Phạm Minh Lăng (1984), Một số trào lưu triết học phương Tây, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội..
- Phạm Minh Lăng (1999), “Vài nét về Freud và Tâm phân học”, Tạp chí Triết học (5), tr.15-18..
- Lê Tôn Nghiêm (1970), Những vấn đề triết học hiện đại, NXB Ra Khơi, Sài Gòn..
- Vương Đức Phong, Ngô Hiểu Minh (1998), 10 nhà tư tưởng lớn thế giới, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội..
- Đỗ Lai Thúy (2000), Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội..
- Đỗ Lai Thúy (2002), Phân tâm học và văn hóa tâm linh, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội..
- Đỗ Lai Thúy (2003), Phân tâm học và tình yêu, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội..
- Đặng Hữu Toàn (2012), “Nhân học Freud”, Tạp chí triết học (11), tr.
- Vũ Mạnh Toàn (2013), “Quan niệm theo lối phân tâm học của S.Freud về tôn giáo”, Tạp chí triết học (8), tr.
- Trường ĐH KHXH&NV, Khoa Triết học (2007), Những vấn đề Triết học phương Tây thế kỷ XX - Kỷ yếu HTQT, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội..
- Viện Triết học (1996), Từ Điển triết học phương Tây hiện đại, Đỗ Minh Hợp và Đặng Hữu Toàn dịch, NXB KHXH, Hà Nội..
- Viện Thông tin KHXH (1971), Chủ nghĩa Mác và phân tâm học, Tài liệu phục vụ nghiên cứu..
- Stephen Wilson (2000), Sigmund Freud - Nhà phân tâm học thiên tài, NXB Trẻ, Hà Nội.