« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty phát triển công nghệ hệ thống Systech


Tóm tắt Xem thử

- LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ HỆ THỐNG SYSTECH LA NGỌC LAN Người hướng dẫn Luận văn: LÊ ANH TUẤN Hà Nội, 2010 La Ngọc Lan – Lớp cao học QTKD cuối tuần khóa LỜI NÓI ĐẦU ¾ Tính cấp thiết của đề tài Năm là những năm chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ và ổn định của nền kinh tế Việt Nam.
- Đặc biệt năm 2007 tăng 8.48%, mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua, cũng là năm đánh dấu sự kiện quan trọng, Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO mang lại những thay đổi quan trọng trong chính sách kinh tế của Việt Nam như: hiện đã có 1.800 dòng thuế được cắt giảm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước, tăng khả năng lựa chọn đối với người tiêu dùng.
- Mặt khác cũng tạo thị trường cạnh tranh khắc nghiệt và nhiều rủi ro, sự cạnh tranh của các sản phẩm ngoại, nguy cơ bị chi phối bởi các Công ty lớn Vậy nếu một doanh nghiệp như Công ty Phát triển công nghệ hệ thống tại Việt Nam muốn nâng tầm của bản thân doanh nghiệp để việc gia nhập WTO hiệu quả nhất thì việc đầu tiên và cần thiết phải làm là Nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.
- La Ngọc Lan – Lớp cao học QTKD cuối tuần khóa Thứ ba: Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị có tính khả thi để thực hiện nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty ¾ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của Công ty Phát triển công nghệ Hệ thống - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu, phân tích các số liệu thống kê thực tiễn năm Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở các phương pháp: duy vật biện chứng, thống kê, phân tích tổng hợp và phương pháp so sánh.
- CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐỀ TÀI CHƯƠNG 2 - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ HỆ THỐNG.
- CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO SYSTECH TRONG THỜI GIAN TỚI.
- Mục lục La Ngọc Lan – Lớp cao học QTKD cuối tuần khóa MỤC LỤC MỤC LỤC CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐỀ TÀI Cạnh tranh.
- 7 1.1.1 Khái niệm về lý thuyết cạnh tranh doanh nghiệp và quan niệm về cạnh tranh.
- 7 1.1.2 Vai trò của cạnh tranh.
- 9 1.2 Năng lực cạnh tranh.
- 10 1.2.1 Khái quát tiến trình phát triển lý thuyết năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.
- 10 1.2.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- 13 1.2.3 Các yếu tố tác động khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- 17 1.2.4 Các mô hình và phương pháp để đánh giá năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.
- 35 CHƯƠNG 2 - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ HỆ THỐNG....37 2.1 Phân tích môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
- 37 2.1.1 Về vốn của doanh nghiệp.
- 38 2.1.3 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- 39 Mục lục La Ngọc Lan – Lớp cao học QTKD cuối tuần khóa Năng lực quản lý và điều hành.
- 48 2.2.4 Giới thiệu về năng lực kỹ thuật của Công ty.
- 49 2.2.5 Giới thiệu về năng lực thương mại.
- 51 2.2.6 Giới thiệu về năng lực nhân lực.
- 56 2.3 Thực trạng vấn đề năng lực cạnh tranh tại Systech.
- 57 2.3.1 Vấn đề về hoạt động kinh doanh doanh nghiệp.
- 59 2.3.3 Vấn đề Quản trị nguồn nhân lực và văn hóa doanh nghiệp61 2.4 Phân tích SWOT cho Systech về năng lực cạnh tranh trong hiện tại.
- 69 2.5.3 Sử dụng Văn hóa doanh nghiệp.
- 71 CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP NANG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO SYSTECH TRONG THỜI GIAN TỚI Định hướng phát triển của công ty.
- 75 3.2.2 Giải pháp thứ 2: Xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp.
- 86 Mục lục La Ngọc Lan – Lớp cao học QTKD cuối tuần khóa Giải pháp thứ bốn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp.
- 91 3.2.6 Giải pháp thứ sáu: Xây dựng nền văn hóa của doanh nghiệp.
- 93 3.2.7 Giải pháp thứ bảy: Một số đề xuất khác nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Systech trong thời gian tới.
- Porter, 1990 30 Hình 1-2: Mô hình ma trận SWOT 32 Hình 2-1: Sơ đồ quản lý Công ty 51 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2008 56 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2007 57 Hình 2-2 Chỉ tiêu Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu 61 Hình 2-3 Chỉ tiêu khả năng sinh lời của lao động 65,66 Hình 2-4 Mức lương trung bình của cán bộ qua các năm 68 Hình 2-5 : Lực lượng bán hàng và doanh thu tăng qua các năm 70 Chương 1: Cơ sở lý thuyết đề tài La Ngọc Lan – Lớp cao học QTKD cuối tuần khóa CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐỀ TÀI 1.1 Cạnh tranh Tuy cạnh tranh là vấn đề phổ biến và được nghiên cứu từ rất lâu, nhưng cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có khái niệm thống nhất về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Do vậy, để đưa ra khái niệm này một cách có căn cứ, cần điểm lại một số lý thuyết về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trên thế giới và trong nước.
- 1.1.1 Khái niệm về lý thuyết cạnh tranh doanh nghiệp và quan niệm về cạnh tranh Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là hiện tượng phổ biến và có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế ở các quốc gia.
- Việc nghiên cứu hiện tượng cạnh tranh đã từ rất sớm với các các trường phái nổi tiếng như: lý thuyết cạnh tranh cổ điển, lý thuyết cạnh tranh tân cổ điển và lý thuyết cạnh tranh hiện đại.
- Có thể tóm lược một số nội dung cơ bản về lý thuyết cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay như sau.
- Cạnh tranh là hiện tượng phổ biến mang tính tất yếu, là một quy luật cơ bản trong nền kinh tế thị trường.
- Cạnh tranh có tính chất hai mặt: tác động tích cực và tác động tiêu cực.
- Cạnh tranh là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các chủ thể kinh doanh hoạt động hiệu quả hơn trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả vì sự sống còn và phát triển của mình.
- Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có nguy cơ dẫn đến cạnh tranh, giành giật, khống chế lẫn nhau… tạo nguy cơ gây rối loạn và thậm chí Chương 1: Cơ sở lý thuyết đề tài La Ngọc Lan – Lớp cao học QTKD cuối tuần khóa đổ vỡ lớn.
- Để phát huy được mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, cần duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp và kiểm soát độc quyền, xử lý cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh.
- Trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh chuyển từ quan điểm đối kháng sang cạnh tranh trên cơ sở hợp tác, cạnh tranh không phải là khi nào cũng đồng nghĩa với việc tiêu diệt lẫn nhau, triệt hạ nhau.
- Trên thực tế, các thủ pháp cạnh tranh hiện đại dựa trên cơ sở cạnh tranh bằng chất lượng, mẫu mã, giá cả và các dịch vụ hỗ trợ.
- Bởi lẽ, khi mà các đối thủ cạnh tranh quá nhiều thì việc tiêu diệt các đối thủ khác là vấn đề không đơn giản.
- Như đã điểm qua ở trên, các quan niệm về cạnh tranh là rất nhiều và cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm nhất định, thống nhất về cạnh tranh.
- Tuy nhiên, các quan niệm đưa ra trên đây cũng góp một phần làm sáng tỏ cạnh tranh là gì.
- Tập hợp những quan điểm trên xin đưa ra một khái niệm về cạnh tranh trong kinh tế, đặc biệt là cạnh tranh giữa doanh nghiệp: Trong hoạt động kinh tế, cạnh tranh luôn liên quan đến quyền sở hữu.
- Nói cách khác, sở hữu là điều kiện để cạnh tranh kinh tế diễn ra.
- “Cạnh tranh” là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (giữa các quốc gia, doanh nghiệp) trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế kết hợp áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất cũng như dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng sản phẩm chất lượng và giá cả hợp lý và “cạnh tranh” cũng tạo ra sự sai biệt giữa các sản phẩm cùng loại thông qua các giá trị vô hình mà doanh nghiệp tạo ra.
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết đề tài La Ngọc Lan – Lớp cao học QTKD cuối tuần khóa Vai trò của cạnh tranh Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng và trong lĩnh vực kinh tế nói chung.
- Cạnh tranh không những có mặt tác động tích cực mà còn có những tác động tiêu cực.
- Về mặt tích cực: Ở tầm vĩ mô, cạnh tranh mang lại.
- Ở tầm vi mô, đối với một doanh nghiệp cạnh tranh được xem như công cụ hữu dụng để.
- Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn về mặt xã hội cũng như kinh tế.
- Dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật.
- Vì lý do trên, cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã hội, sự can thiệp của nhà nước.“Bên cạnh đó, cần thay đổi tư duy cạnh tranh từ đối đầu sang hợp tác cùng có lợi.
- Hãy xem Trung Quốc, khi Tập đoàn Wall Mart vào Trung Quốc giành thị phần, các doanh nghiệp Trung Chương 1: Cơ sở lý thuyết đề tài La Ngọc Lan – Lớp cao học QTKD cuối tuần khóa Quốc đành là người cung cấp đầu vào, tuy nhiên đến nay chiếm trên 60% sản phẩm hàng hoá của Wall Mart ở các siêu thị trên thế giới là hàng Trung Quốc, như vậy Trung Quốc đã lợi dụng Tập đoàn Wall Mart để "cõng" hàng hoá của Trung Quốc ra bên ngoài… Vì vậy, bài học ở đây là Việt Nam phải vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, trong hợp tác có cạnh tranh, trong cạnh tranh có hợp tác, đó là cách ứng xử thông minh”1 1.2 Năng lực cạnh tranh 1.2.1 Khái quát tiến trình phát triển lý thuyết năng lực cạnh tranh doanh nghiệp Cạnh tranh trong nền kinh tế nói chung và cạnh tranh doanh nghiệp nói riêng đã được nghiên cứu từ rất lâu.
- Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh và việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh một cách có hệ thống lại bắt đầu khá muộn và chỉ mới từ những năm 1980 đến nay.
- Theo kết quả tổng hợp các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các nhà kinh tế người Anh là Buckley, Pass và Precott, đến năm 1988 có rất ít định nghĩa về năng lực cạnh tranh được chấp nhận.
- Porter một chuyên gia hàng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh lại chỉ ra rằng cho đến năm 1990, năng lực cạnh tranh vẫn chưa được hiểu một cách đúng đắn, đầy đủ và chưa có một định nghĩa nào được chấp nhận một cách thống nhất.
- Năm 1996, Waheeduzzan và các cộng sự cho rằng “năng lực cạnh tranh vẫn là một khái niệm được hiểu thiếu đầy đủ”.
- Cho đến năm 2004, Henricsson và các cộng sự chỉ rõ rằng khái niệm năng lực cạnh tranh vẫn còn nhiều tranh cãi giữa các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế, các nhà báo và các học giả ở nhiều nước.
- Nguyễn Đăng Doanh - Nguồn: Lao động Chương 1: Cơ sở lý thuyết đề tài La Ngọc Lan – Lớp cao học QTKD cuối tuần khóa Khi tổng thuật tài liệu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, một số tác giả như Thorne Momay chỉ ra rằng, bắt đầu từ những năm 1990 đến nay, lý thuyết về năng lực cạnh tranh trên thế giới bước vào thời kỳ bùng nổ với số lượng công trình nghiên cứu được công bố rất lớn.
- Theo Thorne, các lý thuyết về năng lực cạnh tranh tập trung lại 3 cách tiếp cận sau.
- Lý thuyết thương mại truyền thống nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên cách tiếp cận của “kinh tế trọng cung”, chú trọng tới mặt cung, chủ yếu quan tâm tới khâu “bán hàng” của người sản xuất – kinh doanh.
- Theo cách tiếp cận này, tiêu chí đầu tiên của năng lực cạnh tranh là giá cả và do đó sự khác biệt về giá cả của hàng hóa, dịch vụ được coi là tiêu chí chính để đo lường năng lực cạnh tranh.
- Để khắc phục hạn chế của cách tiếp cận thương mại truyền thống, cần kết hợp mặt cung với mặt cầu hàng hóa, dịch vụ khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.
- Lý thuyết tổ chức công nghiệp nghiên cứu năng lực cạnh tranh trên cơ sở xác định thông số tác động tới các hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp, nhấn mạnh tới mặt cầu của hàng hóa, dịch vụ, coi trọng yếu tố ngoài giá hơn yếu tố giá cả.
- Tuy nhiên, cách tiếp cận này không chú trọng đúng mức tới lý Chương 1: Cơ sở lý thuyết đề tài La Ngọc Lan – Lớp cao học QTKD cuối tuần khóa luận về năng lực cạnh tranh, chưa chú ý tới các yếu tố tác động năng lực cạnh tranh như vai trò của Nhà nước hay chính sách.
- Trường phái quản lý chiến lược được coi là mô hình khá mạnh nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, làm rõ nguồn lực bảo đảm cho năng lực cạnh tranh.
- Một số nhà nghiên cứu đã có những công trình nghiên cứu công phu về năng lực cạnh tranh.
- Chẳng hạn như Momaya (2002), Ambastha và cộng sự (2005), hoặc các tác giả người Mỹ như Henricsson và các cộng sự (2004)… đã hệ thống hóa và phân loại các nghiên cứu và đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo 3 loại: nghiên cứu năng lực cạnh tranh hoạt động, năng lực cạnh tranh dựa trên khai thác, sử dụng tài sản và năng lực cạnh tranh theo quá trình.
- Năng lực cạnh tranh hoạt động là xu hướng nghiên cứu năng lực cạnh tranh chú trọng vào những chỉ tiêu cơ bản gắn với hoạt dộng kinh doanh trên thực tế như: thị phần, năng suất lao động, giá cả, chi phí v.v… Theo những chỉ tiêu này, doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là những doanh nghiệp có các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh hiệu quả, chẳng hạn như năng suất lao động cao, thị phần lớn, chi phí sản xuất thấp… Năng lực cạnh tranh dựa trên tài sản là xu hướng nghiên cứu nguồn hình thành năng lực cạnh tranh trên cơ sở sử dụng các nguồn lực như nhân lực, công nghệ, lao động.
- Theo đó, các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là những doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực hiệu quả như nguồn nhân lực, lao động, công nghệ, đồng thời có lợi thế hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực này.
- Năng lực cạnh tranh theo quá trình là xu hướng nghiên cứu năng lực cạnh tranh như các quá trình duy trì và phát triển năng lực năng lực cạnh Chương 1: Cơ sở lý thuyết đề tài La Ngọc Lan – Lớp cao học QTKD cuối tuần khóa tranh.
- Theo thống kê trong nghiên cứu của Momaya và các cộng sự 2005 thì hướng nghiên cứu coi năng lực cạnh tranh như quá trình duy trì và phát triển năng lực cạnh tranh được nhiều nhà nghiên cứu chú trọng và phát triển nhất cho đến nay.
- Như vậy, cho đến nay, lý thuyết về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp trên thế giới phát triển theo nhiều khuynh hướng khác nhau, nhiều trường phái và cách tiếp cận khác nhau.
- Tuy nhiên, do ý nghĩa to lớn của việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh nên bất chấp những bất đồng trong lý luận, một số nước như Mỹ, Anh và tổ chức quốc tế như Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Viện Phát Triển quản lý (IMD), Công ty Standard & Poor’s, Công ty Moody’s… vẫn nghiên cứu và công bố các kết quả tính toán năng lực canh tranh ở các cấp độ khác nhau.
- 1.2.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Khái niệm năng lực cạnh tranh được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm 1990.
- Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế.
- Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp”.
- Định nghĩa này cũng được nhắc lại trong “Sách trắng về năng lực cạnh tranh của Vương quốc Anh” (1994).
- Năm 1998, Bộ thương mại và Công Chương 1: Cơ sở lý thuyết đề tài La Ngọc Lan – Lớp cao học QTKD cuối tuần khóa nghiệp Anh đưa ra định nghĩa “Đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm.
- Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác” Tuy nhiên, khái niệm năng lực cạnh tranh đến nay vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất.
- Theo Buckley (1988), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần được gắn kết với việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp với 3 yếu tố: các giá trị chủ yếu của doanh nghiệp, mục đích chính của doanh nghiệp và các mục tiêu giúp các doanh nghiệp thực hiện chức năng của mình.
- Điểm lại các tài liệu trong và ngoài nước, có nhiều cách quan niệm về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.
- Dưới đây là một số cách quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đáng chú ý.
- Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với các đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp.
- Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự tấn công của doanh nghiệp khác.
- Chẳng hạn, Hội đồng Chính sách năng lực cạnh tranh của Mỹ đưa ra định nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường thế giới… Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế có trích dẫn khái niệm năng lực cạnh tranh theo Từ điển Thuật Ngữ chính sách thương mại (1997), theo đó, năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”.
- Quan niệm về năng lực cạnh tranh như vậy mang tính chất định tính, khó có thể định lượng.
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết đề tài La Ngọc Lan – Lớp cao học QTKD cuối tuần khóa Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động.
- Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.
- Porter (1990), năng suất lao động là thước đo duy nhất về năng lực cạnh tranh.
- Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh.
- Chẳng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm (2006) cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả Trần Sửu (2005) cũng có ý kiến tương tự: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững”.
- Ngoài ra, không ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực kinh doanh.
- Như vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh vẫn chưa được hiểu thống nhất.
- Để có thể đưa ra quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phù hợp, cần lưu ý những đặc thù khái niệm này như Henricsson và các cộng sự (2004) chỉ ra: đó là tính đa nghĩa (có nhiều định nghĩa), đa trị (có nhiều cách đo lường), đa cấp (với các cấp độ khác nhau), phụ thuộc, có tính quan hệ qua lại, tính chất động và là một quá trình.
- Ngoài ra, khi đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt