You are on page 1of 32

Thiết Bị Chiếu Sáng Và Cách Bố Trí

Thiết bị chiếu sáng là các trang thiết bị phần cứng cần thiết để giữ và vận hành nguồn ánh sáng nhân tạo.
Trong quá trình thực hiện phối hợp giữa chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo thì việc lựa chọn thiết bị
chiếu sáng và bố trí nguồn sáng cũng quan trọng không kém bản thân nguồn sáng. Thiết kế thiết bị chiếu sáng tốt
kếp hợp cùng bố trí hợp lý sẽ phân phối ánh sáng thích hợp: phân biệt giữa chiếu sáng cho không gian
chung/không gian riêng, kiểm soát được chất lượng ánh sáng và thậm chí có thể thay đổi được cả màu sắc của
nguồn sáng.
Độ thành công của thiết kế thiết bị chiếu sáng và bố trí nguồn sáng được đánh giá thông qua việc kiểm tra tiện
nghi nhìn cho phòng đối với tất cả các hoạt động được thiết kế cho không gian đó; đồng thời cũng đánh giá tổng
mức năng lượng cần thiết để đạt được hiệu quả tiện nghi nhìn. Mức năng lượng cần thiết càng thấp để đạt được
hiệu quả mong muốn thì hệ thống được chứng minh có chất lượng và tính hợp lý càng cao. Nên sử dụng sản
phẩm của những nhà sản xuất có nêu rõ những giá trị đánh giá hiệu quả chiếu sáng của từng nguồn sáng cho
từng thiết bị chiếu sáng để nhằm tránh việc phải phỏng đoán về tác động của thiết bị tới nguồn sáng.

Phân loại thiết bị chiếu sáng


Thiết bị chiếu sáng có ảnh hưởng lớn tới độ sáng và sự phân bố ánh sáng trong không gian bởi vì ánh sáng sau
khi thoát khỏi nguồn sáng sẽ phản chiếu/được lọc thông qua nhằm mang tới những hiệu ứng khác nhau. Các
thiết bị chiếu sáng chủ yếu được phân loại dựa trên hình thức và hiệu quả phân phối ánh sáng của chúng. Một
vài hình thức phân phối ánh sáng được thể hiện dưới đây: trực tiếp, bán trực tiếp, trực tiếp-gián tiếp.
Các hình thức phân phối ánh sáng theo không gian
Nhìn chung, ánh sáng trên các bề mặt làm việc là ánh sáng “trực tiếp” trong khi các ánh sáng chiếu ra xa khỏi bề
mặt đấy gọi là ánh sáng “gián tiếp”. Đôi khi người thiết kế cũng có thể mô tả thiết bị chiếu sáng dựa trên hướng
của ánh sáng: “chiếu lên”, “rọi xuống”, hoặc “sang bên”.
Mức độ phân phối ánh sáng của thiết bị có thể được đo và thể hiện dưới dạng biểu đồ chiếu sáng với các đường
thể hiện cho mức độ ánh sáng đo được tại các khoảng cách cố định tính từ thiết bị (thông thường theo 1m) và
quay theo các góc khác nhau. Trong phần lớn các trường hợp, đơn vị trong biểu đồ là lumens. Tuy nhiên, nó
cũng được thể hiện dưới dạng 0-1 để đại diện cho yếu tố tổng hợp; điều này thể hiện cho việc sử dụng các mức
độ năng lượng khác nhau trong thiết bị.

Các loại thiết bị


Một thiết bị chiếu sáng được kể đến bao gồm một hoặc nhiều đèn, mặt phản chiếu, vỏ bảo vệ, kết nối điện và
mạch điện. Tất cả những bộ phận này ảnh hưởng trực tiếp tới mức ánh sáng phát ra từ thiết bị. Ngay cả đối với
những đèn rất sáng, vật liệu mờ hoặc bán trong suốt có thể giảm dòng chảy ánh sáng và các mặt phản chiếu có
thể nhanh chóng bị bẩn, bám bụi trong một số điều kiện, qua đó giảm mức ánh sáng phát ra.
Bố trí chiếu sáng
Xét tới việc có nhiều loại đèn cùng trang thiết bị khác nhau có thể lựa chọn, gần như có tới vô số cách sắp xếp
đèn điện trong một căn phòng để mang tới hiệu quả chiếu sáng nhất định.
Mối quan tâm trước tiên trong bố trí chiếu sáng và việc tránh ánh sáng chói trên bề mặt diễn ra hoạt động. Sự
chói này là kết quả của việc ánh sáng phản chiếu trực tiếp vào mắt người sử dụng hơn là do phân tán.
Vị trí chiếu sáng tốt hoặc xấu, tạo nên hoặc tránh hiện tượng chói cho người sử dụng
Sự lựa chọn cuối cùng của bố trí ánh sáng sẽ luôn dựa trên tiêu chí thẩm mỹ – mang lại cảm giác thích hợp cho
không gian. Để đạt được điều này phải nhờ tới kinh nghiệm thực tế và việc suy nghĩ tới không gian cùng chức
năng sử dụng của nó.
Hình ảnh dưới đây cho thấy hai trong nhiều cách bố trí ánh sáng trong phòng đơn giản để mang tới hiệu quả
chiếu sáng ở mức độ tương đương nhau trên mỗi bề mặt làm việc. Mỗi hình thức bố trí có lợi thế và bất lợi riêng.
Ví dụ như hình thức bố trí đầu tiên có thể tiết kiệm năng lượng hơn nhưng hình thức thứ 2 sẽ giúp giảm được độ
chói và đồng thời tạo ít bóng của người sử dụng lên bề mặt làm việc hơn.

Phương pháp quang thông trong thiết kế chiếu sáng


Chỉ đơn thuần trực giác của người kiến trúc sư là không đủ để hoàn toàn hiểu hết sự tương tác của ánh sáng và
dự đoán được chính xác mức độ chiếu sáng cho tất cả các phần trong phòng. Mặt khác, công cụ tính toán điện tử
không thôi cũng là không đủ để thiết kế lên tòa nhà được chiếu sáng “đẹp”.
Biện pháp đơn giản nhất để tính được mức độ chiếu sáng tổng thể cho không gian chiếu sáng đều là Phương
pháp quang thông. Nó sử dụng cả công cụ điện tử lẫn trực giác của người thiết kế nhằm xác định số lượng thiết
bị chiếu sáng cần thiết để đạt được mức chiếu sáng nhất định. Công thức tính toán vô cùng đơn giản:

E = F/A
Trong đó, E là độ rọi trung bình (hoặc tối thiểu) cần thiết cho không gian làm việc (tính bằng lux), F là lượng
quang thông hữu dụng của tất cả các nguồn sáng (lumens) còn A là tổng bề mặt của khu vực làm việc. Trong
thiết kế kiến trúc, việc tính toán F cho phép kiến trúc sư hoặc kĩ sư có thể quyết định được tổng mức độ chiếu
sáng cần thiết cho không gian phòng. Giá trị F có thể được tính dựa theo công thức dưới đây:

F = AE
Điều cần phải lưu ý là kết quả tính ra không phải là quang thông của tất cả các đèn bởi vì không phải tất cả ánh
sáng được sản sinh ra bởi mỗi đèn đều tới được không gian làm việc. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới mức độ
ánh sáng truyền tới khu vực làm việc gồm:

 Kích thước và tỉ lệ căn phòng.


 Chiều cao của thiết bị chiếu sáng so với mặt làm việc.
 Phản xạ của tường và trần.
 Bản chất của thiết bị chiếu sáng và khả năng phân phối ánh sáng.
 Ánh sáng thất thoát do tuổi thọ sử dụng, tích bụi và ngả vàng.
 Các phần tử hạt trong không khí như khói hoặc bụi.

Một vài thiết bị có hiệu quả cao nhất trong điều kiện bố trí hợp lý nhất có thể giúp 80% lượng đèn có ánh sáng tới
được bề mặt làm việc trong khi việc sử dụng thiết bị không hợp lý trong phòng tối chỉ mang tới kết quả ở mức 2%.

Các bước thực hiện Phương pháp quang thông:

1. Xác định lựa chọn yêu cầu

Xác định độ rọi tối thiểu theo yêu cầu phù hợp với nhu cầu sử dụng thông qua việc sử dụng các tiêu chuẩn quốc
gia hoặc hệ thống đánh giá công trình xanh.

2. Xác định quang thông nhận được


Đây là phép tính nhân đơn giản giữa tổng bề mặt cần chiếu sáng với mức quang thông đã xác định và mức
quang thông yêu cầu theo công thức F = AE. Kết quả chính là giá trị quang thông “hữu dụng” yêu cầu. Từ đó,
tổng quang thông cần lắp đặt có thể được xác định.

3. Lựa chọn thiết bị chiếu sáng

Một đánh giá sơ bộ ban đầu và lựa chọn thiết bị cần phải được thực hiện và kết quả lựa chọn sẽ dựa trên cả yếu
tố kinh tế lẫn thẩm mỹ. Tuy nhiên, thiết bị này có thể sẽ không thỏa mãn yêu cầu chiếu sáng. Các bước thực hiện
dưới đây sẽ giúp quyết định điều này.

4. Xác định chiều cao treo thiết bị

Khoảng cách từ nguồn sáng tới bề mặt làm việc là vô cùng quang trọng, nó là một yếu tố quyết định tới độ rọi
cuối cùng. Đây là kết quả của định luật nghịch đảo.

5. Xác định chỉ số phòng

Chỉ số phòng là tỉ lệ thể hiện mối quan hệ giữa chiều cao phòng so với chiều rộng và chiều dài theo công thức:
Trong đó L là chiều dài của phòng, W là chiều rộng và Hm là chiều cao treo thiết bị chiếu sáng.

6. Xác định hệ số sử dụng (UF)

Hệ số sử dụng là kết quả tổng hợp từ các yếu tố kể trên (phản xạ của tường, trần; chỉ số phòng và loại thiết bị)
vào một thông số. Hệ số này có thể tra được từ bảng của các đơn vị sản xuất nhằm xác định hệ số sử dụng cho
các loại thiết bị khác nhau.

7. Xác định hệ số bảo trì (MF)

Yếu tố bảo trì phụ thuộc vào mức độ lau chùi, làm sạch và thay thế thiết bị chiếu sáng. Nó kể tới cả các yếu tố
như giảm hiệu quả chiếu sáng theo thời gian, yếu tố bụi bên trong bản thân thiết bị và mức giảm phản xạ của
tường, trần theo thời gian. Để thuận tiện, thông thường lựa chọn 3 giá trị:

 Tốt = 0.7
 Trung bình = 0.65
 Kém= 0.55

8. Xác định số lượng thiết bị chiếu sáng

Đầu tiên, quyết định tổng lượng quang thông cần lắp đặt bằng việc tính toán với quang thông yêu cầu, cùng các
hệ số sử dụng và hệ số bảo trì. Công thức tính toán:
Số lượng thiết bị chiếu sáng được lựa chọn đơn giản bằng cách chia số lượng yêu cầu cho giá trị quang thông
của từng thiết bị.

9. Kiểm tra khoảng cách giữa các thiết bị

Khi đã xác định được số lượng thiết bị chiếu sáng, các thiết bị này cần phải được bố trí đồng đều cho không gian.
Nói một cách rõ hơn là xác định hệ lưới lắp đặt các thiết bị dựa trên tổng số lượng.
Cuối cùng, cần phải đảm bảo khoảng cách giữa các thiết bị là hợp lý (không quá xa, không quá gần để tránh
chồng chéo). Nếu thiết bị lựa chọn là không hợp lý qua quá trình tính toán thì tiến hành chọn lại (dựa trên kinh
nghiệm thu được qua quá trình trính toàn này) và làm lại các bước từ 3 đến 9.
Kết hợp chiếu sáng nhân tạo và chiếu sáng tự nhiên
Về cơ bản, chiếu sáng nhân tạo phải được thiết kế để chiếu sáng không gian ngay cả khi không có ánh sáng tự
nhiên, do phần lớn các tòa nhà hoạt động vào cả buổi đêm. Tuy nhiên, chiếu sáng nhân tạo cũng cần có sự linh
động nhằm kết hợp với ánh sáng tự nhiên nhằm giảm mức năng lượng sử dụng trong khi vẫn đạt được hiệu quả
tiện nghi tối đa.
Để kết hợp ánh sáng nhân tạo và tự nhiên, sử dụng hệ thống điều khiển chiếu sáng nhằm giảm hoặc tắt không
sử dụng tùy theo điều kiện ánh sáng tự nhiên. Điều này có nghĩa là bên cạnh thiết bị và bố trí thì cần có các thiết
bị cảm ứng tốt và khu vực kiểm soát phù hợp.

Điều Chỉnh Chiếu Sáng, Ánh Sáng Tự Nhiên


Hệ thống điều chỉnh chiếu sáng nhân tạo và ánh sáng tự nhiên là hệ thống có chức năng điều chỉnh lượng ánh
sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo trong phòng dựa trên điều kiện độ sáng, mật độ người sử dụng và trong một
số trường hợp là dựa trên cả những yếu tố khác của không gian đó.
Hệ thống điều chỉnh tốt là khía cạnh vô cùng quan trọng cho cả hiệu quả chiếu sáng tự nhiên lẫn nhân tạo. Điều
này có thể giúp làm tăng hiệu quả thị giác lẫn mức tiện nghi nhiệt và giảm một cách đáng kể mức năng lượng sử
dụng. Ví dụ, chỉ tính riêng hệ thống điều khiển tắt đèn khi không có người sử dụng đã có thể mang lại hiệu quả
tiết kiệm năng lượng lên mức 38% cho văn phòng riêng, 50% cho phòng hội thảo và tới 58% cho không gian lớp
học.
Độ thành công của hệ thống điều chỉnh chiếu sáng được đánh giá dựa trên việc kiểm tra hiệu quả thị giác trong
phòng lúc có người sử dụng và qua giá trị đo lường mức năng lượng sử dụng cho chiếu sáng trong ngày hoặc
trong tháng với tiêu chí càng sử dụng ít năng lượng để đạt được hiệu quả tiện nghi nhìn càng tốt. Hệ thống điều
chỉnh chiếu sáng đồng thời cũng được đánh giá dựa trên độ bền và tiêu chí dễ sử dụng.

Điều chỉnh chiếu sáng


Giải pháp đơn giản nhất nhằm giảm năng lượng sử dụng bởi hệ thống chiếu sáng là tắt hệ thống đèn mỗi khi
không cần thiết. Có không ít người thường xuyên quên không tắt đèn mỗi khi rời phòng. Một giải pháp cho vấn đề
này là việc sử dụng hệ thống cảm biến người sử dụng – hệ thống có khả năng cảm nhận sự có mặt có người
trong phòng hay không thông qua cảm biến hồng ngoại hoặc cảm biến chuyển động bằng sóng siêu âm. Những
công tắc này phù hợp cho các không gian có người ra vào thường xuyên như văn phòng riêng, phòng vệ sinh,
khu vực kho và phòng hội thảo.
Cảm biến người sử dụng với công tắc kiểm soát thủ công
Hệ thống điều khiển chiếu sáng còn có thể giảm cường độ chiếu sáng của hệ thống ánh sáng nhân tạo trong
trường hợp có nhiều ánh sáng tự nhiên. Hệ thống dạng này có thể tiết kiệm được từ 20-60% năng lượng dùng
cho chiếu sáng. Để đáp ứng một cách thích hợp với điều kiện ánh sáng tự nhiên thay đổi trong ngày, những hệ
thống này cần sử dụng tới các cảm biến độ sáng được bố trí một cách hợp lý trong phòng. Những cảm biến này
có thể vận hành độc lập cho từng khu vực chiếu sáng khác nhau.
Cảm biến độ sáng của ánh sáng tự nhiên
Cảm biến người sử dụng và cảm biến độ sáng có thể được sử dụng là những công tắc đơn cho từng thiết bị
chiếu sáng hoặc cho cả hệ thống lớn hơn. Những hệ thống điều khiển chiếu sáng tối ưu nhất thường là sự kết
hợp giữa nhiều cảm biện và bộ xử lý thích hợp để điều khiển hệ thống đèn. Những hệ thống này thường có thể
tiết kiệm được 40% năng lượng cho chiếu sáng và đôi khi có thể hơn thế.

Điều chỉnh hệ thống che nắng


Ánh sáng tự nhiên có thể là nguồn chiếu sáng mang lại tiện nghi nhìn tốt cho không gian mà không cần sử dụng
tới năng lượng, tuy nhiên trong một số trường hợp, ánh sáng tự nhiên lại có thể lại quá sáng. Người sử dụng có
thể mở/đóng hoặc điều chỉnh rèm che, tuy nhiên chúng ta thường không sử dụng hệ thống che nắng theo đúng
cách, mang lại hiệu quả tốt nhất, nhất là trong các không gian chung.
Hệ thống màn và rèm che có gắn động cơ có thể được kiểm soát thông qua thiết bị hẹn giờ, cảm biến ánh sáng
hoặc thông qua các điều kiện khác. Chúng có thể đóng màn tại tường phía Tây lúc mặt trời lặn nhằm giảm độ
chói, hoặc nghiêng màn Venetian mức đóng 60% vào thời điểm sáng nhất trong ngày trong khi vẫn có thể mở
hoàn toàn trong thời điểm ánh sáng tự nhiên yếu hơn.

Một cảm biến độ sáng giúp phát hiện ánh sáng quá mức và hạ màn nhằm tránh hiện tượng chói
Hệ thống kiểm soát đơn giản và ít tốn kém nhất là sử dụng thiết bị hẹn giờ; các thiết bị tinh vi có thể được điều
chỉnh hệ thống màn che vào từng thời điểm khác nhau trong ngày trong suốt cả năm, tương ứng với sự thay đổi
về đường đi của mặt trời giữa mùa đông và mùa hè. Hệ thống điều chỉnh dựa trên cảm biến có thể đắt hơn
nhưng cũng điều chỉnh hợp lý hơn trong các ngày nhiều mây hoặc dưới tác động của bóng từ các công trình, cây
xanh lân cận.
Tương tự như hệ thống điều chỉnh ánh sáng, hệ thống điều chỉnh màn che có thể hoạt động đơn lẻ hoặc là một
phần của hệ thống lớn hơn. Việc sử dụng hệ thống lớn là hiệu quả nhất trong việc tối ưu hóa tiện nghi nhìn trong
khi giảm tối thiểu năng lượng sử dụng.

Điều chỉnh chiếu sáng cho tiện nghi nhiệt


Việc tiết kiệm năng lượng cho chiếu sáng cũng đồng nghĩa với giảm năng lượng cho hệ thống làm mát trong điều
kiện khí hậu nóng bởi vì mỗi Watt điện năng sử dụng bởi hệ thống chiếu sáng có thể tương ứng với một Watt
nhiệt cần phải làm mát. Một phần lý do là do tính kém hiệu quả của hệ thống chiếu sáng, phần còn lại là do hiện
tượng chuyển ánh sáng thành nhiệt khi nó được hấp thụ bởi các vật liệu. Chính vì thế việc giảm năng lượng sử
dụng cho chiếu sáng sẽ mang lại hiệu quả về mặt tiện nghi nhiệt thụ động.

Năng lượng chiếu sáng chuyển hóa thành nhiệt năng do tính kém hiệu quả và do hiện tượng hấp thụ ánh sáng
của vật liệu
Trong điều kiện khí hậu nóng, việc giảm mức tăng nhiệt bức xạ mặt trời trong buổi chiều có thể còn quan trọng
hơn là việc mang ánh sáng vào bên trong công trình. Ngay cả khi cửa sổ có hệ số hấp thụ nhiệt mặt trời thấp, nó
vẫn cho phép nhiệt từ mặt trời đi vào bên trong. Thiết bị màn che gắn động cơ có thể được sử dụng để giảm mức
tăng nhiệt không cần thiết và hệ màn che trong suốt còn có thể cho một lượng ánh sáng vừa đủ vào bên trong.
Trong điều kiện khí hậu lạnh với điều kiện ánh sáng mặt trời tốt, hệ chớp cách nhiệt có thể được mở trong ngày
nhằm đưa ánh sáng vào trong công trình qua lớp cửa có hệ số SHGC cao và đóng vào ban đêm để tránh mất
nhiệt qua chính cửa sổ đó.
Khi mức tiện nghi nhiệt là mục tiêu hàng đầu cho thiết bị che nắng, thực tế cho thấy thiết bị che nắng đặt bên
ngoài sẽ có hiệu quả hơn so với trường hợp đặt ở bên trong. Sở dĩ là do trong trường hợp đặt bên ngoài, các
thiết bị này sẽ ngăn hẳn nhiệt không vào bên trong công trình thay vì phản xạ lại chúng ra bên ngoài như trong
trường hợp chúng được đặt bên trong.
Thiết bị che nắng đặt bên ngoài cản nhiệt hiệu quả hơn so với thiết bị che nắng đặt bên trong

Thiết bị che nắng đặt bên trong cản được một lượng nhiệt nhất định nhưng vẫn còn có phần lớn nhiệt bị giữ lại
bên trong

Vận Hành, Bảo Dưỡng Hệ Thống Chiếu Sáng


Vận hành và bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng (O&M) là hoạt động nhằm giữ hệ thống chiếu sáng hoạt động ở
mức độ tối ưu nhất trong suốt vòng đời của công trình. Với vai trò là một nhà thiết kế, lựa chọn của bạn có thể tác
động tới việc sẽ dễ dàng hay khó khăn trong việc duy trì hệ thống chiếu sáng.
Thiết kế chiếu sáng chỉ tốt và có hiệu quả khi quá trình sử dụng hợp lý. Vận hành và bảo dưỡng một cách hợp lý
là điều cần thiết nhằm đảm bảo hệ thống chiếu sáng hoạt động theo đúng mục đích thiết kế ban đầu trong suốt
nhiều năm. Sao nhãng, lựa chọn thiết bị thay thế không hợp lý và hiểu biết không chính xác về hệ thống có thể
triệt tiêu toàn bộ tính tiên tiến, hiệu quả của một thiết kế chiếu sáng tốt.
Chất lượng của hoạt động vận hành và bảo dưỡng được đánh giá thông qua sự hoạt động của toàn bộ hệ thống.
Hệ thống cần phải phát ra lượng quang thông phù hợp cho từng không gian thích hợp trong khi vẫn sử dụng
năng lượng điện ở mức nhất định đã được đề ra trong thiết kế chiếu sáng của công trình. Các đơn vị nghiệm thu
thông thường sẽ thực hiện hoạt động đánh giá, kiểm tra này. Cùng với sự phát triển của công nghệ, hiệu quả
hoạt động của hệ thống thậm chí còn có thể được tăng hơn so với mức thiết kế ban đầu.

Chỉ dẫn vận hành


Quá trình thiết kế tốt có thể giúp đảm bảo quá trình vận hành và bảo dưỡng được diễn ra thuận lợi. Người thiết
kế chiếu sáng nên lập ra cuốn chỉ dẫn cho đội ngũ vận hành nhằm làm rõ mục đích của thiết kế chiếu sáng. Chỉ
dẫn vận hành cần có danh sách cho các hoạt động cũng như lịch bảo dưỡng, thay thế định kì và chỉ ra các đại
lượng cần được đo lường trong quá trình nghiệm thu cũng như độ thường xuyên cần phải tiến hành các hoạt
động đo lường.
Công trình xanh thông thường có hiện tượng không vận hành được như ý thiết kế. Nếu thiếu chỉ dẫn vận hành,
nhân sự vận hành sẽ phải khắc phục các sự cố thông qua việc phỏng đoán từng phần. Điều này không bao giờ
có thể hiệu quả bằng hướng tiếp cận toàn diện có thể được chỉ ra trong chỉ dẫn vận hành.

Thời gian biểu


Một phần quan trong của chỉ dẫn vận hành và bảo dưỡng là đưa ra lịch trình/thời gian biểu cho hoạt động lau
chùi thiết bị chiếu sáng, thay thế bóng đèn, đo mức năng lượng sử dụng và mức độ sáng của hệ thống. Việc đo
đạc hiệu quả hoạt động nên được tiến hành hàng tháng hoặc ít nhất là hàng quý nhằm mang lại cho người vận
hành đầy đủ dữ liệu để xem xét đâu là thời điểm hệ thống bắt đầu giảm khả năng vận hành.

Tính linh động


Khi người sử dụng tòa nhà lắp đặt các thiết bị theo ý riêng của họ, đây có thể là dấu hiệu cho thấy thiết kế chiếu
sáng có thể không hoạt động đúng như thiết kế hoặc không được thiết kế để thỏa mãn nhu cầu của người sử
dụng hiện tại. Việc có tính linh động để làm việc cùng người sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của họ trong khi vẫn
đảm bảo hiệu quả năng lượng. Điều này có thể đồng nghĩa với việc có những thay đổi trong thiết kế ban đầu
hoặc giúp người sử dụng có thể lựa chọn thiết bị hiệu quả cho nhu cầu sử dụng riêng của họ.
Lau chùi
Việc giữ cho đèn và thiết bị chiếu sáng sạch sẽ có thể là yếu tố quan trọng nhất trong việc giữ hiệu quả làm việc
cao cho hệ thống. Tuy nhiên, điều này lại thường xuyên bị bỏ quên. Tường, trần và các bề mặt được chiếu sáng
cũng cần phải được làm sạch thường xuyên bởi ánh sáng phản chiếu lên các bề mặt này đôi khi có thể quan
trọng không kém.
Lau chùi bóng đèn và thiết bị chiếu sáng bằng vải bông ẩm, mềm; bàn chải tĩnh điện mềm hoặc máy hút bụi công
suất thấp.

Thay thế
Bóng đèn nên được thay thế không chỉ lúc chúng bị hỏng mà nên theo lịch trình nhất định dựa trên độ giảm chất
lượng của bóng theo thời gian. Một vài loại bóng đèn có thể giảm tới 1/3 độ sáng ban đầu của nó chỉ trong vòng
vài năm.
Độ giảm độ sáng của một số loại bóng đèn theo thời gian
Khi thay thế bóng đèn, việc mua sắm số lượng lớn có thể giảm một cách đáng kể chi phí trong khi vẫn có được
sản phẩm cùng chất lượng. Việc thay thế định kì cho phép có thể thực hiện được điều này.
Ngoài ra, cần phải tiêu hủy các bóng cũ đã được thay thế mọt cách hợp lý bởi nhiều loại đèn huỳnh quang, đèn
phát điện có chứa thủy ngân. Các loại bóng này cần được xử lý cẩn thận nhằm tránh làm vỡ trong quá trình vận
chuyển và cần được vận chuyển đến các trung tâm tái chế.
Với sự phát triển của công nghệ, hoạt động thay thế có thể đồng nghĩa với một cơ hội nâng cấp hệ thống. Chỉ
dẫn vận hành và bảo dưỡng của hệ thống ban đầu cần phải được xem xét tới nhằm đảm bảo tính nhất quán về
mặt mục đích sử dụng trước và sau khi nâng cấp. Sử dụng các đề xuất dựa trên con số xác thực thông qua các
hoạt động như kiểm toán chiếu sáng để nâng cấp hệ thống. Ngoài ra, công nghệ bóng đèn mới thường đi kèm
với công nghệ thiết bị chiếu sáng mới, do đó khi thay thế hệ thống chiếu sáng cần phải xem xét chi phí lắp đặt với
mức năng lượng tiết kiệm được trong vòng đời sử dụng.

Hoạt động của hệ thống điều khiển chiếu sáng


Hệ thống điều khiển chiếu sáng thông thường hoạt động dựa trên các thiết bị hẹn giờ. Những thiết bị hẹn giờ này
cần được đặt để phù hợp với thời gian biểu hoạt động cho từng không gian riêng biệt. Những thời gian biểu này
thay đổi theo thời gian do người sử dụng thay đổi và do đó, lịch trình của hệ thống điều khiển cần phải được thay
thế cho phù hợp.
Điều khiển chiếu sáng thông qua cảm biến như cảm biến người sử dụng hoặc cảm biến độ sáng cần phải được
kiểm tra thường xuyên. Những cảm biến tắt hoặc bật đèn không đúng thời điểm thường được tắt đi bởi chính
người sử dụng, do đó chúng không còn có khả năng làm việc nhiệm vụ của mình.

Biểu đồ
Biểu đồ hệ thống chiếu sáng và đi dây cần phải được xây dựng và cập nhật thường xuyên nhằm đảm bảo tính dễ
hiểu cho hệ thống điều khiển chiếu sáng. Điều này không chỉ khiến việc tìm ra lỗi dễ dàng hơn mà còn giúp đưa
ra kế hoạch, lịch trình thay thế và giúp cho quá trình nâng cấp hệ thống.
Những biểu đồ này nên cần đề cập tới cả thiết bị chiếu sáng, cảm biến, thiết bị điều khiển và cách các thiết bị này
kết nối với nhau cũng như chỉ rõ ranh giới giữa các vùng có hệ thống điều khiển riêng biệt.
Kinh Nghiệm Chuyên Gia Trong Các Kiểu Chiếu Sáng Bên Trong Nhà

Chiếu sáng trực tiếp và định hướng

Chiếu sáng chung trực tiếp và định hướng (direct and aimed general lighting) cho độ rọi ngang đều trên mặt
phẳng làm việc. Kiến trúc căn phòng được nhìn thấy rõ ràng, người ta dễ dàng định hướng và làm việc trong đó.
Chiếu sáng trực tiếp cho tính tạo hình tốt và sự rực rỡ. Khi độ cao của phòng tăng, thì chùm sáng mỗi đèn tỏa
rộng và độ đồng đều trên mặt phẳng làm việc (mplv) cũng gia tăng. Ánh sáng trực tiếp cho phép nhận rõ hình
dạng và cấu tạo bề mặt. Tiện nghi thị giác tăng khi góc bảo vệ tăng. Một đacë điểm của chiếu sáng trực tiếp là
hiệu suất cao sử dụng năng lươnïg điện. Tuy nhiên tại mplv, cần phải xem xét chói lóa phản xạ.
Một số chuyên gia cho rằng chiếu sáng trực tiếp cho vùng trần và phần tường trên tối, mang tính trình diễn nhưng
tạo ra khó chịu do tương phản cao. Chiếu sáng trực tiếp thường được áp dụng cho các sảnh tòa nhà, văn phòng
điều hành, nhà hàng, và những không gian khác, khi người thiết kế muốn tạo một cảm giác chú ý. Theo quan
điểm này, các chuyên gia cho rằng chiếu sáng trực tiếp tạo ra mệt mỏi, không nên dùng chiếu sáng những không
gian làm việc.

Công trình tiêu biểu áp dụng chiếu sáng chung trực tiếp, định hướng: SÂN BAY QUỐC TẾ DUBAI

Chiếu sáng trực tiếp, khuếch tán (direct, diffuse lighting)


Chiếu sáng chung trực tiếp, khuếch tán (direct, diffuse general lighting) cho độ rọi ngang đều trên mplv, ngoài ra
còn cho ánh sáng dịu với ít bóng đổ và ít phản xạ. Chiếu sáng trực tiếp, khuyếch tán cho khả năng tạo hình yếu,
các hình dạng và cấu tạo bề mặt không được nhấn mạnh. Người ta ứng dụng đèn huỳnh quang để chiếu sáng
trực tiếp, khuếch tán, do đó hiệu quả năng lượng rất cao.
Chiếu sáng chung trực tiếp, khuếch tán được áp dụng cho : khu vực làm việc, phòng đa chức năng, nhà bảo
tàng, triển lãm, khu vực đi bộ
Nhóm chóa đèn dùng cho chiếu sáng trực tiếp, khuếch tán
Công trình tiêu biểu áp dụng chiếu sáng trực tiếp, khuếch tán:
Trung tâm hội nghị Valencia Prada, Milan

Chiếu sáng gián tiếp (indirect)


Chiếu sáng gián tiếp sử dụng một hoặc nhiều tấm trần, tường, hoặc mặt phẳng khác như là một vật phản xạ thứ
cấp. Sự chiếu sáng của các bề mặt như vậy làm rạng rỡ căn phòng hoặc khu vực lên, cho ta một ấn tượng không
gian rộng mở. Ánh sáng khuyếch tán cho ít bóng đổ, và yếu về mặt tạo hình. Chỉ dùng chiếu sáng gián tiếp sẽ
gây nên giảm sút sự phân biệt không gian. So sánh với chiếu sáng trực tiếp, người ta cần phải dùng một lượng
quang thông cao hơn đáng kể, để có được cùng mức độ rọi trên mặt phẳng làm việc, khi dùng chiếu sáng gián
tiếp. Vật phản xạ thứ cấp phải có hệ số phản xạ cao. Chiếu sáng gián tiếp tránh được hoàn toàn chói lóa trực tiếp
và chói lóa phản xạ. Điều kiện tiên quyết để có ánh sáng đều là phòng phải đủ cao. Các nguồn sáng gián tiếp
phải đặt cao hơn tầm mắt. Khoảng cách đến trần của các nguồn sáng tuỳ theo mức đều cần thiết của ánh sáng,
nhưng ít nhất phải là 0,8m. Chiếu sáng gián tiếp thích hợp với: khu vực làm việc, phòng đa chức năng, khu vực đi
bộ.
Các nhóm chóa đèn ưa dùng cho chiếu sáng gián tiếp:
Công trình tiêu biểu áp dụng chiếu sáng trực tiếp/ gián tiếp:
Trung Tâm Giáo Dục Người Lớn, Berlin – Reichstag
Một số chuyên gia cho rằng chiếu sáng gián tiếp tạo ra tiện nghi thị giác do ánh sáng dịu, ít tương phản làm cho
tâm lý người ta thấy không gian rộng hơn. Hầu hết các kiểu chiếu sáng gián tiếp dùng trần làm vật phản xạ, tuy
nhiên nếu không cho thêm chút ít ánh sáng trực tiếp, thì ánh sáng gián tiếp sẽ cảm thấy không gian quá ôn hòa
như một ngày nhiều mây. Chiếu sáng gián tiếp được xem như thích hợp cho những không gian trong đó người ta
phải làm việc lâu, dovậy nên thêm vào một ít chiếu sáng tại chỗ hay chiếu sáng định hướng để cho không gian
bớt tẻ nhạt thì chất lượng chiếu sáng sẽ tốt hơn.

Chiếu sáng trực tiếp và gián tiếp (direct and indirect)


Chiếu sáng chung trực tiếp và gián tiếp (direct/indirect general lighting) được xem như một kết hợp giữa chiếu
sáng trực tiếp và chiếu sáng gián tiếp nhắm vào mặt phẳng ngang làm việc. Trần và tường được sử dụng như
những mặt phẳng phản xạ. Sự chiếu sáng của các bề mặt như vậy làm rạng rỡ căn phòng hoặc khu vực lên, cho
ta một ấn tượng không gian rộng mở. Độ đồng đều của mplv cũng gia tăng và cảm giác chiều cao phòng cũng gia
tăng, cho cảm giác tiện nghi, thoải mái. Ánh sáng trực tiếp giúp nhận rõ các hình dạng và cấu trúc bề mặt, và tăng
tính hấp dẫn của không gian. Vật phản xạ thứ cấp cần có hệ số phản xạ cao. Độ đồng đều của trần tăng lên khi
đèn được đặt càng xa trần. Nên ứng dụng đèn huỳnh quang để có hiệu suất năng lượng. Chiếu sáng chung trực
tiếp/ gián tiếp thích hợp cho những khu vực làm việc, phòng đa chức năng, khu vực đi bộ.
Những nhóm chóa đèn ưa dùng cho chiếu sáng trực tiếp/ gián tiếp:

Chiếu sáng quét (washlighting)


Chiếu sáng quét (washlighting) là một kiểu chiếu sáng hướng – đối tượng, và liên quan đến kiến trúc, mục đích
chính là để nổi rõ tỷ lệ và các biên của phòng. Người ta dùng các đèn pha đối xứng để chiếu sáng quét các mặt
phẳng ngang, hay chiếu sáng chung trong khu vực trình diễn. Một đặc tính của các đèn pha không đối xứng la
phân bố cường độ sáng đồng đều trên các bề mặt.

Chiếu sáng quét đối xứng (symmetrical washlighting)


Công trình tiêu biểu áp dụng chiếu sáng trực tiếp/ gián tiếp:
Nhà Thờ Santa Ana, Las Palmas
Chiếu sáng quét đối xứng cho độ rọi đều trên đối tượng hoặc bề mặt. Đặc trưng của chiếu sáng quét la đồng đều
độ rọi cao, và ít thay đổi phân bố cường độ sáng. Những vùng cần được chiếu sáng của phòng được nhấn mạnh
với chiếu sáng quét.
Ánh sáng trực tiếp cho khả năng tạo hình tốt, nhận biết hình dạng và cấu trúc bề mặt tốt. Trong kiến trúc, chiếu
sáng quét được làm nền cho chiếu sáng điểm nhấn (accent lighting).
Người ta hay ứng dụng những đèn pha lắp trên ray, cho phép định vị linh động các chóa đèn. Chiếu sáng quét
phục vụ cho: triển lãm, bảo tàng, các khu vực thương mại và trình diễn, phòng đa chức năng

Chiếu sáng quét bất đối xứng (asymmetrical washlighting)


Chiếu sáng quét bất đối xứng (asymmetrical washlighting) được dùng chủ yếu để chiếu sáng các bề mặt. Chiếu
sáng quét các bức tường là công cụ chính của chiếu sáng kiến trúc. Độ rọi đứng nhấn mạnh các bức tường, hoặc
các biên khác của căn phòng, làm tăng vẻ trang trí. Những bức tường sáng chói làm cho kiến trúc to lớn hơn

Những chóa đèn dạng điểm làm cho tường sáng hơn, trong khi những chóa đèn dạng dài sẽ cho độ đồng đều
cao hơn. Với chiếu sáng quét bất đối xứng, các khu vực của phòng được xác định, làm tăng sự chú ý của người
quan sát. Chiếu sáng quét bất đối xứng cũng được dùng làm nền cho chiếu sáng điểm nhấn, hay được dùng để
taọ độ sáng môi trường cho nơi làm việc. Để đạt được phân bố cường độ sáng đồng đều, việc định vị các bộ đèn
là tối quan trọng.
Chiếu sáng quét bất đối xứng được áp dụng cho: triển lãm, bảo tàng, khu vực thương mại và trình diễn, phòng đa
chức năng. Nhưng nhóm chóa đèn thường dùng là: đèn chiếu điểm quét tường, đèn quét, đèn quét tường, đèn
chiếu lên, đèn chiếu biên

Công trình tiêu biểu áp dụng chiếu sáng trực tiếp/ gián tiếp:
Bảo Tàng Anh, London

Chiếu sáng điểm nhấn (accent lighting)

Chiếu sáng điểm nhấn làm nổi rõ nhấn mạnh vào các vật thể hay yếu tố kiến trúc đơn lẻ. Bằng cách chiếu sáng
này, có thẻ tạo ra một thang bậc thu hút sự chú ý cho mỗi tiết mục trong một tổng thể nhiều tiết mục được nhấn
mạnh.
Chiếu sáng nhấn cho phép nhận rõ các hình dạng và cấu trúc bề mặt. Ánh sáng tiêu tụ tạo ra bóng đổ rõ rệt và
tăng khả năng tạo hình cùng với độ sáng. Một tia hẹp độ sáng cao làm nổi bật một đối tượng với vùng cận xung
quanh, làm cho nó được nhấn mạnh riêng. Chiếu sáng điểm nhấn tạo những điểm chú ý và làm cải thiện năng
suất thị giác, tại nơi chưng bày cũng như tại nơi làm việc. Những cấu trúc và bề mặt vật thể được nhấn mạnh rõ
ràng bởi ánh sáng trực tiếp. Chiếu sáng điểm nhấn được áp dụng cho triển lãm, bảo tàng, khu vực thương mại và
trình diễn, nhà hàng ăn, quán cà phê, quầy bar, khu vực làm việc đặc biệt.
Công trình tiêu biểu áp dụng chiếu sáng trực tiếp/ gián tiếp:
Neue Wache, Berlin – Iglesia del Sagrado Corazón
Những nhóm chóa đèn ưa dùng:

 đèn chiếu điểm (spotlights)


 spotlight đường viền (contour spotlights)
 downlight định hướng (directional downlights)
 chóa đèn âm nền định hướng (directional recessed floor luminaires)
 đèn làm việc (task lights)

Chiếu sáng với đèn hình chiếu (projection lighting)

Đèn chiếu được dùng để chiếu các bảng hiệu, mô hình và hình ảnh, để tăng mức thông báo cho các thông tin
cảnh báo và quảng cáo. Những hiệu ứng lý thú có thể tạo ra với các gobos và kính lọc. Áp dụng chiếu sáng với
đèn chiếu cho triển lãm, bảo tàng, khu vực thương mại và trình diễn, nhà hàng ăn, café, quầy bar, khách sạn.
Chiếu sáng loại này cần đèn chiếu spotlight (spotlight projectors).
Công trình tiêu biểu áp dụng chiếu sáng trực tiếp/ gián tiếp:
Aragon Pavillon, Sevilla

Chiếu sáng dẫn hướng (orientation lighting)

Chiếu sáng dẫn hướng (orientation lighting) là chiếu sáng chỉ để cung cấp sự định hướng. Những bộ đèn xếp
theo dãy, làm nhiệm vụ tín hiệu dẫn hướng. Nhiệm vụ chiếu sáng của chúng chỉ là phụ, do đó chỉ cần độ rọi thấp.
Người ta sử dụng những đèn nho nhỏ với độ chói cao, để chúng nổi bật lên trong bối cảnh. Chiếu sáng dẫn
hướng cần thiết trong các tòa nhà phức tạp, để dẫn đường thoát nạn trong trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra nó còn
được áp dụng để làm nổi rõ đường nét kiến trúc, các bậc thang bộ, khu cấm, lối vào, lối đi, lối thoát nạn.
Công trình tiêu biểu áp dụng chiếu sáng trực tiếp/ gián tiếp:
Tòa Nhà Ánh Sáng Frankfurt
Các bộ chóa đèn ưa dùng:

 đèn quét nền (floor washlights)


 downlight lắp tường (wall-mounted downlights)
 chóa đèn âm nền (recessed floor luminaires)
 chóa đèn dẫn hướng (orientation luminaires)

Thuyết Minh Giải Pháp Công Nghệ Chiếu Sáng Khu Công Cộng
Chiếu sáng tiện nghi giờ không còn là một khái niệm chỉ quan tâm đến độ lux và tiện ích khi sử dụng. Mà quan
trọng hơn là làm sao để tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư. Một ví dụ về giải pháp sử dụng cảm biến cho khu vực
công cộng sau giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn.

Giải pháp kinh tế kỹ thuật


Thiết kế chiếu sáng sử dụng cảm biến để điều khiển thay vì sử dụng công tắc bật tắt bằng tay cho khu vực hành
lang, nhà vệ sinh …công cộng. Đây là một giải pháp kinh tế và tối ưu hiện nay bởi lẽ :
+ Tiết kiệm được 60 -70% việc sử dụng điện lãng phí khu công cộng với tòa nhà có 18 tầng cần thay thế tương
đương :
Đèn Huỳnh quang: 18*(18*3*18+13*14+6*8)*19*365*1.533*(0.6-0.7) = (138 triệu đến 161 triệu) mỗi năm.
Đèn led: 18*(19*3*9+9*14+3*8)*16*365*1.533*(0.6-0.7) = (64 triệu đến 75 triệu) mỗi năm.
Với tính chất của công trình chúng ta sử dụng cảm biến hồng ngoại và đèn led hoàng sa để thiết kế chiếu sáng,
điều khiển tự động
Hình ảnh tổng thể
Hình ảnh khu vực vệ sinh

Đèn sử dụng là đèn led hoàng sa

 Thông số kỹ thuật đèn tuýp T5


 Đèn led panel 9w và 3w
 Thông số kỹ thuật cảm biến

Nguyên lý hoạt động


Cảm biến EE805 có công suất điều khiển tối đa 1000w. Hoạt động trong vùng quét là 6m với chiều cao là 2.5m.
Trong vùng quét cảm biến, nhận dạng đối tượng nhờ chuyển động và bức xạ nhiệt do đối tượng phát ra khi đối
tượng bước vào vùng tác động. Cảm ứng sẽ tác động làm mạch đèn chiếu sáng thông mạch đèn sáng. Khi đối
tượng bước ra ngoài vùng tác động cảm biến. Nếu chúng ta cài đặt thời gian trễ sau một khoảng thời gian trễ T(s)
đèn sẽ tắt.

Lựa Chọn Phương Pháp Điều Khiển Chiếu Sáng Cho Khu Công Cộng (TT
Thương Mại, Sảnh, Hàng Lang…)
Khi thiết kế chiếu sáng cho khu công cộng chúng ta hay mắc phải vấn đề là:
Điều khiển chiếu sáng qua hình thức nào?

 Bật tắt công tác? Cách này xem có vẻ không hiệu quả bởi một sàn công cộng rất rộng công
tác bố trí ở đâu ? lỡ sau này nhiều gian hàng cho thuê tách riêng ra rất khó.
 Bật tắt aptomat trong tủ (bằng tay ), bật tắt tự động sử dụng timer 24h?

Cách này sẽ hợp lý và được xem là phương pháp điều khiển ưu việt bay giờ.
Hãy xem sơ đồ điều khiển chiếu sáng cho 1 tủ điều sáng bạn sẽ thấy:
Đó là một giải pháp thiết kế hiệu quả.
Bởi lẽ:
Các lộ chiếu sáng được kéo vẽ contactor trong tủ điện, cuộn hút của contactor được điều khiển bởi
rơle thời gian (0-24h) rơ le này sẽ bật tắt chiếu sáng ở các khung giờ khác nhau nó phù hợp với
việc chúng ta có thể giảm anh sáng những khung giờ vào ban đêm, hoặc mùa hè… mà không cần
phải sử dụng hệ thống BMS hay đi lên từng khu vực để bật tắt.
Như vậy nó đạt được các tiêu chí như:

 Tiết kiệm năng lượng.


 Không tốn kém về tài chính quá nhiều vì chỉ cần lắp thêm cotactor và rơle thời gian.
 Không tốn quá nhiều công sức để vận hành.
 An toàn vì nếu điều khiển bằng tay sẽ phải bật tắt aptomat liên tục mỗi ngày cũng sẽ gây
nguy hiểm nếu hệ thống tiếp địa an toàn không đảm bảo và dòng dò lớn hơn 30Ma.

4 Bước Triển Khai Thiết Kế Chiếu Sáng, Ổ Cắm

Bước 1: Chọn hãng, loại đèn

 Căn cứ vào độ rọi yêu cầu:


 Chủ đầu tư yêu cầu
 Tra tiêu chuẩn 7114 – 1,3 – 2008

Bước 2: Chọn độ rọi và độ lóa

 Chọn đèn: TVTK kết hợp chủ đầu tư để thống nhất đèn
 TVTK đề suất một số giải pháp yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn.
o Đèn Led
o Đèn Huỳnh quang

 Chủng loại bóng: cao áp (hight bay, đèn pha)


 Hạ áp: huỳnh quang ống (T3, T5, T8, T10)
 Compact ( xoắn, chữ U)
 Chóa đèn(phụ thuộc phương pháp lắp đặt): gắn nổi, âm trần, gắn tường
 Một số chóa đèn hay sử dụng các khu vực
 Chóa đèn âm trần phản quang: lắp đặt cho khu vực văn phòng có trần giả (office, phòng họp, showroom,
kho, nhà ăn…)
 Chóa đèn downlight: kiểu đứng- khe trần cao
 Kiểu ngang – khe trần hẹp
 (sử dụng cho các khu phòng khách, căn hộ, hành lang..)
 Đèn gắn nổi: loại có chóa- phù hợp các dây chuyền sản xuất may, điện tử, công nghiệp chế biến hủy hải
sản.
 Loại gắn trên trần giả: V-shape, traft type, đèn thường
 Loại ốp trần bê tông: đèn ốp trần

Bước 3: Tính số lượng đèn


n (bộ đèn) x Фbộ đèn=(Etc*S*K)/U
Trong đó

 Фbộ đèn: quang thông của bộ đèn được chọn


 S: diện tích của phòng cần tính
 K: hệ số bù quang thông
 U: hệ số lợi dụng quang thông % quang thong được dung cho mục đích làm việc

a, Đèn sợi đốt K=1.3


b, Đèn huỳnh quang K=1.5
c, Đèn Led K=1.1

 Phần mềm ứng dụng: excel, revit, dialux, relux

Bước 4: Bố trí đèn

 Tính công suất cho một bộ đèn: Ptt = Kpt*Kdt*Ku*∑Pdm


o Kpt = 1
o Kdt = 1
o Ku = 1

Pdm = Pbóng đèn + P bộ khởi động(balas) = p bóng đèn + ¼ P bóng đèn + 1.25P bóng đèn.

 Itt = Ptt/U *cosФ


o U = 220
o CosФ = 0.8

Bố trí đèn
Tiêu chuẩn 394 : 2007 quy định lộ đèn tối thiểu dung dây S = 1.5 mm2 <> Idm = 14A
Kinh nghiệm: S>= Itt/(4÷5)
Khi đoạn dây quá dài phải kiểm tra tổn thất điện áp
∆U% ≤ 3%
∆U% = ∆U*100%/U = 2Itt*L*(¥0cosФ + ¥0SinФ)*100% / U.
20/1/2016

Thiết kế ổ cắm
Có 2 loại: ổ cắm chống nước ( IP ≥55) và ổ cắm thường (IP ≤ 54)
Ngoài ra còn có thể phân loại theo sô cực, phương pháp lắp đặt

 Loại ổ đơn: Loaị âm tường, loại âm sàn, loại gắn nổi, loại 1 pha, loại 3 pha, loai 16A, 20A, 32A

Pđặt = 150w <> 180VA

 Loại ổ đôi:

Tương tự ổ đơn
Ký hiệu 1P+1N+1E; 2P+N+E: P+N+E; P+N

Tính toán số lượng ổ cắm


Có 2 phương pháp tính:
Nếu biết công suất thiết bị bố trí tại vị trí cần có ổ cắm
Số lượng ổ cắm = số lượng thiết bị x 1,1
Công suất ổ cắm phụ thuộc công suất thiết bị

You might also like