You are on page 1of 3

UBND HUYỆN CHƠN THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH LẬP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Chơn Thành, ngày 6 tháng 6 năm 2016

BẢN TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CHƠN THÀNH

Họ và tên tác giả sáng kiến: Lê Thị Quyên


- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Minh Lập
- Chức vụ: Giáo viên
- Điện thoại: 01265896212 Email: lethiquyen68@gmail.com
Tên Đề tài Sáng kiến: Một số biện pháp dạy học các tiết Luyện tập – Thực hành Toán lớp 5
cho học sinh chưa hoàn thành môn học.
1. Về tính mới, tính khoa học của Đề tài Sáng kiến:
Đề tài Sáng kiến được áp dụng và phổ biến trong khối lần đầu, giai đoạn 2013-2016 tại
trường Tiểu học Minh Lập. Áp dụng đề tài này vào giảng dạy môn Toán cho học sinh lớp 5,
thuộc đối tượng học sinh chưa hoàn thành môn học. Khi áp dụng học sinh không cảm thấy học
toán là khó, nắm chuẩn kiến thức vững hơn, các em tự tin, mạnh dạn và hứng thú hơn khi học
Toán, phù hợp với tình hình giáo dục của nước nhà trong thời đại CNH-HĐH đất nước hiện
nay.
2. Về các giải pháp của Đề tài Sáng kiến:
2.1 Các bước dạy Luyện tập-Thực hành giải toán đối với học sinh chưa hoàn thành môn học :
Các bài tập trong tiết luyện tập - thực hành thường sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, từ đơn giản
đến phức tạp, từ thực hành và luyện tập trực tiếp đến vận dụng một cách tổng hợp và linh hoạt.
GV hướng dẫn để các học sinh chưa hoàn thành môn học nhận ra kiến thức đã học để áp dụng
trực tiếp vào việc giải bài tập bằng cách đọc kĩ đề bài và từ đó nhớ lại các kiến thức cần thiết
để giải bài tập, khuyến khích các học sinh chưa hoàn thành môn học nhắc lại các quy tắc, công
thức được vận dụng để giải bài tập mà các em vừa đọc đề xong.
2.2. Đơn giản hoá các yêu cầu cơ bản:
a/ Đới với việc nắm vững quy tắc : Đối với học sinh chưa hoàn thành môn học, tôi
không buộc các em phải thuộc lòng các quy tắc mà chỉ yêu cầu các em phát biểu lại quy tắc
theo sự hiểu biết và khả năng ghi nhớ của chính các em.
b/ Đối với yêu cầu hoàn thành bài tập: Giảm mức độ yêu cầu (nhưng vẫn đảm bảo yêu
cầu cần đạt theo chuẩn kiến thức kĩ năng) để giúp các em có thể hoàn thành bài tập và qua đó
phần nào tạo cho các em có được tâm lí tự tin hơn.
2.3. Cụ thể hoá, trực quan hoá các vấn đề trừu tượng :
Đặc điểm tâm sinh lí đối với học sinh chưa hoàn thành môn học thì các hình thức trực
quan trong tư duy là vô cùng quan trọng, vì vậy bất kì biện pháp nào nhằm trực quan hoá các
nội dung trừu tượng đều thuộc nhóm biện pháp giữ vai trò quyết định trong việc giúp học sinh
chưa hoàn thành môn học có kết quả tốt hơn.
a/ Sử dụng hình ảnh trực quan đối với các khái niệm hoặc quy tắc khó hiểu.
b/ Sử dụng sơ đồ đoạn thẳng đối với việc tìm hướng giải các bài toán.
2.4. Sử dụng các phương tiện trực quan cá nhân và cho HS chưa hoàn thành môn học tự thực
hành
Trong các nội dung ôn tập về bảng đơn vị đo độ dài và đo khối lượng ở chương I (Toán
5), có những nội dung khá là trừu tượng mà các em học sinh chưa hoàn thành môn học rất khó
nắm bắt và do đó rất mau quên. Để khắc phục những điều này, tôi đã photocopy và phát cho
mỗi học sinh chưa hoàn thành môn học một bảng có kích thước bằng một trang vở và yêu cầu
các em sử dụng nó trong các tiết ôn tập về đơn vị đo độ dài và đo khối lượng.
2.5.Cho học sinh chưa hoàn thành môn học được luyện tập - thực hành giải toán nhiều hơn :
Bài tập giao cho từng nhóm đối tượng cụ thể với những yêu cầu khác nhau phù hợp với
năng lực và hoàn cảnh của từng học sinh chưa hoàn thành môn học (điều này cũng chính là
biện pháp dạy học theo hướng cá thể hoá).
2.6. Biện pháp ngoài giờ:Giúp đỡ, hỗ trợ học sinh chưa hoàn thành môn học một cách thích
hợp :
Tập trung giúp đỡ các em học sinh chưa hoàn thành môn học về những nội dung mà các
em còn sai sót do chưa hiểu hoặc còn nhầm lẫn. Nhờ nội dung giúp đỡ, hỗ trợ sát với thực tế
của từng học sinh chưa hoàn thành môn học nên không mất nhiều thời gian mà hiệu quả cũng
rất cao.
Bên cạnh đó tôi không quên động viên các em tham gia đầy đủ các buổi học lớp SEQAP
do nhà trường tổ chức và thường xuyên hợp tác với giáo viên dạy lớp SEQAP theo dõi việc
chuyên cần cũng như sự tiến bộ của học sinh để động viên, khen ngợi kịp thời giúp các em
hứng thú hơn trong học tập.
3. Kết quả mang lại của SKKN:
Việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy không chỉ dừng ở lớp mà tôi còn phổ
biến sáng kiến này cho các đồng nghiệp trong tổ thực hiện. Các giáo viên ở tổ từng bước áp
dụng vào trong giảng dạy và họ đều cho biết: Đã đạt được những kết quả khả quan trong
giảng dạy và rất tự tin vào tiết dạy, giúp các em không cảm thấy học Toán là khó. Đó cũng là
một trong những động cơ giúp các em chưa hoàn thành môn học tự tin hơn, ham học hơn và
kết quả kiểm tra cuối năm, năm học 2013-2014; 2014-2015 học sinh hoàn thành bậc tiểu học
là 100%; HKI của lớp trong năm học 2015 - 2016 cũng đạt thành tích cao rõ rệt, học sinh hoàn
thành môn Toán là 100%.

TÁC GIẢ SKKN

Lê Thị Quyên
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
Minh Lập, ngày 6 tháng 6 năm 2016
Hiệu trưởng

You might also like