Giáo án Tin học 7: Ôn tập (Lý thuyết)

Giáo án Tin học 7: Ôn tập

Giáo án Tin học 7: Ôn tập (Lý thuyết) được biên soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Đây sẽ là tài liệu giáo án điện tử lớp 7 hay giúp quý thầy cô soạn giáo án điện tử môn Tin học 7 nhanh chóng và hiệu quả. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

Tuần: 17

Tiết: 33

ÔN TẬP (Lý thuyết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Ôn tập, hệ thống kiến thức lý thuyết học kì I.

2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức để làm các bài tập.

3. Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, có ý thức vươn lên, tích học tập, tự giác rèn luyện.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

7A1:……………………………………………………………………………

7A2:……………………………………………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ:

Lồng ghép trong nội dung bài học.

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (20’) Ôn tập lý thuyết.

+ GV: Hướng dẫn HS ôn luyện một số kiến thức cơ bản theo hệ thống:

1. Chương trình bản tính là gì?

2. Các đặc trung của chương trình bảng tính.

3. Màn hình làm việc và cách nhập dữ liệu vào chương trình bảng tính.

4. Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính.

5. Sử dụng công thức để tính toán.

6. Sử dụng địa chỉ trong công thức.

7. Sử dụng các hàm để tính toán.

8. Một số hàm trong chương trình bảng tính.

9. Thao tác với bảng tính.

10. Luyện gõ phím nhanh bằng Typing Test.

+ GV: Yêu cầu các HS thực hiện trả lời từng nội dung câu hỏi theo hệ thống GV đã đưa ra.

+ GV: Hướng dẫn HS học theo đúng trọng tâm câu hỏi đưa ra.

+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện ôn tập theo các câu hỏi trong đề cương đưa ra.

+ GV: Giải đáp các thắc mắc mà các em khó hiểu.

+ HS: Ôn tập kiến thức theo hệ thống các bài đã học.

+ HS: Khái niệm SGK trang 5.

+ HS: Màn hình làm việc, tạo biểu đồ, sắp xếp và lọc dữ liệu,…

+ HS: Thanh công thức, bảng chọn Data, trang tính,…

+ HS: Hộp tên, khối, thanh công thức. Dữ liệu số, dữ liệu kí tự.

+ HS: Các kí hiệu phép toán,…

+ HS: Cách sử dụng địa chỉ.

+ HS: Cách sử dụng hàm.

+ HS: Cú pháp các hàm Average, Sum, Max, Min.

+ HS: Điều chỉnh độ rộng, cao,…

+ HS: Cách sử dụng phần mềm, các thao tác, nội dung lý thuyết…

+ HS: Trả lời lần lượt nội dung các câu hỏi theo hệ thống của GV đã đưa ra.

+ HS: Thực hiện theo các hướng dẫn của GV đưa ra.

+ HS: Thực hiện làm các nội dung trong đề cương theo yêu cầu của GV đưa ra.

+ HS: Giải đáp các nội dung các em chưa hiểu

I. Lý thuyết.

1. Chương trình bản tính là

2. Các đặc trưng của chương trình bảng tính.

3. Màn hình làm việc và cách nhập dữ liệu vào chương trình bảng tính.

4. Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính.

5. Sử dụng công thức để tính toán.

6. Sử dụng địa chỉ trong công thức.

7. Sử dụng hàm để tính toán

8. Một số hàm trong chương trình bảng tính.

9. Thao tác với bảng tính.

10. Luyện gõ phím nhanh bằng Typing Test.

Hoạt động 2: (23’) Bài tập vận dụng.

+ GV: Giải đáp nội dung các bài tập khó trong SGK.

- Câu hỏi 3 SGK trang 9.

- Câu hỏi 5 SGK trang 9.

- Câu hỏi 2 SGK trang 18.

- Câu hỏi 3 SGK trang 18.

- Câu hỏi 5 SGK trang 18.

- Câu hỏi 2 SGK trang 24.

- Câu hỏi 1 SGK trang 31.

- Câu hỏi 2 SGK trang 44.

+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện trả lời nội dung các câu hỏi trong bài.

+ GV: Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình thực hiện.

+ GV: Cho các nhóm khác nhận xét bổ xung kết quả.

+ GV: Củng cố cho các nhóm các bài tập các em thực hiện chưa tốt.

+ HS: Làm việc nhóm chữa các bài tập dưới sự hướng dẫn.

+ HS: Ngoài các bảng chọn, thanh công cụ và các nút lệnh giao diện còn có thêm: Thanh công thức, bảng chọn Data, trang tính.

+ HS: Khi một ô tính được chọn trên màn hình máy tính em sẽ thấy ô tính đó có viền đậm xung quanh.

+ HS: Thanh công thức cho biết nội dung của ô đang được chọn.

+ HS: Ô đầu tiên sẽ là ô được kích hoạt.

+ HS: Dữ liệu số được căn thẳng lề phải trong ô tính. Dữ liệu kí tự được căn thẳng lề trái trong ô tính.

+ HS: Chọn một ô và quan sát thanh công thức, nếu thấy nội dung trên thanh công thức giống với dữ liệu trong ô thì ô đó không có công thức, ngược lại nội dung trên thanh công thức khác với dữ liệu trong ô thì ô đó ô đó có công thức.

+ HS: Hành hoặc cột chứa ô đó có độ cao quá thấp hoặc độ rộng quá hẹp nên không hiển thị hết chữ số.

+ HS: Điều chỉnh độ rộng và độ cao hành; chèn thêm hoặc xóa cột hành; sao chép và di chuyển dữ liệu; sao chép công thức.

+ HS: Trả lời các bài tập theo sự hướng dẫn của GV đưa ra.

+ HS: Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình đã thực hiện.

+ HS: Các nhóm khác nhận xét kết quả thực hiện của nhóm.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe ghi nhớ bài học.

II. Bài tập.

- Câu hỏi 3 SGK trang 9.

- Câu hỏi 5 SGK trang 9.

- Câu hỏi 2 SGK trang 18.

- Câu hỏi 3 SGK trang 18.

- Câu hỏi 5 SGK trang 18.

- Câu hỏi 2 SGK trang 24.

- Câu hỏi 1 SGK trang 31.

- Câu hỏi 2 SGK trang 44.

4. Củng cố:

  • Củng cố trong nội dung bài ôn tập.

5. Dặn dò: (1’)

  • Học bài theo đề cương, coi lại các thao tác thực hành chuẩn bị nội dung ôn tập tiếp theo.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

.......................................................................................................................................................

Đánh giá bài viết
1 2.138
Sắp xếp theo

Giáo án tin học 7

Xem thêm