You are on page 1of 9

CÂU HỎI MINH HỌA MÔN DƯỢC LÂM SÀNG

(Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo)


Mã đề cương chi tiết: TCCD032
Câu 1. Phát biểu nào đúng về dược lâm sàng:
A. Là môn học truyền thống từ khi ra đời của ngành dược
B. Mục tiêu chủ yếu là giảm chi phí sử dụng thuốc cho bệnh nhân
C. Là sự tối ưu hóa sử dụng thuốc trong điều trị và phòng bệnh
D. Tất cả đúng
Câu 2. Dược lâm sàng được ai định nghĩa đầu tiên
A. Ch. Walton
B. M William
C. D. Jonh
D. St. Paul
Câu 3. Phát biểu sai về dược lâm sàng là:
A. Là môn học rất trẻ so với các môn truyền thống
B. Mục tiêu cơ bản là sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả
C. Tối ưu hóa cách sử dụng thuốc trong điều trị và phòng bệnh
D. Tuy mới du nhập vào nước ta nhưng đã phát triển mạnh mẽ
Câu 4. Mục tiêu của dược lâm sàng
A. Tìm ra phương pháp điều trị mới và hiệu quả cho từng bệnh nhân
B. Xác định được lợi ích/tác dụng phụ là như thế nào
C. Đo được tỷ lệ giữa chi phí điều trị của những phương pháp khác nhau
D. Phòng ngừa những phản ứng có hại do thuốc gây ra
Câu 5. Nguyên nhân ra đời của dược lâm sàng, chọn câu sai:
A. Do bác sĩ cần có dược sĩ tham gia để giảm bớt những nhầm lẫm trong trị liệu
B. Các vụ kiện của bệnh nhân với thầy thuốc liên tiếp xảy ra
C. Do một số thuốc mới ra đời phải cần có dược sĩ trực tiếp hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc
D. Do việc lạm dụng thuốc men, do việc tự chữa bệnh
Câu 6. Ý nghĩa của dược lâm sàng là
A. Giảm chi phí sử dụng thuốc
B. Tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa thầy thuốc và bệnh nhân
C. Đảm bảo sử dụng thuốc khoa học, an toàn, hợp lý nhất
D. Phòng ngừa được các tác dụng phụ do thuốc gây ra
Câu 7. Thông tin cần cho sử dụng thuốc hợp lý là:
A. Hiệu quả điều trị
B. Thời gian điều trị
C. Tỉ lệ tác dụng phụ
D. Sử dụng thuốc rẻ hơn thuốc chính hãng
Câu 8. Những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong điều trị
A. Do giá thành cao
B. Sử dụng thuốc kéo dài
C. Tương tác thuốc
D. Tất cả đúng
Câu 9. Dược động học là:
A. Nghiên cứu tác động của thuốc đối với cơ thể
B. Nghiên cứu các tác nhân ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc
C. Nghiên cứu các tác động của cơ thể đối với thuốc
D. A, B đúng
Câu 10. Bốn thông số dược động học cơ bản có ý nghĩa trong thực hành lâm sàng, ngoại trừ:
A. Sinh khả dụng
B. Độ thanh lọc
C. Thời gian bán thải
D. Nồng độ tối thiểu có hiệu lực

Câu 11. Thông số dược động nào đặc trưng cho pha hấp thu
A. Sinh khả dụng
1
B. Độ thanh lọc
C. Thời gian bán thải
D. Vận tốc hấp thu
Câu 12. Tính chất lý hóa của dược phẩm ảnh hưởng đến sự hấp thu dược phẩm
A. pH của thuốc
B. Độ rã của thuốc
C. Nồng độ của thuốc tại nơi hấp thu
D. Các tá dược trong thuốc
Câu 13. Tính chất lý hóa của dược phẩm ảnh hưởng đến sự hấp thu dược phẩm, ngoại trừ:
A. pH của thuốc
B. Độ rã của thuốc
C. Nồng độ của thuốc tại nơi hấp thu
D. Tất cả đúng
Câu 14. Đặc điểm nào của nơi hấp thu ảnh hưởng đến hấp thu thuốc
A. Diện tích của nơi hấp thu
B. Cơ chế làm trống dạ dày
C. Bản chất nơi hấp thu
D. A, B đúng
Câu 15. Css dùng đường oral đạt được sau khoảng:
A. 4 x t 1/2
B. 5 x t 1/2
C. 6 x t 1/2
D. 7 x t ½
Câu 16. Sau khoảng thời gian bao lâu thuốc đào thải hoàn toàn
A. 4 x t 1/2
B. 5 x t 1/2
C. 6 x t 1/2
D. 7 x t 1/2
Câu 17. Định nghĩa thuốc: THUỐC = HOẠT CHẤT + THÔNG TIN THUỐC, nhằm nhấn mạnh
A. Dược sĩ có trách nhiệm cung cấp thông tin thuốc
B. Thành phần không thể thiếu của thuốc là bao bì
C. Hoạt động quảng cáo giới thiệu thuốc phải tác động vào việc kê đơn, dùng thuốc bằng bất cứ giá
nào
D. A, B đúng
Câu 18. Hội dược sĩ Mỹ định nghĩa thông tin thuốc là
A. Là một trong những nhiệm vụ thứ yếu của người dược sĩ
B. Thông tin thuốc giúp cho việc đánh giá sử dụng thuốc trong điều trị
C. Cung cấp thông tin thuốc dựa vào kinh nghiệm điều trị trong lâm sàng
D. Tất cả đúng
Câu 19. Đối tượng của thông tin thuốc là
A. Bệnh nhân
B. Bác sĩ
C. Dược sĩ
D. Tất cả đúng
Câu 20. Đối với công chúng thì thông tin thuốc phải
A. Ngắn gọn, dễ hiểu, đơn giản
B. Nhằm có sự hiểu biết với thuốc kê đơn
C. Nội dung phải đúng với các tài liệu khoa học
D. Tất cả đúng
Câu 21. Đối với cán bộ y tế thì thông tin thuốc phải
A. Ngắn gọn, dễ hiểu, đơn giản
B. Nhằm có sự hiểu biết với thuốc không kê đơn
C. Nội dung phải đúng với các tài liệu khoa học
D. Tất cả đúng

Câu 22. Có mấy cấp tổ chức thông tin thuốc


A. 2

2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 23. Trong quy trình thông tin về 1 thuốc đã có sẵn trên thị trường, trước hết nên tìm kiếm
thông tin ở đâu
A. Sách giáo khoa
B. Medline
C. Tạp chí chuyên ngành
D. Nhật báo
Câu 24. Chọn câu sai về xu hướng phát triển thông tin thuốc
A. Tăng số lượng trung tâm thông tin thuốc
B. Tăng thời gian dành cho giải đáp thắc mắc về thuốc
C. Yêu cầu thông tin ngày càng đơn giản
D. Gia tăng tiếp cận thực hành thông tin thuốc
Câu 25. Tương tác thuốc là, ngoại trừ:
A. Là tác động qua lại giữa hai thuốc khi sử dụng đồng thời
B. Có thể được dùng để giải độc
C. Là sự trộn lẫn thuốc với nhau trước khi đưa vào cơ thể
D. Làm thay đổi độc tính hoặc tác dụng dược lý
Câu 26. Tương tác dược lực học
A. Làm tăng tác dụng của thuốc
B. Xảy ra ở giai đoạn hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ
C. Xảy ra trên cùng receptor và mang tính đặc hiệu
D. Xảy ra do các phản ứng hóa học
Câu 27. Tương tác dược động học
A. Làm tăng tác dụng của thuốc
B. Xảy ra ở giai đoạn hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ
C. Xảy ra trên cùng receptor và mang tính đặc hiệu
D. Xảy ra do các phản ứng hóa học
Câu 28. Beta blocker và lợi tiểu thiazid là tương tác hiệp đồng nào:
A. Hiệp lực bổ sung
B. Hiệp lực bội tăng
C. Tăng tiềm lực
D. A, B đúng
Câu 29. Hiệp lực bội tăng là
A. 2 = 1 + 1
B. 2 > 1 + 1
C. 2 = 1 + 0
D. 2 < 1 + 1
Câu 30. Sự tăng tiềm lực là
A. 2 = 1 + 1
B. 2 > 1 + 1
C. 2 = 1 + 0
D. 2 < 1 + 1
Câu 31. Một đứa bé bị ngộ độc promethazin là 1 base yếu co pKa = 9,1. Phát biển nào dưới đây
đúng
A. Thuốc được ion hóa ở pH máu nhiều hơn pH dạ dày
B. Sự đào thải qua nước tiểu tăng nếu sử dụng amoniclorid
C. Promethazin được hấp thu ở dạ dày tốt hơn ở ruột non
D.Thẩm tách máu là cách duy nhất nếu quá liều promethazin
Câu 32. Thuốc nên uống xa bữa ăn
A.Thuốc ức chế dịch vị
B. Các enzyme tiêu hóa
C. NSAIDs
D. Sucrafat
Câu 33. Đối với trẻ con điều nào sau đây không đúng:
A. Có 1 số tác dụng phụ xuất hiện ở trẻ mà không xuất hiện ở người lớn

3
B. Các cơ quan của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh do đó thuốc có thể gây độc
C. Để thuận tiện nên dùng dạng thuốc người lớn chia nhỏ liều dùng cho trẻ
D. Nên dùng dạng thuốc lỏng và thuốc đạn
Câu 34. Đối với phụ nữ có thai, tốt nhất:
A. Cung cấp thuốc theo yêu cầu của bệnh nhân
B. Dùng liều thấp nhất có tác dụng
C. Từ chối cung cấp thuốc trong mọi trường hợp
D. Khuyên tuyệt đối không nên dùng thuốc trong suốt thai kỳ a
Câu 35. Không nên bôi dầu gió, cao xoa có chứa bạc hà lên mũi trẻ sơ sinh vì:
A. Làm trẻ bỏ bú
B. Có thể làm ngưng hô hấp
C. Làm trẻ bị dị ứng
D. Gây kích thích tre không ngủ được
Câu 36. Phát biểu nào đúng về sự thay đổi quá trình dược động học của trẻ sơ sinh so với người
lớn
A. Tăng hấp thu thuốc khi dùng đường uống
B. Thể tích phân bố giảm đối với những thuốc tan trong nước
C. Tăng nồng độ thuốc tự do trong máu
D. Giảm thời gian bán thải
Câu 37. Sự thay đổi quá trình dược động học của trẻ sơ sinh so với người lớn, ngoại trừ
A. Tăng hấp thu thuốc khi dùng qua da
B. Thể tích phân bố tăng đối với những thuốc tan trong dầu
C. Tăng tính thấm qua hàng rào máu não
D. Tăng chuyển hóa, tăng thời gian bán thải
Câu 38. Khi sử dụng Vitamin A, D quá liều cho trẻ sẽ gây:
A. Độc với não
B. Tăng áp lực sọ não lồi thóp
C. Chậm lớn, vàng da
D. Xám răng vĩnh viễn
Câu 39. Sự phân bố thuốc ở người cao tuổi
A. Tăng thể tích phân bố của thuốc tan trong nước
B. Giảm thể tích phân bố thuốc tan trong dầu
C. Giảm thời gian xuất hiện tác dụng
D Tất cả sai
Câu 40. Sự chuyển hóa thuốc ở người cao tuổi
A. Giảm tác dụng do giảm lượng máu qua gan
B. Tăng độc tính do giảm lượng máu qua gan
C. Tăng chuyển hóa qua pha 1
D. Giảm chuyển hóa qua pha 2
Câu 41. Yếu tố nguy cơ của hen phế quản bao gồm:
A. Yếu tố chủ thể người bệnh
B. Yếu tố môi trường
C. Yếu tố kích phát
D. 3 câu trên đều đúng
Câu 42. Phân loại hen theo mức độ nặng nhẹ, bậc 1:
A. FEV1 > 80%; PEF 20 – 30%
B. FEV1 > 80%; PEF < 20%
C. FEV1 60 – 80%; PEF 20 – 30%
D. FEV 1 > 80%; PEF < 30%
Câu 43. Phân loại hen theo mức độ nặng nhẹ, bậc 2:
A. FEV1 > 80%; PEF 20 – 30%
B. FEV1 > 80%; PEF < 20%
C. FEV1 60 – 80%; PEF 20 – 30%
D. FEV 1 > 80%; PEF < 30%
Câu 44. Trong điều trị Hen phế quản, Thuốc LABA dùng đề:
A. Điều trị duy trì
B. Điều trị cơn

4
C. Cả 2 ý đều đúng
D. Cả 2 ý đều sai
Câu 45. Trong điều trị Hen phế quản, Thuốc SABA dùng đề:
A. Điều trị duy trì
B. Điều trị cơn
C. Cả 2 ý đều đúng
D. Cả 2 ý đều sai
Câu 46. Salbutamol thuộc nhóm:
A. Kích thích β2 nhanh
B. Kích thích β2 chậm
C. Kháng Cholin
D. Xanthin
Câu 47. Ipratropium thuộc nhóm:
A. Kích thích β2 nhanh
B. Kích thích β2 chậm
C. Kháng Cholin
D. Xanthin
Câu 48. Phân bậc hen dựa vào các đặc tính sau: triệu chứng ban ngày < 1 lần/tuần; triệu chứng
ban đêm > 2 lần/tháng; không giới hạn hoạt động thể lực:
A. Bậc 1
B. Bậc 2
C. Bậc 3
D. Bậc 4
Câu 49. Theo dõi đường huyết như thế nào:
A. Mỗi ngày
B. Mỗi tuần
C. Mỗi tháng
D. 3 tháng/lần
Câu 50. Phát biểu ĐÚNG:
A. Triệu chứng ĐTĐ typ 2 thường ceton niệu (+)
B. Triệu chứng ĐTĐ typ 1 thường ceton niệu (-)
C. Điều trị ĐTĐ typ 1 bằng thay đổi lối sống, thuốc ĐTĐ dạng uống hoặc insulin
D. ĐTĐ typ 1, tuổi khởi phát thường < 40 tuổi
Câu 51. Chế độ ăn cho người đái tháo là:
A. Ăn bình thường
B. Ăn nhiều tinh bột
C. Ăn nhiều protein
D. Tránh ăn mặn
Câu 52. Phát biểu ĐÚNG:
A. Sibutramin được dùng cho bệnh nhân béo phì hoặc quá cân nhưng có nguy cơ cao như có bệnh
ĐTĐ và rối loạn lipi máu
B. Chỉ điều trị béo phì bằng cách dùng thuốc
C. Khi điều tri orilistat, sau 9 tuần không giảm được 5% trọng lượng cơ thể thì phải ngừng thuốc
D. Béo phì là yếu tố nguy cơ phát sinh ĐTĐ typ 1
Câu 53. Phát biểu ĐÚNG:
A. WHR <1 cơ thể được xếp vào dạng hình trái táo
B. WHR >1 cơ thể được xếp vào dạng hình trái lê
C. WHR ở nữ là 0.7
D. WHR ở nam là 0.8
Câu 54. Chế độ ăn kiêng dành cho người ĐTĐ:
A. Tăng cường ăn các loại trái cây chín ngọt
B. Ăn các loại mỡ động vật
C. Tránh ăn mặn
D. Ăn nhiều thực phẩm: gạo, mì, ngô, khoai sắn…
Câu 55. Thuốc có tác dụng giảm sự tạo insulin tại gan:
A. Rosiglitazon
B. Metformin

5
C. Nateglinid
D. Acarbose
Câu 56. Nhóm thuốc Meglitinid giống cơ chế tác dụng với nhóm nào:
A. Biguanid
B. Sulfonylure
C. Thiazolidinedion
D. Ức chế alpha glucosidase
Câu 57. Phát biểu nào sau đây là SAI về hệ tuần hoàn:
A. Cung lượng tim có giá trị ở mức bình thường là 5,6 L/phút
B. Sức cản ngoại biên phân bố khoảng 30% ở ĐM nhỏ và tiểu ĐM
C. Tổng thể tích máu trong cơ thể khoảng 4,5 – 5,5 L
D. Huyết áp ĐM phổi bình thường 25/10 mmHg
Câu 58. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG:
A. Khi huyết áp tăng, cơ chế cân bằng thể dịch sẽ được kích hoạt
B. Khi huyết áp giảm, cơ chế cân bằng thần kinh sẽ được kích hoạt
C. Khi huyết áp giảm, tế bào cầu thận tiết renin, renin biến angiotensinogen thành angiotensin I rồi
angiotensin I trở thành angiotensin II nhờ men chuyển làm tăng huyết áp trở lại
D. Khi huyết áp giảm, kích thích các thụ áp nằm ở xoang động mạch cảnh và quai
động mạch chủ
Câu 59. Mức huyết áp sau đây được xếp vào tăng huyết áp độ 1 (theo phân loại JNC VII)
A.120/80 mmHg
B. 140/95 mmHg
C. 130/90 mmHg
D. 160/100 mmHg
Câu 60. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG khi so sánh phân loại tăng huyết áp theo JNC VII và
hội tim mạch học Việt Nam
A. Giống nhau về các mức phân chia chuẩn đoán bệnh tăng huyết áp
B. Khác nhau khi phân chia các mức độ bệnh huyết áp
C. JNC VII có phân chia thêm mức tăng huyết áp độ 3
D. JNC VII có phân chia thêm mức tăng huyết áp tâm thu đơn độc
Câu 61. Phát biểu ĐÚNG về cơ chế bệnh sinh của bệnh tăng huyết áp
A. Do kích hoạt quá mức hệ Renin-Angiotensin-Aldosteron
B. Do thể tích máu giảm làm giảm tiền gánh
C. Do stress dẫn đến kích thích hệ phó giao cảm
D. Do giản tĩnh mạch tăng sức cản ngoại biên
Câu 62. Phát biểu SAI về cơ chế bệnh sinh của bệnh tăng huyết áp
A. Kích thích hệ cường giao cảm dẫn đến tăng nhịp tim
B. Kích thích hệ cường giao cảm dẫn đến co thắt mạch máu
C. Kích thích hệ giao cảm làm giãn tĩnh mạch và tăng thể tích phân bố
D. Kích thích hệ cường giao cảm dẫn đến phì đại mạch máu
Câu 63. Một bệnh nhân đến bệnh viên khám tổng quát, khi bác sĩ tiến hành đo huyết áp thì thu
được kết quả 145/95 mmHg và bệnh nhân than phiền rằng dạo này bị chóng mặt, nhức đầu, hay
cáu gắt, mệt mỏi… Thuốc điều trị tăng huyết áp nào sau đây được chỉ định là phù hợp nhất theo
các khuyến cáo và phát đồ điều trị của BYT
A. Indapamid
B. Nifedipin
C. Losartan
D. Propranolol
Câu 64. Số đo huyết áp dưới đây là tốt nhất
A.120/80 mmHg
B. 140/90 mmHg
C. 130/90 mmHg
D. 100/80 mmHg
Câu 65. Một phản ứng độc hại, không định trước và xuất hiện ởliều thường dùng cho người để
phòng bệnh, chẩn đoán hoặc chữa bệnh hoặc làm thay đổi một chức năng sinh lý là:
A. Phản ứng có hại của thuốc
B. Phản ứng có hại nghiêm trọng của thuốc

6
C. Tác dụng phụ
D. Biến cố bất lợi liên quan đến thuốc
Câu 66. Các phản ứng có hại dẫn đến một trong những hậu quả: tử vong; đe dọa tính mạng;
phải nhập viện hoặc kéo dài thời gian nằm viện; để lại di chứng nặng nề hoặc vĩnh viễn; gây dị
tật bấm sinh ở thai nhi; và các hậu quả tương tự khác là:
A. Phản ứng có hại của thuốc
B. Phản ứng có hại nghiêm trọng của thuốc
C. Tác dụng phụ
D. Biến cố bất lợi liên quan đến thuốc
Câu 67. Tác dụng không được định trước của một chế phẩm thuốc xảy ra ở liều thông thường sử
dụng ở người và có liên quan đến đặc tính dược lý của thuốc là:
A. Phản ứng có hại của thuốc
B. Phản ứng có hại nghiêm trọng của thuốc
C. Tác dụng phụ
D. Biến cố bất lợi liên quan đến thuốc
Câu 68. Xuất huyết do warfarin là
A. ADR Type A
B. ADR Type B
C. ADR Type C
D. ADR Type D
Câu 69. Giảm glucose huyết do sulphonylureas là
A. ADR Type A
B. ADR Type B
C. ADR Type C
D. ADR Type D
Câu 70. Đau đầu do glyceryl- trinitrate là
A. ADR Type A
B. ADR Type B
C. ADR Type C
D. ADR Type D
Câu 71. Phản ứng quá mẫn với peniciline là:
A. ADR Type A
B. ADR Type B
C. ADR Type C
D. ADR Type D
Câu 72. Viêm gan do halothane là:
A. ADR Type A
B. ADR Type B
C. ADR Type C
D. ADR Type D
Câu 73. Xét nghiệm gồm:
A. Sinh hóa
B. Huyết học
C. Vi sinh và Ký sinh trùng
D. Cả 3 ý đều đúng
Câu 74. Xét nghiệm quan trọng nhất trọng Dược Lâm sàng là:
A. Sinh hóa
B. Huyết học
C. Vi sinh
D. Ký sinh trùng
Câu 75. Xét nghiệm ít phổ biến nhất hiện nay:
A. Sinh hóa
B. Huyết học
C. Vi sinh
D. Ký sinh trùng
Câu 76. Bệnh gắn liền với việc acid uric tăng là:
A. Bệnh Gút

7
B. Bệnh tăng huyết áp
C. Bệnh thấp khớp
D. Cả 3 ý đều sai
Câu 77. Protein huyết thanh bình thường là:
A.6,0 - 8,0 g/dl
B. 4,0 - 6,0 g/dl
C. 8,0 - 10,0 g/dl
D. 2,0 - 4,0 g/dl
Câu 78. Albumin chiếm bao trong protein toàn phần:
A. 50%
B. 60%
C. 70%
D. 80%
Câu 79. Xét nghiệm CK thường dùng khi bệnh nhân bị vấn đề về:
A. Cơ tim
B. Cơ xương
C. Cả 2 ý đều đúng
D. Cả 2 ý đều sai
Câu 80. Xét nghiệm CK ứng dụng nhiều nhất trong bệnh:
A. Tăng huyết áp
B. Nhồi máu cơ tim
C. Suy tim
D. Tất cả các bệnh liên quan đến tim
Câu 81. AST là:
A. Aspartat aminotransferase
B. Aspartat transferase
C. Alanin aminotransferase
D. Alanin transferase
Câu 82. Trong mối quan hệ giữa vi khuẩn và kháng sinh thì sự đề kháng được hiểu
A. là khả năng chống đối của vi khuẩn với kháng sinh.
B. là khả năng chống đối của vi khuẩn với hoá chất điều trị.
C. là khả năng chống đối của vi khuẩn với kháng sinh và hoá chất điều trị.
D. Cả 3 ý đều sai
Câu 83. Đề kháng sinh học là
A. Những cá thể của một loài do thu được những đặc tính di truyền mà giảm nhạy cảm so với các cá
thể khác cùng loài đó
B. Đề kháng điều trị
C. Đề kháng xét trên kết quả điều trị.
D. Cả 3 ý đều sai
Câu 84. Nồng độ ức chế tối thiểu là
A. MIC
B. MBC
C. MID
D. MBD
Câu 85. Khuẩn lạo nằm trong hang lao là
A. Đề kháng giả
B. Đề kháng thật
C.Đề kháng tự nhiên
D. Đề kháng thu được
Câu 86. Pseudomonas không chịu tác dụng của penicilin là:
A. Đề kháng giả
B. Đề kháng thật
C.Đề kháng tự nhiên
D. Đề kháng thu được
Câu 87. Tụ cầu không chịu tác dụng của colistin là:
A. Đề kháng giả
B. Đề kháng thật

8
C. Đề kháng tự nhiên
D. Đề kháng thu được
Câu 88. Thay đổi tính thấm của màng tế bào là cơ chế tác dụng của:
A. β-lactam, Vancomycin
B. streptomycin, tetracyclin, chloramphenicol, erythromycin
C. flouroquinolon, rifampicin
D. polymyxin
Câu 89. Trường hợp nào sau đây được xem là đề kháng giả, chọn câu SAI:
A. Kháng sinh không thấm được tới ở viêm
B. Vi khuẩn ở trạng thái nghỉ không chịu tác động của KS
C. Kháng sinh không thấm tới vi khuẩn
D. Kháng sinh không tác động được tới 1 số loại vi khuẩn nhất định
Câu 90. Vấn đề quan trọng khi sử dụng Glucocorticoid là:
A. Đề kháng thuốc
B. Nhiều tác dụng phụ
C. Hiệu quả điều trị cao
D. Cả 3 ý đều đúng
Câu 91. Trục dưới đồi – tuyến yên – thương thận là:
A. HPA
B. HCA
C. HLA
D.Cả 3 ý đều sai
Câu 92. Đỉnh cortisol là:
A. 6 giờ
B. 7 giờ
C. 8 giờ
D. 9 giờ
Câu 93. Khi giảm liều GC trước liều sinh lý nên giảm mỗi lần bao nhiêu:
A. 2,5 – 5 mg
B. 10 – 20%
C. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh
D. Tùy thuộc vào thể trạng của bệnh nhân
Câu 94. Suy thượng thận cấp xảy ra có thể xảy ra khi sử dụng GC bao lâu:
A. >1 tuần
B. >10 ngày
C. >2 tuần
D. >20 ngày
Câu 95. Để hạn chế tác dụng của GC khi dùng GC tại chỗ: trên da.Ta cần:
A.Hạn chế dùng kéo dài
B.Rữa lại sau khi dùng
C.Không tự ý dùng thuốc
D.Cả 3 ý đều đúng
Câu 96. Để hạn chế tác dụng phụ GC: Rối loạn Canxi. Sử dụng biện pháp nào sau đây:
A. Thay đổi chế độ ăn
B. Theo dõi, kiễm tra định kỳ
C. Điều trị thích hợp
D. Cả 3 ý đều đúng
Câu 97. Để hạn chế tác dụng phụ GC: Rối loạn chuyển hóa glucid. Sử dụng biện pháp nào sau
đây:
A. Thay đổi chế độ ăn
B. Theo dõi, kiễm tra định kỳ
C. Điều trị thích hợp
D. Cả 3 ý đều đúng

- HẾT -

You might also like