YOMEDIA

Tổng ôn Đặc điểm chung tự nhiên-xã hội ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Địa lí 12

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo:

Nội dung tài liệu Tổng ôn Đặc điểm chung tự nhiên-xã hội ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Địa lí 12 do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về địa lí tự nhiên - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

ADSENSE

ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TỰ NHIÊN – XÃ HỘI Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

I. Kiến thức trọng tâm

- Gồm các tỉnh:

+ Phần Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình.

+ Phần Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.

- Có diện tích lớn nhất nước ta (trên 101 nghìn km2), số dân 12 triệu người (năm 2006), chiếm khoảng 30,5% diện tích và 14,2% dân số cả nước.

- Có vị trí địa lí đặc biệt, mạng lưới giao thông vận tải được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.

- Có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có khả năng đa dạng hoá cơ cấu kinh tế, với những thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thuỷ điện, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả những sản phẩm cận nhiệt và ôn đới, phát triển tổng hợp kinh tế biển, du lịch.

- Là vùng thưa dân. Mật độ dân số ở miền núi 50-100 người/km2, ở trung du 100-300 người/km2, nên hạn chế về thị trường tại chỗ và về lao động.

- Có nhiều dân tộc ít người với kinh nghiệm trong sản xuất và chinh phục tự nhiên. Tình trạng lạc hậu, nạn du canh du cư... vẫn còn ở một số bộ tộc người.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật đã có nhiều tiến bộ. Nhưng ở vùng núi cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo, dễ bị xuống cấp.

II. Bài tập vận dụng

Câu 1: Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với vùng/ quốc gia nào sau đây?

A. Trung Quốc.

B. Thượng Lào.

C. Campuchia.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Hướng dẫn giải

Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Thượng Lào, phía nam giáp vùng Đồng bằng sông Hồng.

⇒ Loại đáp án A, B, D

⇒ Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với Campuchia.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây ở Trung du miền núi Bắc Bộ không có chung đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc?

A. Cao Bằng.

B. Tuyên Quang.

C. Lào Cai.

D. Lạng Sơn.

Hướng dẫn giải

Căn cứ vào bản đồ Hành chính (Atlat trang 4-5), xác định được các tỉnh có đường biên giới đất liền với với Trung Quốc là: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.

⇒ Loại đáp án A, C, D

⇒ Tuyên Quang không có đường biên giới với Trung Quốc.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp từ  9 – 40 nghìn tỉ đồng?

A. Cẩm Phả.

B. Thái Nguyên.

C. Hạ Long.

D. Việt Trì.

Hướng dẫn giải

B1. Xác định kí hiệu phân cấp quy mô các Trung tâm công nghiệp ở Atlat trang 3 (Kí hiệu chung)

⇒ có 4 cấp độ

B2. Căn cứ vào Atlat trang 26, xác định được:

- Hạ Long là trung tâm công nghiệp trung bình ⇒ có giá trị sản xuất công nghiệp từ  9 – 40 nghìn tỉ đồng (vòng tròn lớn thứ 3)

- Việt Trì, Cẩm Phả, Thái Nguyên là các TTCN nhỏ ⇒ có giá trị sản xuất công nghiệp dưới 9 nghìn tỉ đồng (vòng tròn bé nhất)

⇒ Loại đáp án A, B, D

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng với vị trí địa lí, lãnh thổ của Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Tiếp giáp hai quốc gia, hai vùng kinh tế.

B. Vị trí thuận lợi cho giao lưu với bên ngoài qua các cửa khẩu.

C.  Tài nguyên thiên nhiên giàu có, đa dạng

D. Có diện tích lớn nhất nước ta, nhưng mật độ dân cư không cao.

Hướng dẫn giải

Xác định từ khóa: đặc điểm không phải là “vị trí địa lý - lãnh thổ”
⇒ Nhận xét vùng có giàu có về tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên khoáng sản, lâm nghiệp, hải sản....) ⇒ đây không phải là đặc điểm vị trí địa lí - lãnh thổ

⇒ Nhận xét C không đúng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Cơ sở chủ yếu để cơ cấu công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm nhiều ngành là:

A. chính sách phát triển công nghiệp ở miền núi của Nhà nước.

B. tài nguyên thiên nhiên đa dạng.

C. sự giao lưu thuận lợi với các vùng khác ở trong và ngoài nước.

D. nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm sản xuất truyền thống.

Hướng dẫn giải

Các ngành công nghiệp của vùng đa dạng, bao gồm: khai thác chế biến khoáng sản, thủy điện, nhiệt điện luyện kim màu, luyện kim đen, chế biến lâm sản, chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí, hóa chất

⇒ Đây là những ngành phát triển chủ yếu dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của vùng như:
-  khoáng sản giàu có (apatit, sắt, đồng, than..) + sông ngòi có trữ năng thủy điện lớn → phát triển công nghiệp khai khoáng, luyện kim, thủy điện, nhiệt điện (chạy bằng than).

- Thế mạnh về các sản phẩm cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, đánh bắt nuôi trồng thủy sản

→ phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

- Rừng giàu có → phát triển công nghiệp chế biến lâm sản

⇒ Như vậy cơ sở chủ yếu để cơ cấu công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm nhiều ngành là dựa vào thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên đa dạng, giàu có.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Ý nào không đúng trong việc phát huy các thế mạnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ?

A. Góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của vùng

B. Nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc, thay đổi tập quán sản xuất, thu hút lực lượng lao động

C. Bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biên giới

D. Ngăn chặn được các thiên tai đến với vùng

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Việc phát huy các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc, thay đổi tập quán sản xuất, thu hút lực lượng lao động. Đồng thời, bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biên giới.

Câu 7: Khó khăn về tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Triều cường, xâm nhập mặn         B. Rét đậm, rét hại

C. Cát bạt, cát lấn                               D. Sóng thần

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Đông Bắc là khu vực có mùa đông lạnh nhất nước ta nên khó khăn lớn nhất về tự nhiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là có mùa đông rét đậm, rét hại, có nơi còn có cả tuyết rơi gây thiệt hại lớn về mùa màng và gia súc.

Câu 8: So với khu vực Đông Bắc, khu vực Tây Bắc có mùa đông ngắn hơn là do

A. Vị trí địa lí và ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn

B. Các dãy núi hướng vòng cung đón gió

C. Không giáp biển

D. Địa hình núi cao là chủ yếu

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

So với khu vực Đông Bắc, khu vực Tây Bắc có mùa đông ngắn hơn là do ở khu vực Tây Bắc có dãy núi cao Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam chắn gió nên gió mùa Đông Bắc không có ảnh hưởng mạnh vào các tỉnh Tây Bắc, ở khu vực này có mùa đông lạnh chủ yếu là do địa hình núi cao (càng lên cao nhiệt độ càng giảm).

Câu 9: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta là do

A. Có nhiều dãy núi cao hướng tây bắc- đông nam

B. ảnh hưởng của vị trí và dãy núi hướng vòng cung

C. Có vị trí giáp biển và đảo ven bờ nhiều

D. Các đồng bằng đón gió

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Đông Bắc là nơi đón những đợt gió mùa Đông Bắc đầu tiên và cả những đợt gió mùa Đông Bắc cuối cùng thổi vào nước ta. Cùng với đó là địa hình Đông Bắc với các cánh cung mở rộng về phía Bắc đón gió.

Câu 10: So với khu vực Tây Bắc, khu vực Đông Bắc có

A. Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn

B. Mùa đông đến muộn và kết thúc muộn hơn

C. Mùa đông đến sớm và kết thúc sớm hơn

D. Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Đông Bắc là nơi đón những đợt gió mùa Đông Bắc đầu tiên và cả những đợt gió mùa Đông Bắc cuối cùng thổi vào nước ta nên so với khu vực Tây Bắc, khu vực Đông Bắc có mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn.

Câu 11: Điều khác biệt về vị trí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ so với các vùng khác trong cả nước là

A. Có biên giới kéo dài với Trung Quốc và Lào

B. Có tất cả các tỉnh giáp biển

C. Nằm ở vị trí trung chuyển giữa miền Bắc và miền Nam

D. Giáp Lào và Campuchia

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Câu 12: ý nào dưới đây không đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Có diện tích rộng nhất so với các vùng khác trong cả nước

B. Có số dân đông nhất so với các vùng khác trong cả nước

C. Có sự phân hóa thành hai tiểu vùng

D. Tiếp giáp với Trung Quốc và Lào

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Câu 13: Tỉnh nào dưới đây thuộc vùng TRung du và miền núi Bắc Bộ ?

A. Hà Nam      B. Thanh Hóa

C. Vĩnh Phúc      D. Tuyên Quang

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Câu 14: Diện tích tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm diện tích tự nhiên cả nước?

A. 20,5%.            B. 30,5%.           C. 40,5%.              D. 50,5%.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Câu 15: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Hải Dương.      B. Tuyên Quang.      C. Thái Nguyên.      D. Hà Giang.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Câu 16:  Để ổn định cuộc sống lâu dài cho đồng bào dân tộc ở miền núi Bắc Bộ, cần phải :

A. Vận động đồng bào dân tộc vùng cao định canh, định cư.

B. Chuyển một phần nương rẫy thành vườn cây công nghiệp và cây ăn quả.

C. Đẩy mạnh thâm canh cây lương thực ở những nơi có điều kiện thuận lợi.

D. Tất cả các ý trên.

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn Đặc điểm chung tự nhiên-xã hội ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF