You are on page 1of 76

Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP


PEPTIT VÀ PROTENIN

om
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

l.c
Trong năm học 2015-2016 và 2016-2017 tôi được phân công giảng dạy lớp
các lớp 12 cơ bản và 12 ban B, trong đó học sinh lớp 12A3 ban B đa số có học lực

ai
khá tốt môn hóa và có động cơ học tập tích cực. Chuyên đề peptit – protein là

gm
chuyên đề khá mới ở bậc phổ thông, đọc sách giáo khoa xong ta rất khó tổng hợp
được kiến thức và vận dụng để giải bài tập và đặc biệt trong các đề thi quốc gia

s@
các năm gần đây và học sinh khi gặp các câu hỏi phần này đều có tâm lý sợ vấn đề
này đề này bởi vì các em chưa đi sâu vào bản chất. Do đó các em sẽ rất khó khăn

es
khi gặp bài tập peptit-protein. Vì vậy nếu không hiểu bản chất sâu sắc thì các em

in
rất khó để giải quyết được.

us
Trên tinh đó tôi viết chuyên đề “phương pháp giải bài tập của peptit-protein”
nhằm giúp các em khắc phục các khó khăn trên và tự tin khi xử lí các câu hỏi về

nb
peptit-protein.

ho
Đề tài chỉ xuất phát từ sự khó khăn của học sinh và bản thân cũng muốn tổng
yn
hợp, bổ sung để cho công việc giảng dạy ngày càng đạt hiệu quả cao. Rất mong
các đồng nghiệp đọc, góp ý và bổ sung thêm để vấn đề ngày càng được đầy đủ dễ
qu
hiểu làm tài liệu cho các em trong học tập. Xin chân thành cám ơn quý thầy cô.
em

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà
trường, tổ chuyên môn và các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
k
ay

Đây là những kinh nghiệm rút ra của cá nhân tôi. Tôi rất mong được sự đóng
góp ý kiến của hội đồng khoa học nhà trường, các đồng nghiệp và Ban giám hiệu
:d

nhà trường giúp tôi có được phương pháp dạy học phần này tốt hơn.
o ok
eb
F
D
-P
er
rd
lO
ai
Em

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 1


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải

II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


Hiện nay trong chương trình hóa học số tiết để giải bài tập rất ít, trong các
giờ luyện tập, giáo viên chỉ ôn tập kiến thức về lí thuyết và hướng dẫn các em giải
một số bài tập sách giáo khoa, mặc dù nhiều tài liệu cũng có đưa ra các bài tập trắc

om
nghiệm và có thể cả lời giải, nhưng thường hạn chế ở một số ít dạng bài tập. Do
đó các em không có được kiến thức giải cơ bản, áp dụng các công thức tính nhanh

l.c
mà không hiểu vần đề nên khá rời rạc, giải sai và không kiểm soát hệ thống kiến

ai
thức mà mình đã học được. Do đó, việc phân loại và hướng dẫn cách giải các dạng

gm
bài tập nói chung và phần về peptit-protein nói riêng là rất cần thiết, giúp học sinh
biết phân dạng và nắm phương pháp giải, từ đó có thể tự ôn luyện kiến thức và

s@
vận dụng kiến thức để giải các bài tập và đạt được điểm cao trong các kỳ thi.
Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:

es
- Trình bày một số dạng bài tập về peptit-protein; hướng dẫn giải chúng

in
bằng phương pháp ngắn gọn, dễ hiểu.

us
- Học sinh nắm được cách phân loại và phương pháp giải một số dạng bài

nb
tập trắc nghiệm về peptit-protein, giúp các em có thể chủ động phân loại và vận
dụng các cách giải để nhanh chóng giải các bài toán trắc nghiệm mà không còn bỡ

ho
ngỡ như trước đây. Qua đó sẽ góp phần phát triển tư duy, nâng cao tính sáng tạo
yn
và tạo hứng thú học tập môn Hóa học của học sinh.
qu
Đề tài này dựa trên cơ sở:
em

- Những bài tập thuộc về peptit-protein.


- Để giải bài tập về peptit-protein, ta thường kết hợp các phương pháp: Bảo
k

toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố, phương pháp tăng giảm khối lượng...
ay

Khi giảng dạy ở lớp 12, tôi thấy nhiều em học sinh gặp khó khăn trong việc
:d

phân loại và giải các bài tập phần này. Để giúp các em có thể giải được các bài tập
ok

phần này, tôi đề xuất phương pháp giải giúp các em phân loại được bài tập về
peptit-protein. Đó là:
o
eb

“Phương pháp giải bài tập peptit-protein”


F
D
-P
er
rd
lO
ai
Em

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 2


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP


+ Chuyên đề này được áp dụng thực hiện tại các lớp 12 theo khối A, B học
kỳ I, năm học 2015-2016 và 2016-2017, vào các tiết luyện tập, tăng tiết, ôn tập học
kỳ I.

om
+ Chuyên đề được chia thành 5 dạng bài tập cụ thể:

l.c
- Dạng 1: Một số phương pháp giải bài tập lý thuyết peptit-protein:

ai
+ Danh pháp peptit.

gm
+ Đồng phân và cấu tạo peptit.

s@
+ Tính chất peptit-protein.
- Dạng 2: Phương pháp giải thủy phân peptit trong nước có xúc tác axit.

es
- Dạng 3: Phương pháp giải thủy phân peptit trong dung dịch kiềm.

in
- Dạng 4: Phương pháp giải thủy phân peptit trong dung dịch axit.

us
- Dạng 5: Phương pháp giải đốt cháy peptit và muối của nó.

nb
* Mỗi dạng đều có ba phần:

ho
Phần 1: Tóm tắt phương pháp giải.
yn
Phần 2: Bài tập minh họa: Đưa ra hệ thống những bài tập từ cơ bản đến
qu
nâng cao, đồng thời hướng dẫn giải cho các dạng đó với phương pháp ngắn gọn và
dễ nhớ.
em

Phần 3: Phần bài tập vận dụng cho các dạng: Cung cấp hệ thống bài tập
k

từ dễ đến khó nhằm giúp các em tự ôn luyện và vận dụng, qua đó giúp các em nhớ
ay

và nắm chắc phương pháp giải hơn.


:d

--------------------------------
o ok
eb
F
D
-P
er
rd
lO
ai
Em

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 3


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải

DẠNG 1. MỘT SỐ BÀI TẬP LÝ THUYẾT PEPTIT-PROTEIN


Phần 1. Lý thuyết.
A. PEPTIT

om
I- KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI

l.c
1. Khái niệm

ai
Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α - amino axit được gọi
là liên kết peptit.

gm
Thí dụ: đipeptit: glyxy-lalanin

s@
es
in
Khi thủy phân đến cùng các peptit thì thu được hỗn hợp có từ 2 đến 50 phân

us
tử α - amino axit .

nb
Lưu ý: Nilon-6 cũng có liên kết -CO-NH- nhưng liên kết đó gọi là liên kết amit
không thuộc loại peptit.

ho
2 . Phân loại yn
Các peptit được chia làm 2 loại
qu

a) Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit và được gọi
em

tương ứng là đipeptit, tripeptit, tetrapeptit... đecapeptit.


b) Polipeptit gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α-amino axit. Popipeptit là cơ
k
ay

sở tạo nên protein


:d

II- CẤU TẠO, ĐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁP


1. Cấu tạo
ok

Phân tử peptit hợp thành từ các gốc α - amino axit nối với nhau bởi liên kết
o
eb

peptit theo một trật tự nhất định: amino axit đầu N còn nhóm NH2, amino axit đầu
C của nhóm COOH.
F

2. Danh pháp, đồng phân:


D

a. Đồng phân: Mỗi phân tử được xác định bằng một trật tự amino axit nhất định,
-P

thay đổi trật tự sẽ thành chất khác.


er

b. Danh pháp: Đọc ghép tên các amino axit tạo peptit
rd

VÍ DỤ:
lO
ai
Em

Glyxyl-Alanyl-Tyrosin ( hay Gly-Ala-Tyr)


Lưu ý:

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 4


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
- Số lượng peptit chứa n gốc α-amino axit (có thể trùng nhau) từ a phân tử α-
amino axit (n ≥ a) là an
- Số phân tử α-amino axit tạo peptit = số liên kết peptit +1.
- Từ n phân tử α-amino axit khác nhau thì có n! đồng phân peptit (peptit chứa n

om
n!
gốc α-amino axit khác nhau). Nếu có b cặp giống nhau thì chỉ còn lại đồng

l.c
2b
phân.

ai
- Từ n phân tử α-amino axit khác nhau thì có n2 số peptit được tạo thành.

gm
III- TÍNH CHẤT

s@
1. Tính chất vật lí
Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và đa số dễ tan trong

es
nước.

in
2. Tính chất hóa học

us
a) Phản ứng màu biure

nb
Các chất có từ hai liên kết peptit trở lên hoà tan được Cu(OH)2 và thu được

ho
phức chất có màu tím đặc trưng.
yn
Đipeptit chỉ có một liên kết peptit nên không có phản ứng này.
qu
b) Phản ứng thủy phân
Khi đun nóng dung dịch peptit với nước có xúc tác axit, sẽ thu được hỗn hợp
em

các peptit ngắn hơn và khi thủy phân hoàn toàn thì được α- amino axit.
k

c) Phản ứng cháy


ay

(6n − 3x)
CnH2n+2-xOx+1Nx + O2 → nCO2 + (n+1-0,5x) H2O + 0,5x N2
:d

4
ok

B – PROTEIN
o

Protein là thành phần không thể thiếu của tất cả các cơ thể sinh vật, nó là cơ
eb

sở của sự sống. Không những thế, protein còn là một loại thức ăn chính của con
người và nhiều loại động vật dưới dạng thịt, cá, trứng,...
F

I- KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI


D
-P

Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến
vài triệu, có vai trò là nền tảng về cấu trúc và chức măng của mọi cơ thể sống.
er
rd

Protein được phân thành 2 loại:


lO

- Protein đơn giản là những protein được tạo thành chỉ từ các gốc α - amino
axit ( hơn 50 gốc).
ai

- Protein phức tạp là những protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng
Em

với thành phần “phi protein”, như axit nucleic, lipit, cacbohiđrat,...
II- TÍNH CHẤT CỦA PROTEIN
1. Tính chất vật lí

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 5


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Dạng tồn tại
Protein tồn tại ở hai dạng chính: Dạng hình sợi và dạng hình cầu. Dạng protein
hình sợi như keratin của tóc, móng, sừng; miozin của cơ bắp, fibroin của tơ tằm,
mạng nhện. Dạng protein hình cầu như anbumin của lòng trứng trắng, hemoglobin

om
của máu.
Tính tan: Protein hình sợi hoàn toàn không tan trong nước trong khi protein

l.c
hình cầu tan trong nước.

ai
Sự đông tụ: Khi đun nóng hoặc cho axit, bazơ hay một số muối vào dung dịch

gm
protein, protein sẽ đông tụ lại. Ta gọi đó là sự đông tụ protein.

s@
2. Tính chất hóa học
a) Phản ứng thủy phân

es
Khi đun nóng protein với dung dịch axit, dung dịch bazơ hoặc nhờ xúc tác

in
của enzim, các liên kết peptit trong phân tử protein bị phân cắt dần, tạo thành các

us
chuỗi polipeptit và cuối cùng thành hỗn hợp các α - amino axit.

nb
b) Phản ứng màu

ho
Protein có một số phản ứng màu đặc trưng
Phản ứng với Cu(OH)2 (phản ứng biure) Cu(OH)2 (tạo ra từ phản ứng CuSO4
yn
+ NaOH) đã phản ứng với hai nhóm peptit (CO – NH) cho sản phẩm có màu tím.
qu

Phản ứng với HNO3 đặc Hiện tượng: Có kết tủa màu vàng.
em

NO2
OH + 2HNO3 OH + 2H2O
k
ay

NO2
:d
ok

Phần 2. Bài tập minh họa.


o

Câu 1: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit ?


eb

A. H2N- CH2CH2CONH-CH2CH2COOH.
F

B. H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH.
D

C. H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH.
-P

D. H2N-CH2CH2CONH-CH2COOH.
er
rd

Hướng dẫn giải


lO

Chất đáp án A, D tồn tại các mắt xích không phải α-amino axit. Đáp án C có 3 mắt
xích nên không thuộc loại đipeptit.
ai

Chọn B: H 2 N − CH 2 CO − NH − CH ( CH 3 ) − COOH
Em

  
Glyxyl Alanin

Câu 2. Khi thủy phân tripeptit H2N-CH(CH3)CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH


sẽ tạo ra các amino axit.

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 6


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
A. H2NCH2COOH và CH3CH(NH2)COOH.
B. CH3CH(NH2)CH2COOH và H2NCH2COOH.
C. H2NCH2CH(CH3)COOH và H2NCH2COOH.

om
D. H2NCH(CH3)COOH và H2NCH(NH2)COOH.
Hướng dẫn giải

l.c
Chất đáp án A là Ala-Gly-Glyxin. Nên khi thủy phân hoàn toàn chỉ thu

ai
được 2 loại a.a là Glyxin và Alanin.

gm
Chọn A. H 2 N − CH ( CH 3 ) CO − NH − CH 2 − CO − NH − CH 2 − COOH

s@
  
Alanyl Glyxyl Glyxin

es
Câu 3. Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin(Gly), 1

in
mol alanin(Ala), 1 mol valin(Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không

us
hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu

nb
được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là:
A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val. B. Gly-Gly-Ala-Val-Phe.

ho
C. Gly-Ala-Val-Val-Phe. yn D. Gly-Ala-Val-Phe-Gly.
Hướng dẫn giải
qu

Chất đáp án A không có đoạn Gly-Ala-Val (loại)


em

Chất đáp án B có đoạn Gly-Gly (loại)


k

Chất đáp án C chỉ có 1 Gly (loại)


ay

Nên chọn D là thỏa mãn.


:d
ok

Câu 3. Số chất đipeptit tối đa tạo thành từ hỗn hợp glyxin và alanin là
o

A. 3 chất. B. 8 chất. C. 2 chất. D. 4 chất.


eb

Hướng dẫn giải


F

Cách 1: Liệt kê
D
-P

Các đipeptit là: Gly-Ala; Ala-Gly; Gly-Gly; Ala-Ala.


er

Cách 2: Dùng xác suất thống kê:


rd

Số đipeptit tối đa là: 22=4. chọn D.


lO

Nhận xét: Cách 1 nhiều học sinh chọn C và không để ý trường hợp 2 α-aa
có thể giống nhau.
ai
Em

Cách 2 ta có thể xếp x α-aa vào n vị trí khác nhau của chuỗi n peptit.
Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí n Số chất n-peptit tối đa
Các gốc có thể giống nhau x cách x cách x cách xn

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 7


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Câu 4. Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) mà khi thủy phân hoàn toàn thu được hỗn
hợp 3 amino axit: glyxin, alanin và phenylalanin?
A. 3 chất. B. 9 chất. C. 4 chất. D. 6 chất.

om
Hướng dẫn giải
Cách 1: Liệt kê.Các tripeptit là:

l.c
Gly-Ala-Val; Gly-Val-Ala; Ala-Gly-Val; Ala-Val-Gly; Val-Gly-Ala; Val-Ala-Gly

ai
Cách 2: Dùng xác suất thống kê

gm
Số tripeptit tối đa là: 3!=6. chọn D.

s@
Nhận xét: Cách 1 khó khả thi khi số mắt xích nhiều nên dễ thiếu sót.
Cách 2 ta có thể xếp x α-aa vào n vị trí khác nhau của chuỗi n peptit.

es
Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí n Số chất n-peptit tối đa

in
us
Các gốc khác nhau x cách x-1 cách 1 cách x!

nb
Câu 5. Có bao nhiêu tetrapeptit (mạch hở) mà khi thủy phân hoàn toàn 1 mol

ho
tetrapeptit thu được hỗn hợp: 2 mol glyxin 1mol alanin và1 mol phenylalanin?
yn
A. 10 chất. B. 12 chất. C. 18 chất. D. 24 chất.
qu

Hướng dẫn giải


em

Cách 1: Trong peptit có 2Gly, 1 Ala và 1 Phe.


k
ay

Ta xếp các a.a vào 4 ô trống


:d

Chọn 1 ô để đặt Ala có 4 cách


ok

Chọn 1 ô để đặt Phe có 3 cách


o

Còn 2 ô chọn 2 ô để đặt 2 Gly có C22 = 1 cách


eb

Số tetrapeptit tối đa là: 4.3. C22 = 12. chọn B


F
D

Cách 2: Xét 4 loại a.a: Glya; Glyb; Ala; Phe thì có 4! Cách. Vì Glya ≡ Glyb nên có
-P

2! Peptit bị lặp.
er

4!
Số đipeptit tối đa là: = 12. chọn B.
rd

2!
lO

Nhận xét: Cách liệt kê không khả thi khi số mắt xích khá nhiều.
n!
ai

Số n-peptit tối đa để sinh ra x loại a.a (trong đó có y cặp giống nhau) là: .
2y
Em

Phần 3: Bài tập vận dụng dạng 1


Câu 1. Tripeptit là hợp chất
A. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit.
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 8
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau.
C. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.
D. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau.

om
Câu 2. Số đồng phân đipeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 1 phân tử alanin là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

l.c
Câu 3. Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất

ai
xúc tác thích hợp là

gm
A. α-amino axit. B. este. C. axit cacboxylic. D. β-amino axit.

s@
Câu 4. Tên gọi nào sau đây phù hợp với peptit có CTCT:
H2NCH2CONHCH(CH3)CONHCH2COOH ?

es
A. glyxyl -alanyl-glyxin. B. alanyl-glyxyl-alanin

in
C. alanyl-alanyl-glyxin. D. glyxyl-glyxyl- alanin.

us
Câu 5. Phát biểu nào dưới đây về protein là không đúng?

nb
A. Protein là những polipeptit cao phân tử (phân tử khối từ vài chục ngàn đến

ho
vài triệu đvC)
yn
B. Protein có vai trò là nền tảng về cấu trúc và chức năng của mọi sự sống
qu
C. Protein phức tạp là những protein được tạo thành từ protein đơn giản và
lipit, gluxit, axit nucleic,..
em

D. Protein đơn giản là những protein được tạo thành chỉ từ các gốc α- và β-
k

amino axit
ay

Câu 6. Số tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin, 1 phân tử alanin và 1 phân tử


:d

valin.
ok

A. 8 chất B. 9 chất C. 16 chất D. 27 chất


Câu 7. Protein phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trung là:
o
eb

A. màu da cam B. màu vàng C. Màu tím D. màu đỏ


F

Câu 8. Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ?


D

A. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.
-P

B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
er

C. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH
rd

D. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.
lO

Câu 9. Khi thủy phân tripeptit H2N -CH(CH3)CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH


ai

sẽ tạo ra các amino axit


Em

A. H2NCH2COOH và CH3CH(NH2)COOH.
B. CH3CH(NH2)CH2COOH và H2NCH2COOH.
C. H2NCH2CH(CH3)COOH và H2NCH2COOH.

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 9


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
D. H2NCH(CH3)COOH và H2NCH(NH2)COOH.
Câu 10. Một trong những quan điểm khác nhau giữa protein so với lipit và
cacbohidrat là:
A. protein luôn là chất hữu cơ no. B. protein luôn chứa chức ancol (-OH).

om
C. protein có phân tử khối lớn hơn. D. protein luôn chứa nitơ.

l.c
Câu 11. Số chất tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 1 phân tử alanin là

ai
A. 3 chất. B. 8 chất. C. 5 chất. D. 4 chất.

gm
Câu 12. Sự kết tủa protit bằng nhiệt được gọi là

s@
A. sự đông tụ B. sự ngưng tụ C. sự phân huỷ D. sự trùng ngưng
Câu 13. Có bao nhiêu tripeptit mà phân tử chứa 3 gốc amino axit khác nhau?

es
A. 8 chất. B. 3 chất. C. 5 chất. D. 6 chất.

in
Câu 14. Phân biệt Gly-Ala với Gly-Gly-Ala dùng hóa chất nào sau đây:

us
A. Br2 B. NaOH C. Cu(OH)2 D. AgNO3

nb
Câu 15. Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra mấy chất đipeptit ?

ho
A. 4 chất. B. 3 chất. C. 1 chất. D. 2 chất.
yn
Câu 16. Phân biệt đipeptit với các peptit khác dùng hóa chất nào sau đây:
qu
A. AgNO3 B. Cu(OH)2 C. NaOH D. Br2
em

Câu 17. Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit ?
A. H2N- CH2CH2CONH-CH2CH2COOH.
k
ay

B. H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH.
:d

C. H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH.
ok

D. H2N-CH2CH2CONH-CH2COOH.
o
eb

Đáp án tham khảo


F

1A 2D 3A 4A 5D 6D 7C 8B 9A 10D
D

11B 12A 13D 14C 15A 16B 17B


-P
er

---------------------------
rd
lO
ai
Em

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 10


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải

DẠNG 2. PHƯƠNG PHÁP GIẢI THỦY PHÂN PEPTIT TRONG NƯỚC CÓ


XÚC TÁC AXIT
Phần 1. Về lí thuyết và phương pháp giải.

om
- Về lí thuyết
Tính chất: Tác dụng với nước trong môi trường axit:

l.c
+
Peptit(x) + (x-1) H2O 
H
→ x α- Amino axit (1)

ai
gm
- Phương pháp giải.
+ Từ phương trình (1) ta rút ra:

s@
n peptit + n H 2O = n Aminoaxit ; m peptit + m H 2O = m Aminoaxit

es
n Aminoaxit
Số chỉ peptit : x =

in
n peptit

us
Số mol nguyên tố N hoặc các mắt xích được bảo toàn.

nb
+ Phải nắm chắc cấu tạo và M của các Amino axit sau

ho
Công thức M Tên thường Kí hiệu
C H 2 − COOH
yn
| 75 Glyxin Gly
qu
NH 2
em

CH 3 − C H − COOH
| 89 Alanin Ala
NH 2
k
ay

CH 3 − C H – C H − COOH
| | 117 Valin Val
:d

CH 3 NH 2
ok

H 2 N − ( CH 2 )4 − C H − COOH
| 146 Lysin Lys
NH 2
o
eb

HOOC − ( CH 2 )2 C H − COOH Axit


| 147 Glu
F

NH 2 glutamic
D

C6 H 5 − CH 2 − C H − CH 3
-P

| 165 Phenylalanin Phe


NH 2
er
rd

HO CH2 CH COOH
181 Tyrosin Tyr
lO

NH2
ai
Em

Phần 2. Bài tập minh họa.


Câu 1: Thủy phân hết m gam tripeptit : Gly-Gly-Gly thu được hỗn hợp gồm 13,5
gam Gly và 15,84 gam Gly-Gly. Giá trị m là ?
A. 26,24. B. 29,34. C. 22,86. D. 23,94.
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 11
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Hướng dẫn giải
Tính số mol các sản phẩm :
13,5 15,84
n Gly = = 0,18 mol. ; n Gly −Gly = = 0,12 mol .

om
75 132
Cách 1 : Phương trình thủy phân:

l.c
Gly − Gly – Gly → 3Gly

ai
a ( mol ) 3a ( mol )

gm
Gly − Gly − Gly → Gly − Gly + Gly

s@
b ( mol ) b ( mol ) b ( mol )

es
3a + b = 0,18 a = 0,02
 ⇒
b = 0,12  b = 0,12

in

us
Tổng số mol Gly-Gly-Gly là : 0,02+ 0,12= 0,14 (mol)

nb
⇒ m = 0,14x(75x3-18x2)= 26,46 gam.

ho
Cách 2: Bảo toàn mol nguyên tố N hoặc bảo toàn mol mắt xích Ala ta được:
3n Ala = ( 1.0,18 + 2.0,12 ) = 0, 42 ( mol ) ⇒ n Ala = 0,14 ( mol )
yn
qu
mpeptit ban đầu= 0,14.(75.3-18.2) = 26,24 gam. Chọn Đáp án A.
em

Câu 2: Cho X là hecxapeptit, Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là Gly-Ala-Gly-Glu.


k

Thủy phân hoàn toàn X và Y thì thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam Glyxin
ay

và 28,48 gam Alanin. Giá trị của m là?


:d

A. 77,6 gam B. 83,2 gam C. 87,4 gam D. 73,4 gam


ok

Hướng dẫn giải


o

28,48 30
eb

Đề cho n Ala = = 0,32 mol; n Gly = = 0,4 mol .


89 75
F

Gọi a,b là số mol X, Y


D

 X :(A 2 V2 G 2 ) a mol + H 2O  n Ala = 2 a + b = 0,32 mol a = 0,12 mol


-P

  → ⇒
 Y :(AG 2 Glu) b mol  n Gly = 2 a + 2b = 0,4 mol  b = 0,08 mol
er
rd

mpeptit = 0,12.(75.2+89.2+117.2-5.18) + 0,08.(75.2+89+147-3.18)=83,2 gam


lO

Vậy ⇒ Đáp án B.
ai

Câu 3: Hỗn hợp X gồm 3 peptit Y, Z, T đều mạch hở có tỉ lệ số mol tương ứng là
Em

1:1:3. Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 14,24 gam
Alalin và 8,19 gam Valin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của 3 peptit
trong X nhỏ hơn 10. Giá trị của m là:
A. 18,83 B. 18,29 C. 19,19 D. 18,47

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 12


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Hướng dẫn giải
Theo đề ta tính được: nAla= 0,16 mol ; nVal= 0.07mol.
Cách 1: Rất dễ dàng quy đổi hỗn hợp X thành nhiều hỗn hợp kiểu:

om
(Ala 2 Val) 0,01mol

X : (Ala) 2 0,01mol (Thỏa mãn bài toán vì đề chỉ yêu cầu số LK peptit<10).

l.c
(Ala Val ) 0,03mol

ai
4 2

gm
Số mol của nước là: 0,01.2 + 0,01.1 + 0,03.5 = 0,18 mol
⇒ mX = 14,24 + 8,19 - 0.18.18 = 19,19 g

s@
Cách 2: Gọi số mol các peptit là a; a; 3a ⇒ nX = 5a.
Tỉ lệ nAla : nVal= 16:7 ⇒ số nguyên tử N của hỗn hợp X là 16k+7k= 23k.

es
Gọi x, y , z là số mắt xích của peptit Y, Z, T.

in
(Y) x a mol

us

X : (Z) y a mol ⇔ peptit [(Ala16 Val 7 ) k + 4H 2 O] a mol, k ∈ N * .

nb
(T) 3a mol
 z

ho
Bảo toàn N: Ta có yn
 x + y + 3z
(x + y + 3z).a = 23k.a
qu
k = <1,83
 ⇒ 23 ⇒ k =1
( x − 1) + ( y − 1) + ( z − 1) < 10
em

  x + y + 3z < 3x + 3y + 3z < 13.3 = 42

Vậy bảo toàn N: ax + ay + 3az = (0,16 + 0,07) ⇒ a = 0,01 và nX= 0,05 mol.
k
ay

Số mol của nước là: n H 2O = n Aminoaxit − n peptit = 0,23 - 0,05 = 0,18 mol
:d

⇒ mX = 14,24 + 8,19 – 0,18.18 = 19,19 g.


Nhận xét : Với cách 1 thì việc quy đổi khá dễ dàng và đúng cho tất cả các
ok

trường hợp quy đổi khác nhau, miễm là thỏa mãn yêu cầu của đề, nên học sinh
o

cũng dễ hiểu. Cách 2 chặt chẽ hơn nhưng khó biến đổi hơn.
eb

- Phần đa số chọn k=1 bỏ qua bước tìm k nên bài toán lại dễ dàng suy ra số
F

n 0,23
mol peptit: a = a.a = = 0,01mol ⇒ n H 2O = n aa − n peptit = 0,18 mol . Tuy
D

16 + 7 23
-P

nhiên k có thể khác 1 do đó bài toán sẽ sai khi có nhiều giá trị k mà ta chỉ
er

chọn k=1.
rd

Ví dụ : Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm peptit X (a mol) và peptit Y
(theo tỉ lệ mol 4:1) thu được 30 gam glyxin; 71,2 gam alanin và 70,2 gam valin.
lO

Giải: Biết tổng số liên kết peptit có trong 2 phân tử X và Y là 7.


ai

Tương tự giống câu 3 Gly: Ala : Val = 0,4 : 0,8 : 0,6 =2:4:3.
Em

Nếu đưa về tỉ lệ rút gon 2:4:3. Tổng số mắt xích trong A là (2+4+3).k=9k
X có x gốc Amino axit, Y có y gốc Amino axit. Ta có x + y - 2 = 7.
Theo tỉ lệ mol 4: 1 ⇒ 4x + y = 9k.
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 13
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải

4x + y = 9
+ Nếu chọn k=1 thì  không có nghiệm.
x + y − 2 = 7
4x + y = 18  x = 3
+ Mà phải là k=2. Nên  ⇒ .

om
x + y − 2 = 7 y = 6

l.c
n a.a 0,18
a= = = 0,01mol ⇒ n H2O = n aa − n peptit = 0,18 − 5.0,01 = 0,13 mol

ai
(2 + 4 + 3).2 18

gm
⇒ mX = 30 + 71,2 + 70,2 – 0,13.18 = 169,06 g.

s@
4x + y = 9.k
+ Nếu chọn k=3, 4… thì  đều không có nghiệm thỏa mãn.
x + y − 2 = 7

es
Câu 4. Cho m gam hỗn hợp N gồm 3 pepeptit X, Y, Z đều cấu tạo từ các amino

in
axit (các amino axit đều no đơn chức mạch hở) có tỉ lệ mol nX:nY:nZ = 2:3:5. Thủy

us
phân hoàn toàn N, thu được 60 gam Gly, 80,1 gam Ala; 117gam Val. Biết tổng số
liên kết peptit trong N là 6. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau?

nb
A. 255,4 gam. B. 176,5 gam. C. 226,0 gam. D. 257,1 gam.

ho
Hướng dẫn giải
yn
Theo đề ta tính được: nGly= 0,8 mol ; nAla= 0,9 mol ; nVal= 1 mol
qu

Cách 1: Quy đổi hỗn hợp N thành:


em

 X : (Ala 3 Val) 0, 2mol



k

N :  Y : (GlyAlaVal) 0,3mol Thỏa mãn bài toán vì số LK peptit = 6.


ay

 Z : (GlyVal) 0,5mol

:d

⇒ mN =0,2.(89.3+117-3.18) + 0,3.(75+89+117-2.18) + 0,5.(75+117-18) = 226,5g


ok

Cách 2: Gọi số mol các peptit là 2a; 2a; 5a. ⇒ nN = 10a.


o

Tỉ lệ nGly : nAla : nVal= 8: 9:10 ⇒ số nguyên tử N của 1 mol hỗn hợp X là 8+9+10=
eb

27.
F

Gọi x, y , z là số mắt xích của peptit X, Y, Z. ⇒ x − 1 + y − 1 + z − 1 = 6.


D
-P

(X) x 2a mol

er

N : (Y) y 3a mol ⇔ peptit[(Gly8 Ala 9 Val10 ) k + 9H 2 O] a mol, k ∈ N * .


(Z) 5a mol
rd

 z
lO

Chọn k=1, nên 2x + 3y + 5z = 27. (Vì 27k=2x + 3y + 5z<5x + 5y + 5z = 45).


ai

Vậy bảo toàn Nito: 2ax + 2ay + 5az = (0,8+0,9 +1) ⇒ a = 0,1 và npeptit= 1 mol.
Em

Số mol của nước là: n H 2O = n Aminoaxit − n peptit = 2,7 - 1 = 1,7 mol


⇒ mX = 60+80,1+117 – 1,7.18 = 226,5 g. chọn C.
Nhận xét : Với cách 1 thì việc quy đổi khó tìm ra được các peptit thỏa mãn
yêu cầu của đề, nên học sinh cũng khó hiểu. Cách 2 lại dễ hơn.
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 14
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Kết luận vấn đề bài toán thủy phân hỗn hợp peptit cho tỉ lệ mol x:y:z... thu
được các amino axit X, Y, Z có tỉ lệ mol a : b : c...Ta phải làm các việc sau.
n a.a
+ Tính số mol n a min o axit = với k=1; 2…
(a + b + c).k

om
+ Tính mol nước n H 2O = n aa − n peptit

l.c
+ Bảo toàn khối lượng m peptit + m H 2O = m a.a

ai
gm
Từ các kết quả tính được sẽ chọn được đáp án, tuy nhiên nếu nhiều giá trị của
k thì bài toán làm theo cách này dài dòng và không khả thi nên phải quay lại cách

s@
tìm bộ số thỏa mãn ban đầu.

es
Phần 3: Bài tập vận dụng dạng 2

in
Câu 1. Thủy phân hết m gam tripeptit : Gly-Gly-Gly ( mạch hở) thu được hỗn

us
hợp gồm 20,25 gam Gly; 23,76 gam Gly-Gly. Giá trị m là ?

nb
A. 44,01. B. 39,15. C. 39,69. D. 26,24.

ho
Câu 2. Thủy phân hết m gam tripeptit : Gly-Gly-Gly ( mạch hở) thu được hỗn
hợp gồm 13,5 gam Gly;15,84 gam Gly-Gly . Giá trị m là ?
yn
A. 29,34. B. 22,86. C. 23,94. D. 26,24.
qu

Câu 3. Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được
em

hỗn hợp gồ m 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị
của m là:
k
ay

A. 90,6. B. 81,54. C. 111,74. D. 66,44.


:d

Câu 4. Khi thủ y phân hoàn toàn 65 gam một peptit X thu được 22,25 gam alanin
và 56,25 gam glyxin. X là:
ok

A. đipeptit. B. tetrapeptit. C. pentapeptit. D. tripeptit.


o
eb

Câu 5. Khi thủy phân hoàn toàn 55,95 gam một peptit X thu được 66,75 gam
alanin (amino axit duy nhất). X là:
F

A. tripeptit. B. tetrapeptit. C. pentapeptit. D. đipeptit.


D
-P

Câu 6. X là một tetrapeptit cấu tạo từ một amino axit (A) no, mạch hở có 1
nhóm -COOH; 1 nhóm -NH2. Trong A %N = 15,73% (về khối lượng). Thủy
er

phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58 gam tripeptit; 25,6 gam
rd

đipeptit và 92,56 gam A. Giá trị của m là:


lO

A. 161 gam. B. 159 gam. C. 149 gam. D. 143,45 gam.


ai

Câu 7. Thủy phân hết m gam tetrapeptit: Gly-Gly-Gly-Gly (mạch hở) thu được
Em

hỗn hợp gồm 30 gam Gly; 21,12 gam Gly-Gly và 15,12 gam Gly-Gly-Gly. Giá trị
của m là
A. 66,24. B. 59,04. C. 66,06. D. 66,44.

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 15


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Câu 8. Thủy phân hết m gam tripeptit : Gly-Gly-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp
gồm 20,25 gam Gly; 23,76 gam Gly-Gly. Giá trị m là ?
A. 39,69. B. 26,24. C. 44,01. D. 39,15.
Câu 9. Thủy phân hết m gam tripeptit : Gly-Gly-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp

om
gồm 9 gam Gly; 3,96 gam Gly-Gly. Giá trị m là ?

l.c
A. 11,88. B. 12,6. C. 12,96. D. 11,34.

ai
Câu 10. Thủy phân hết m gam tripeptit : Ala-Ala-Ala( mạch hở) thu được hỗn

gm
hợp gồm 8,01 gam Ala; 4,8 gam Ala-Ala. Giá trị m là ?
A. 11,88. B. 9,45. C. 12,81. D. 11,34.

s@
Câu 11. Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được
hỗn hợp gồm 0,24 mol Ala, 0,16 mol Ala-Ala và 0,1mol Ala-Ala-Ala. Giá trị của

es
m là ?

in
A. 27,784. B. 72,48. C. 81,54. D. 132,88.

us
Câu 12. Khi thủy phân 500 gam protein (X) thì thu được 170 gam alanin. Nếu

nb
khối lượng phân tử của protein là 500000 đvC thì số mắt xích alanin trong (X) là

ho
bao nhiêu ?
A. 191. B. 200. ynC. 250. D. 181.
Câu 13. Khi thủy phân 20 gam protein (X) thì thu được 10,68 gam alanin. Nếu
qu

khối lượng phân tử của protein là 40000 đvC thì số mắt xích alanin trong (X) là
em

bao nhiêu ?
A. 191. B. 240. C. 250. D. 180.
k
ay

Câu 14. Hỗn hợp M gồm một peptit mạch hở X và một peptit mạch hở Y (mỗi
peptit đều được cấu tạo từ một loại α-amino axit, tổng số liên kết peptit trong 2
:d

phân tử X, Y là 5) với tỉ lệ mol là 1 : 3. Khi thủy phân m gam hỗn hợp M thu
ok

được 81 gam Glyxin và 42,72 gam Alanin. Giá trị m gần giá trị nào nhất dưới
đây?
o
eb

A. 104,28. B. 116,28. C. 109,50. D. 110,28.


Đáp án tham khảo
F
D

1C 2D 3B 4B 5B 6D 7B 8A 9D 10B
-P

11B 12A 13B 14A


er
rd

-------------------------------------
lO
ai
Em

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 16


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải

DẠNG 3. PHƯƠNG PHÁP GIẢI THỦY PHÂN PEPTIT TRONG KIỀM MẠNH
Phần 1. Về lí thuyết và phương pháp giải.
- Về lí thuyết

om
Tính chất: Tác dụng với kiềm mạnh như NaOH, KOH:

l.c
+
Peptit(x) + (x-1) H2O 
H
→ x α-Amino axit (1)

ai
o
x α-Amino axit + xNaOH 
t
→ x muối natri + x H2O (2)

gm
Cộng (1) với (2) theo vế ta được:

s@
o
Peptit(x) + xNaOH 
t
→ x muối natri + 1H2O (3)
Lưu ý khi có Glu trong mạch peptit, Glu còn 1 nhóm COOH tự do để phản ứng

es
với bazo tạo muối và nước, do đó số mol bazo và nước tăng lên.

in
- Phương pháp giải.

us
+ Từ phương trình (3) ta rút ra:

nb
n peptit = n H 2O ; m peptit + m NaOH = m muèi + m H 2O

ho
n NaOH
Số chỉ peptit : x = yn
n peptit
qu
Số mol nguyên tố N, Na… hoặc các mắt xích được bảo toàn.
em

+ Phải nắm chắc cấu tạo và M của các Amino axit.


k
ay

Phần 2. Bài tập minh họa.


:d

Câu 1. Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch
KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4
ok

gam muối khan. Giá trị của m là


o
eb

A. 1,64 B. 1,46 C. 1,36 D. 1,22


Hướng dẫn giải
F
D

Cách 1 : Phương trình thủy phân:


-P

H2 NCH2CONHCH(CH3 )COOH + 2KOH → H2 NCH2COOK + H2 NCH(CH3 )COOK + H 2O


 
er

  2a mol


  
a mol a mol a mol a mol
  
rd

2,4 gam

Theo đề: khối lượng 2 muối là: 113a+127a=2,4 gam ⇒ a=0,01 mol.
lO

Vậy mpeptit = 0,01.(75+89-18)=1,46 gam. Chọn B


ai

Gly − Ala + 2KOH 


→ Muèi + H 2 O
Em

Cách 2:
a mol 2a mol a mol
Bảo toàn khối lượng ta được:
a ( 75 + 89 − 18 ) +2a.56 = 2,4 + a.18 ⇒ a= 0,01 ( mol ) .
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 17
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Vậy mpeptit = 0,01.(75+89-18)=1,46 gam. Chọn B.

Câu 2. Tripeptit X sau: H2NCH2CONHCH(CH3)CONHCH(CH3)COOH. Thủy


phân hết 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khố i lượng chất rắn thu

om
được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là:

l.c
A. 31,9 gam. B. 22,2 gam. C. 35,9 gam. D. 28,6 gam.

ai
Hướng dẫn giải

gm
Cách 1 : Phương trình thủy phân:

s@
H NCH2CONHCH( CH3 ) CONHCH(CH3)COOH+3NaOH
→ H2NCH2COONa + 2H2NCH(CH3)COONa + H 2O
2   0,3 mol

     
0,1 mol
0,1 mol 0,1mol 0,2 mol

es
Theo phương trình phản ứng, khối lượng chất rắn là: m 2 muối + mNaOH còn dư.

in
Vậy mrắn = 0,1.97 + 0,2.111 + 0,1.40=35,9 gam. Chọn C.

us
Cách 2: → Muối + H2O . Vì NaOH dư nên:
Gly-Ala-Ala + 3NaOH 

nb
0,1 mol → 0,3 mol → 0,1 mol

ho
Bảo toàn khối lượng ta được:
yn
mrắn = 0,1.(75+89.2-2.18) + 0,4.40 - 0,1.18 = 35,9 gam. Chọn C.
qu

Câu 3. H ỗ n h ợ p X g ồ m: tetrapeptit M là Gly-Gly-Val-Ala và tripeptit N là Val-


em

Gly-Val có tỉ lệ số mol nM:nN = 1: 3. Đun nóng m1 gam hỗn hợp X với 260 ml
dung dịch KOH 0,5M (vừa đủ), sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y
k
ay

có chứa m2 gam muối khan. Giá trị m1, m2 lần lượt là:
:d

A. 17,77 gam và 11,21 gam. B. 11,21 gam và 16,15 gam.


C. 11,21 gam và 17,77 gam. D. 16,15 gam và 11,21 gam.
ok

Hướng dẫn giải


o
eb

Theo đề ta tính được: nKOH= 0,13 mol


F

 M : (Gly − Gly − Val − Ala) + 4KOH → muèi + H 2 O


D

 a mol 4a mol a mol



-P

X:
 N : (Val − Gly − Val) + 3KOH → muèi + H 2 O
er

 3a mol 9a mol 3a mol


rd

Số mol KOH là: a.4 + 3a.3 =13a= 0,13 mol ⇒ a= 0,01 mol
lO

⇒ m1= mX = 0,01.(75.2+117+89-3.18) + 0,03.(117.2+75-2.18) = 11,21 g


ai

Bảo toàn khối lượng ta được: m1 + m KOH = m 2 + m H2O


Em

⇒ m2= 11,21 + 0,13.56 - 0,04.18 = 17,77 g. Chọn C.

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 18


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Câu 4: Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm tetrapeptit (Y) mạch hở và tripeptit mạch
hở (Z) (tỉ lệ mol 1:2) với 30 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản
ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 3,624 gam muối khan của các amino axit
đều có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 trong phân tử. Giá trị của m là?

om
A. 2,715. B. 3,30. C. 2,586. D. 2,224.

l.c
Hướng dẫn giải

ai
Theo đề ta tính được: nNaOH= 0,03 mol . Gọi số mol các peptit là a và 2a mol

gm
(Y) 4 + 4NaOH → muèi + H 2 O
 a 4a a (mol)

s@
X:
(Z) 3 + 3NaOH → muèi + H 2 O

es
 2a 6a 2a (mol)

in
Số mol NaOH là: a.4 + 2a.3 =10a= 0,03 mol ⇒ a= 0,003 mol.

us
Bảo toàn khối lượng ta được: m1 + m KOH = m 2 + m H2O

nb
⇒ m = 3,624 + 3.0,003.18 - 0,03.40 = 2,586 g. Chọn C

ho
Phần 3: Bài tập vận dụng dạng 3
yn
qu
Câu 1. Cho peptit X sau: H2NCH2CO–NHCH(CH3)COOH. Thủy phân hoàn toàn
0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được khi
em

cô cạn dung dịch sau phản ứng là :


k

A. 29,6 gam. B. 22,2 gam. C. 30,6 gam. D. 31,9 gam.


ay

Câu 2. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol Val-Gly trong dung dịch KOH dư. Khối
:d

lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là :
ok

A. 48,6 gam. B. 32,4 gam. C. 26,8 gam. D. 25,4 gam.


o

Câu 3. Thủy phân hoàn toàn 0,05 mol Gly-Glu trong dung dịch KOH dư. Tính thể
eb

tích dung dịch KOH 0,5M tối thiểu cần dùng :


A. 300 ml. B. 150 ml. C. 400 ml. D. 200 ml.
F
D

Câu 4. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol Gly-Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư.
-P

Tính khối lượng muối thu được :


er

A. 30,5 gam. B. 35,15 gam. C. 34,86 gam. D. 27,04 gam.


rd

Câu 5. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol Gly-Ala-Glu trong dung dịch NaOH dư.
lO

Tính khối lượng muối thu được :


A. 39,9 gam. B. 41,7 gam. C. 37,7 gam. D. 30,2 gam.
ai
Em

Câu 6. X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m


gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ số mol nX:nY = 1: 3 với 780 ml dung dịch NaOH 1M
(vừa đủ), sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Giá trị m là:
A. 65,13 gam. B. 64,86 gam. C. 68,1 gam. D. 77,04 gam.

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 19


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Câu 7. Tripeptit X sau: H2NCH2CO–NHCH(CH3)CO–NHCH(CH3)COOH. Thủy
phân hoàn toàn 0,05 mol X trong 200 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất
rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là:
A. 28,24 gam. B. 17,6 gam. C. 17,95 gam. D. 15,5 gam.

om
Câu 8. Peptit X được tạo bởi một amino axit chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -
COOH. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong dung dịch NaOH lấy dư 20% so vời

l.c
lượng cần thiết, sau phản ứng đem cô cạn thu được chất rắn có khối lượng nhiều

ai
hơn X 75 gam. Số liên kết peptit trong X là :

gm
A. 14. B. 15. C. 16. D. 17.

s@
Câu 9. Tetrapeptit X được tạo bởi một amino axit chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1
nhóm -COOH. Thủy phân hoàn toàn m gam X trong 0,3 mol dung dịch NaOH,

es
sau phản ứng đem cô cạn thu được 34,95 gam muối. Phân tử khối của X là :
A. 284. B. 324. C. 378.

in
D. 306.

us
Câu 10. Đố t cháy 0,02 mol tripeptit X thu được 0,18 mol CO2. Thủy phân
hoàn toàn m gam X trong 100 ml dung dịch NaOH 2M, sau phản ứng đem cô cạn

nb
thu được 16,52 gam chất rắn. Giá trị của m là :

ho
A. 7,56. B. 9,24. C. 5,67. D. 8,87.
yn
qu
Đáp án tham khảo
em

1C 2C 3A 4A 5A 6C 7C 8B 9B 10B
k
ay

----------------------------
:d
ook
eb
F
D
-P
er
rd
lO
ai
Em

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 20


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
DẠNG 4. PHƯƠNG PHÁP GIẢI THỦY PHÂN PEPTIT TRONG AXIT
Phần 1. Về lí thuyết và phương pháp giải.
- Về lí thuyết

om
Tính chất: Tác dụng với axit như HCl, H2SO4:
+
Peptit(x) + (x-1) H2O 
H
→ x α-Amino axit (1)

l.c
x α-Amino axit + xHCl 
→ muối clorua (2)

ai
gm
Cộng (1) với (2) theo vế ta được:
Peptit(x) + xHCl + (x-1) H2O 
→ muối clorua (3)

s@
* Lưu ý khi có Lys trong mạch peptit, Lys còn 1 nhóm NH2 tự do để phản ứng
với axit tạo muối, do đó số mol axit tăng lên.

es
- Phương pháp giải.

in
us
+ Từ phương trình (3) ta rút ra:

nb
n peptit = n muèi

ho
m peptit + m HCl + m H 2O = m muèi
n HCl − n peptit = n H2O
yn
qu
Số mol nguyên tố N, Cl… hoặc các mắt xích được bảo toàn.
em

+ Phải nắm chắc cấu tạo và M của các Amino axit.


k
ay

Phần 2. Bài tập minh họa.


:d

a. Bài toán peptit tác dụng với axit tính khối lượng muối.
ok

Câu 1. Thủy phân hoàn toàn 25,24 gam hỗn hợp hai đipeptit thì thu được 27,94
gam hỗn hợp X (gồm các amino axit chỉ có một nhóm amino trong phân tử). Nếu
o

cho lượng hỗn hợp X này tác dụng với dung dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận
eb

dung dịch, thì lượng muối khan thu được m gam muối khan. Giá trị của m là ?
F

A. 38,89 gam. B. 38,64 gam. C. 31,12 gam. D. 32,78 gam.


D

Hướng dẫn giải


-P

+
er

Đipeptit + 1H2O 
H
→ 2.amino axit (X). (1)
rd

2.amino axit + 2HCl→ hỗn hợp 2 muối. (2)


lO

Đipeptit + 1H2O + 2HCl→ hỗn hợp 2 muối. (3)


Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng (1):
ai
Em

⇒ Số mol H2O là: n H2O =


(m a.a
− m peptit )
=
( 27,94 − 25, 24 )
= 0,15(mol).
18 18
⇒ nHCl = 0,15. 2 = 0,3 (mol).

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 21


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Vậy áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng (3):
mmuối = m peptit + m H 2O + m HCl = 25,24 + 0,15.18 + 0,3.36,5 = 38,89 gam.
Vậy áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng (2)

om
Hoặc mmuối = ma.a + mHCl = 27,94 + 0,3.36,5= 38,89 gam. Chọn A.

l.c
ai
Câu 2. Thủy phân hoàn toàn 20,56 gam hỗn hợp tripeptit thì thu được 22,72 gam
hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một

gm
nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu lấy 1/2 lượng hỗn hợp X này tác dụng với dung

s@
dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận dung dịch thì thu được m gam muối khan. Giá
trị của m là ?

es
A. 33,67 gam. B. 16,835 gam. C. 30,48 gam. D. 15,24 gam.

in
Hướng dẫn giải

us
+
Tripeptit + 2H2O 
H
→ 3.amino axit (X). (1)

nb
3.amino axit + 3HCl→ hỗn hợp 3 muối. (2)

ho
Tripeptit + 2H2O + 3HCl→ hỗn hợp 3 muối. (3)
yn
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng (1):
qu

Số mol H2O là: n H2O =


(m a.a
− m peptit )
=
( 22,72 − 20,56 )
= 0,12(mol).
em

18 18
⇒ nHCl = 0,12. 3 = 0,36 (mol).
k
ay

Nếu lấy ½ hỗn hợp X thì số khối lượng, số mol giảm ½.


:d

Vậy áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng (3)
ok

m peptit + m H 2O + m HCl
20,56 + 0,12.18 + 0,36.36,5
mmuối = = =16,835gam.
2 2
o
eb

Hoặc áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng (2)
m a.a + mHCl 22,72 + 0,36.36,5
F

mmuối = = = 16,835 gam. Chọn B.


D

2 2
-P

b. Bài toán peptit tác dụng với axit sau đó cho tác dụng với kiềm.
er

 muèi Natri
rd

 Peptit thñy ph©n  muèi cña Aminoaxit +NaOH 


 → dd X  → dd Y cña Aminoaxit
lO

 HCl HCl cã thÓ d−  NaCl



ai

 Peptit + (n -1)H 2 O
Em

Cách giải: Quy đổi hỗn hợp trong dung dịch X về  .


 HCl ®Çu

 Peptit + (n -1)H 2 O +NaOH  muèi Natri cña Aminoaxit


Sau đó:  → dd Y  và BTKL.
 HCl ®Çu  NaCl
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 22
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Câu 3. Đun nóng 3,02 gam tetrapeptit Gly-Gly-Ala-Val với 50 ml dung dịch HCl
1M. Sau phản ứng thu được dung dịch X cho tiếp dung dịch NaOH vừa đủ vào
dung dịch A ta được đung dịch Y, cô cạn cẩn thận dung dịch Y, thì thu được m
gam muối khan. Giá trị của m là ?

om
A. 7,365 gam. B. 14,18 gam. C. 7,61 gam. D. 5,422 gam.

l.c
Hướng dẫn giải

ai
Theo đề ta tính được: nGly-Gly-Ala-Val = 0,01 mol ; nHCl= 0,05 mol.

gm
Sơ đồ phản ứng:

s@
Gly 2 AlaVal  muèi cña Aminoaxit +NaOH  muèi Natri cña Aminoaxit
 → dd X  → dd Y 
 HCl + H 2 O HCl cã thÓ d−  NaCl

es
Quy đổi hỗn hợp trong dung dịch X về Gly 2 AlaVal 0,01mol

in
 HCl 0,05mol

us
Gly 2 AlaVal + 4NaOH 3muèi Natri cña Aminoaxit +1H 2 O

nb
 0,01mol 0,04 mol  0,01mol
 
 → dd Y 


ho
 HCl + NaOH  NaCl + H2O
0,05mol 0,05mol  0,05mol 0,05mol
yn
BTKL cho hệ ta được: m muèi = m peptit + m HCl + m NaOH − m H 2O = 3,02 + 0,05.36,5 +
qu

+ 0,09.40 - 0,06.18=7,365 gam. Chọn A


k em

c. Bài toán peptit tác dụng với kiềm sau đó cho tác dụng với axit.
ay

 Peptit  muèi cña Aminoaxit +HCl  muèi cña Aminoaxit


:d

 → dd X   → dd Y 
 NaOH  NaOH cã thÓ d−  NaCl
ok

 Peptit + (n -1)H 2 O
o

Cách giải: Quy đổi hỗn hợp trong dung dịch X về  .


eb

 NaOH ®Çu
F

 Peptit + (n -1)H 2 O +HCl  muèi cña Aminoaxit


Sau đó:   → dd Y  và BTKL.
D

 NaOH ®Çu  NaCl


-P
er

Câu 4. Đun nóng x gam hỗn hợp A gồm 2a mol tetrapeptit mạch hở X và a mol
rd

tripeptit mạch hở Y với 550 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản
lO

ứng kết thúc, được dung dịch B chứa 45,5 gam muối khan của các amino axit đều
có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 trong phân tử. Cho HCl dư vào dung
ai

dịch B thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là?
Em

A. 85,65. B. 56,25. C. 84, 75. D. 53,75.


Hướng dẫn giải
Theo đề ta tính được: nNaOH = 0,55 mol.
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 23
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Sơ đồ phản ứng:
(A)4 + 4NaOH  muèi cña + H 2 O
2a mol  Aminoaxit 2a mol + HCl
 8a mol   muèi cña Aminoaxit
 → dd X   → dd Y 

om
(A) 3 + 3NaOH  muèi cña + H 2 O  NaCl
a mol 3a mol  Aminoaxit a mol

l.c
Ta có nNaOH = 2a.4++a.3 = 11a=0,55 ⇒ a=0,05 mol.

ai
BTKL ⇒ x=45,5+3.0,05.18-0,55.40 = 26,2 gam.

gm
(A)4 0,1mol

s@
Quy đổi hỗn hợp trong dung dịch X về (A)3 0,05 mol
 NaOH 0,55mol

es

(A)4 + 3H 2 O + 4HCl

in
 0,1 0,3 0, 4 mol

us
  muèi cña Aminoaxit
(A)3 + 2H 2 O + 3HCl 

nb
 → dd Y  NaCl
 + H2O
 0,05 0,1 0,15mol  0,55mol 0,55mol

ho
 NaOH + HCl 
 yn
0,55 0,55mol
qu
BTKL cho hệ ta được: m muèi = m peptit + m NaOH + m HCl − m H 2O =
em

= 26, 2 + 1,1.36,5 + 0,55.40 - 0,15.18 = 85,65 gam. Chọn A


k
ay

Phần 3: Bài tập vận dụng dạng 4


:d

Câu 1. Thủy phân hoàn toàn Gly-Ala-Gly-Val thu được hỗn hợp các amino axit
X. Nếu cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl (dư), cô cạn cẩn thận dung
ok

dịch, thì thu được mấy loại muối?


o

A. 3 loại. B. 4 loại. C. 1 loại. D. 2 loại.


eb

Câu 2. Cho peptit Val- Gly-Ala-Gly-Val phản ứng hoàn toàn với HCl thu được
F

hỗn hợp các muối của amino axit X. Nếu cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch
D

NaOH (dư), cô cạn cẩn thận dung dịch, thì thu được mấy loại muối?
-P

A. 4 loại. B. 3 loại. C. 2 loại. D. 5 loại.


er

Câu 3. Thủy phân hoàn toàn 75,6 gam hỗn hợp hai tripeptit thu được 82,08 gam
rd

hỗn hợp các a.a (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl
lO

trong phân tử). Nếu cho 1/2 hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl (dư), cô cạn
cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là :
ai

A. 50,895 gam. B. 54,18 gam. C. 47,61 gam. D. 45,42 gam.


Em

Câu 4. Thủy phân hoàn toàn 18,9 gam hỗn hợp hai tripeptit thu được 20,52 gam
hỗn hợp các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân
tử. Nếu cho 1/2 hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), cô cạn cẩn
thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là :
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 24
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
A. 16, 875 gam. B. 24,717 gam. C. 11,825 gam. D. 22,27 gam.
Câu 5. Thủy phân hoàn toàn 3,00 gam hỗn hợp hai đipeptit thu được 3,18 gam
hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một
nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl (dư),

om
cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là :
A. 7,09 gam. B. 6,30 gam C. 4,15 gam D. 3,91 gam.

l.c
Câu 6. Đun nóng 45,30 gam tetrapeptit Gly-Ala-Gly -Val với 750 ml dung dịch

ai
HCl 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch X cho tiếp dung dịch NaOH vừa đủ

gm
vào dung dịch A ta được đung dịch Y, cô cạn cẩn thận dung dịch Y, thì thu được
m gam muối khan. Giá trị của m là ?

s@
A. 110,475 gam. B. 114,18 gam. C. 127,61 gam. D. 225,425 gam.

es
Câu 7. Cho 24,5 gam tripeptit X có công thức Gly-Ala-Val tác dụng với 600ml

in
dung dich NaOH 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. đem Y tác
dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn cẩn thận, dung dịch sau phản ứng (trong

us
quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng hóa học) thì thu được chất rắn khan có

nb
khối lượng là

ho
A. 70,55g B. 59,6g C. 48,65g D. 74,15
yn
Đáp án tham khảo
qu

1A 2A 3A 4A 5D 6A 7D
k em

---------------------------------------
ay
:d
o ok
eb
F
D
-P
er
rd
lO
ai
Em

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 25


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
DẠNG 5. ĐỐT CHÁY PEPTIT HOẶC MUỐI CỦA PEPTIT
Phần 1. Về lí thuyết và phương pháp giải.
- Về lí thuyết

om
Tính chất: Đốt cháy peptit và muối của nó:
+ Amino axit no, mạch hở, có 1 nhóm COOH, 1 nhóm NH2 là: CxH2x+1O2N.

l.c
+ Vậy peptit tạo ra từ amino axit trên là:

ai
gm
n Cx H 2 x +1O 2 N 
− ( n −1) H 2O
→ C nx H 2 nx +2−n O n +1 N n hoặc C m H 2 m +2−n O n +1 N n (1)
 
A min oaxit n − peptit

s@
+ Phương trình cháy tổng quát của amino axit:
6x − 3 2x + 1 1

es
to
C x H 2 x +1O 2 N + O 2  → xCO 2 + H 2O + N 2 (2)
4 2 2

in
+ Phương trình cháy tổng quát của peptit:

us
6nx − 3n 2nx + 2 − n n

nb
to
C nx H 2 nx +2−n O n +1 N n + O 2  → nxCO 2 + H 2O + N 2 (3)
4 2 2

ho
6m − 3n to 2m + 2 − n n
Hoặc C m H 2 m+2−n O n +1 N n + O 2  → mCO 2 + yn H 2O + N 2 (4)
4 2 2
qu
- Phương pháp giải.
+ Từ phương trình (1), (3) ta rút ra:
em

n H 2O − n CO2
k

= n A min oaxit
ay

2
2x + 1
:d

− 1) ; Với a,x là mol và số C Amino axit.


n O2 /®èt peptit = n O2 /®èt Aminoaxit = a(x+
4
ok

+ Số mol nguyên tố C, O, H, N… hoặc các mắt xích được bảo toàn.


o
eb

+ Sử dụng bảo toàn khối lượng.


+ Sản phẩm cháy cho qua nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng là
F

khối lượng CO2 và H2O.


D

* Qua giả thiết ta tìm được n, x rồi kết luận.


-P

+ Phải nắm chắc cấu tạo và M của các Amino axit.


er
rd
lO

Phần 2. Bài tập minh họa.


a. Đốt cháy peptit
ai
Em

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol một peptit (X) do n gốc Glyxyl tạo nên thu
được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 72
gam kết tủa. Peptit (X) thuộc loại ?
A. đipeptit. B. tripeptit. C. tetrapeptit. D. pentapeptit.

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 26


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Hướng dẫn giải
m CaCO3↓ 72
Ta có: n CO2 = n CaCO3 ↓ = = = 0,72 ( mol ) .
100 100

om
Cách 1: Glyxin: C2H5O2N ⇒ Công thức peptit tạo bởi glyxin là: C2nH3n+2On+1Nn.
6n − 3 3n + 2 n

l.c
to
C2 n H 3n +2 O n +1 N n + O 2  → 2nCO 2 + H 2O + N 2
4 2 2

ai
Phương trình:
1 ( mol ) 2n ( mol )

gm
0,12 ( mol ) 0,72 ( mol )

s@
0,72
⇒n= = 3. Có 3 gốc Glyxyl trong (X). Vậy X thuộc loại tripeptit.
2.0,12

es
Chọn đáp án B.

in
Cách 2: Do peptit có n gốc Glyxyl tạo ra nên nó có dạng (C2...)n.

us
o +Ca(OH)
(C2 ) n 
+ O2 , t
→ 2n CO 2 
2 d−
→ 2n CaCO3

nb
Sơ đồ chuyển hóa cacbon:
0,12 ( mol ) 0,72 ( mol )

ho
Giải ra n= 3. Có 3 gốc glyxyl trong (X). (X) là Tripeptit. Chọn đáp án B.
yn
qu

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol một peptit (X) do n gốc Glyxyl tạo nên thu
em

được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì khối lượng bình
tăng là 14,88 gam. Thể tích oxi cần thiết tối thiểu (ở đktc) đã dùng là ?
k
ay

A. 3,024 lít. B. 6,047 lít. C. 2,24 lít. D. 3,36 lít.


:d

Hướng dẫn giải


ok

Cách 1 : Glyxin: C2H5O2N ⇒ Công thức peptit tạo bởi glyxin là: C2nH3n+2On+1Nn.
o
eb

6n − 3 to 3n + 2 n
C2 n H 3n +2 O n +1 N n + O 2  → 2nCO 2 + H 2O + N 2
4 2 2
F

Phương trình:
6n − 3 3n + 2
D

a ( mol ) a ( mol ) 2an ( mol ) a ( mol )


-P

4 2
er

Ta có: khối lượng bình bazơ tăng bằng tổng khối lượng CO2 và nước, nên:
rd

3n + 2
2an.44 + a .18 = 14,88 với a=0,06 ⇒ n = 2.
lO

2
Thể tích oxi cần thiết tối thiểu (ở đktc) đã dùng là:
ai
Em

6n − 3
VO2 = a .22, 4 = 3,024 (lít). Chọn đáp án A.
4
5
Cách 2 : VO2 /®èt peptit = VO2 /®èt Aminoaxit = 0,06.(2+ − 1).22, 4 = 3,024 (lít). Chọn A.
4
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 27
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Câu 3: X là một hexapeptit được được tạo nên từ một α-amino axit (no, mạch hở,
trong phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn
toàn 0,01 mol X cần vừa đủ 5,04 lít O2 (điều kiện tiêu chuẩn) thu được sản phẩm
gồm CO2, H2O, N2. Vậy công thức phân tử của α-amino axit tạo nên X là?

om
A. C2H5O2N. B. C3H7O2N. C. C4H9O2N. D. C5H11O2N.

l.c
Hướng dẫn giải

ai
Cách 1: Đặt công thức của α-amino axit tạo nên X là: CxH2x+1NO2.

gm
⇒ Công thức hexapeptit tạo bởi α-amino axit là: C6nH12x-4O7N6.
18x − 9

s@
to
C6 x H12 x −4 O7 N 6 + O 2  → 6xCO 2 + 6x − 2H 2 O + 3N 2
Phương trình: 2

es
18x − 9
0,01 ( mol ) 0,01. 0,06x 0,01.(6x − 2) ( mol )
2

in
us
Thể tích oxi cần thiết tối thiểu (ở đktc) đã dùng là:
18x − 9

nb
VO2 = 0,01. .22, 4 = 5,04 (lít) ⇒ x = 3. Chọn đáp án B.
2

ho
Cách 2: Đặt công thức của α-amino axit tạo nên X là: CxH2x+1NO2.
yn
 2x + 1
(X) 
+ H 2O
→ 6X ; C H NO →
+ O2
xCO + H 2O
qu
 6 A min o axit x 2 x +1 2 2
2
Quy đổi: 
em

0,01 mol 2x + 1
→ 0,06 mol → 0,06x 0,06.
 2
k
ay

2x + 1 5,04
Bảo toàn oxi: n O2 = 0,06x + 0,06. − 0,06.1 = ⇒ x = 3 . Chọn B.
4 22, 4
:d
ok

b. Đốt cháy muối sau khi thủy phân peptit.


o
eb

+ Phương trình cháy tổng quát của amino axit:


6x − 3 2x + 1 1
F

to
C x H 2 x +1O 2 N +
O 2  → xCO 2 + H 2O + N 2 (1)
D

4 2 2
-P

+ Phương trình cháy tổng quát muối của amino axit:


er

6x − 3 to 1 1 1
C x H 2 x NO 2 Na + O 2  → Na 2 CO3 + (x − )CO 2 + xH 2 O + N 2 (2)
rd

4 2 2 2
lO

Từ hai phương trình trên ta rút ra:


1
ai

* n H2O − n CO2 = n N 2 = n Na 2CO3 = .n Cx H 2 x NO2Na


2
Em

* n H2O = x.n A min o axit


Như vậy khi số mol oxy khi đốt cháy peptit bằng số mol oxy khi đốt cháy
Amino axit bằng số mol oxy khi đốt cháy muối của nó.
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 28
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Câu 4: Thủy phân hoàn toàn m gam peptit X (được tạo bởi từ các α-amino axit no
chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm –COOH) bằng dung dịch NaOH (vừa đủ). Cô cạn
dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y. Đốt cháy toàn bộ lượng muối này
thu được 3,68 mol khí CO2 và N2. Mặt khác đốt cháy m gam hỗn hợp X cần dùng

om
4,8 mol O2. Biết số liên kết peptit trong X là 11. Giá trị của m là.
A. 80,8 gam. B. 117,76 gam. C. 96,64 gam. D. 79,36 gam.

l.c
Hướng dẫn giải

ai
gm
Đặt công thức muối của của α-amino axit là: CxH2x+1NO2Na.
6x − 3 to 1 1 1

s@
C x H 2 x NO 2 Na + O 2  → Na 2 CO3 + (x − )CO 2 + xH 2 O + N 2
4 2 2 2
6x − 3 1

es
a mol a. 0,5a a.(x − ) ax 0,5a
4 2

in
Số mol oxy khi đốt cháy peptit bằng số mol oxy khi đốt cháy muối.

us
 1

nb
a(x − ) + 0,5a = 3,68  23
 2 x =
Do đó :  ⇒ 6 Với Amino axit có dạng C x H 2 x +1 NO 2 .

ho
a.( 6x − 3 a = 0,96
) = 4,8
 4 yn
qu
Mà trong X có 11 liên kết peptit nên: X + 11 H2O → 12 Cx H 2 x +1 NO 2 .
em

11
BTKL ⇒ m X = 0,96. (14x + 47 ) − .0,96.18 = 80,8 gam. Chọn A.
12
k

Câu 5: Hỗn hợp E gồm hai peptit X (CnHm OzN4) và Y (CxHyO7Nt) đều cấu tạo từ
ay

các α-amino axit no, mạch hở, đơn chức. Cho hỗn hợp E tác dụng vừa đủ với dung
:d

dịch chứa 1,1 mol NaOH, sau phản ứng thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch
Z thì thu được m gam muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam muối trên cần
ok

177,6 gam O2 ? Giá trị gần nhất với m là.


o
eb

A. 135 gam. B. 145 gam. C. 155 gam. D. 125 gam.


Hướng dẫn giải
F
D

Theo đề ta tính được: nNaOH= 1,1 mol; n O2 = 5,55 mol.


-P

Đặt công thức chung muối của của α-amino axit là: C x H 2 x +1 NO 2 Na.
er
rd

6x − 3 to 1 1 1
C x H 2 x NO 2 Na + O 2  → Na 2 CO3 + (x − )CO 2 + xH 2 O + N 2
lO

4 2 2 2
6x − 3 1
ai

a mol a. 0,5a a.(x − ) ax 0,5a


4 2
Em

6x − 3 85
Bảo toàn mol Na ⇒ a= 1,1 mol. Mà a. =5,55 ⇒ x = .
4 22
Vậy m Cx H2 x +1NO2Na = 1,1.(14x + 46 + 23) = 135, 4 gam. Chọn A.
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 29
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Bài tập vận dụng
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,04 mol một peptit (X) do n gốc glyxyl tạo nên thu
được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 40
gam kết tủa. (X) thuộc loại ?

om
A. đipeptit. B. tripeptit. C. tetrapeptit. D. pentapeptit.

l.c
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol một peptit (X) do n gốc alanyl tạo nên thu
được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 45

ai
gam kết tủa. (X) thuộc loại ?

gm
A. đipeptit. B. tripeptit. C. tetrapeptit. D. pentapeptit.

s@
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol một peptit (X) do n gốc alanyl tạo nên thu
được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng Ba(OH)2 dư thì thu được 70,92 gam

es
kết tủa. (X) thuộc loại ?

in
A. đipeptit. B. tripeptit. C. tetrapeptit. D. pentapeptit.

us
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một peptit (X) do n gốc glyxyl tạo nên thu

nb
được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì khối lượng bình
tăng là 36,6 gam. (X) thuộc loại ?

ho
A. đipeptit. B. tripeptit. ynC. tetrapeptit. D. pentapeptit.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol một peptit (X) do n gốc glyxyl tạo nên thu
qu
được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì khối lượng bình
tăng là 191,2 gam. (X) thuộc loại ?
em

A. đipeptit. B. tripeptit. C. tetrapeptit. D. pentapeptit.


k

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 18,48 gam một đipeptit của glyxin rồi cho sản phẩm
ay

qua nước vôi trong dư. Tính khối lượng kết tủa thu được ?
:d

A. 56 gam. B. 48 gam. C. 36 gam. D. 40 gam.


ok

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 gam một đipeptit của alanin rồi cho sản phẩm qua
o

nước vôi trong dư. Tính khối lượng bình tăng ?


eb

A. 56 gam. B. 48 gam. C. 26,64 gam. D. 40 gam.


F

Câu 8: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một amino
D

axit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt
-P

cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam.
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong
er

dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là?


rd

A. 45. B. 60. C. 120. D. 30.


lO

Câu 9: Hỗn hợp X gồm Ala-Ala, Ala-Gly-Ala , Ala-Gly-Ala-Gly và Ala-Gly-Ala-


ai

Gly-Gly. Đốt 26,26 gam hỗn hợp X gồm cần 25,872 lít O2(đktc). Cho 0,25 mol
Em

hỗn hợp tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được bao nhiêu gam muối?
A.104,00. B. 100,50. C. 99,15. D. 98,84.
Câu 10: Hỗn hợp E chứa các peptit X, Y, Z, T đều được tạo bởi từ các -amino
axit chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Đun nóng 0,1 mol E với dung dịch
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 30
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp F gồm các muối. Đốt cháy toàn bộ F thu được
19,61 gam Na2CO3 và hỗn hợp gồm N2; CO2; 19,44 gam H2O. Nếu đun nóng
33,18 gam E với dung dịch HCl dư thu được lượng muối là?
A. 55,218. B. 62,50. C. 49,15. D. 98,84.

om
Câu 11: Đốt cháy một lượng peptit X được tạo bởi từ một loại a-aminoaxit no
chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH cần dùng 0,675 mol O2, thu được N2; H2O

l.c
và 0,5 mol CO2. Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa 3 peptit X, Y, Z đều mạch hở

ai
có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 4 : 2 với 450 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), cô cạn

gm
dug dịch sau phản ứng thu được 48,27 gam hỗn hợp chỉ chứa 2 muối. Biết tổng số
liên kết peptit trong E là 16. Giá trị m là

s@
A. 30,63 gam. B. 31,53 gam. C. 32,12 gam. D. 36,03 gam.

es
in
Đáp án tham khảo

us
nb
1D 2B 3A 4B 5C 6A

ho
7C 8C 9C 10A 11B
yn
--------------------------------------
qu
k em
ay
:d
o ok
eb
F
D
-P
er
rd
lO
ai
Em

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 31


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải

IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI


Khi áp dụng chuyên đề này vào giảng dạy tại trường THPT Điểu Cải tôi nhận
thấy:

om
- Số học sinh ham thích làm các bài tập và có hứng thú bộ môn Hóa học tăng lên.
- Học sinh chủ động hơn trong việc làm bài tập, có niềm tin hơn cho việc học tập

l.c
đúng phương pháp.

ai
Như vậy chứng tỏ, việc phân loại và hướng dẫn phương pháp giải cụ thể cho

gm
từng dạng bài tập đã đạt được kết quả khả quan và mang lại tính khả thi cho
chuyên đề.

s@
es
in
us
nb
ho
yn
qu
k em
ay
:d
o ok
eb
F
D
-P
er
rd
lO
ai
Em

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 32


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải

V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG


Đề tài đã nêu lên một số dạng bài tập và giải pháp tối ưu cho mỗi bài toán
theo quan điểm kinh nghiệm cá nhân tôi. Đối với mỗi dạng bài tôi đã lấy một vài
ví dụ minh hoạ, đã so sánh cách giải thông thường với cách giải mới này, đã tiến

om
hành giảng dạy với học sinh lớp 12A1, A2, A3 và thấy học sinh tiếp thu tốt cách
giải này, tiết kiệm thời gian mà vẫn có kết quả chính xác khi làm bài, tuy nhiên do

l.c
tình hình khách quan về thời gian để học sinh vận dụng không nhiều, và cả khó

ai
khăn cho đối tượng học sinh yếu khó tiếp thu là một hạn chế mà tôi cần nghiên

gm
cứu để khắc phục.
Tôi rất hy vọng rằng vấn đề này sẽ tiếp tục được quý thầy cô giáo và các

s@
đồng nghiệp quan tâm, tìm tòi, sáng tạo để nâng cao chất lượng dạy và học bộ
môn hoá học trong tình hình mới hiệu quả hơn.

es
Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý của quý thầy cô để đề tài này được

in
hoàn thiện hơn!

us
nb
ho
yn
qu
k em
ay
:d
o ok
eb
F
D
-P
er
rd
lO
ai
Em

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 33


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải

VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Công Kiệt – Trần Hửu Nhật Trường, (năm xuất bản 2016), Phân tích
hướng giải tối ưu chuyên đề Peptit. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

om
2. Lục Trần - Hạnh Chu (năm xuất bản 2016), Thần tốc luyện đề thi THPT quốc
gia 2016 môn hóa học. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

l.c
3. Lê Đăng Khương (năm xuất bản 2016), Làm chủ môn hóa trong 30 ngày - tập

ai
1: Hóa hữu cơ. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

gm
4. Nguyễn Đình Độ (năm xuất bản 2016), Tìm hiểu các bài tập lí thuyết khó trong
đề thi THPT quốc gia môn hóa học. Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

s@
es
in
us
nb
ho
yn
qu
k em
ay
:d
o ok
eb
F
D
-P
er
rd
lO
ai
Em

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 34


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải

VII. PHỤ LỤC


1. Nội dung khảo sát ( thời gian 20 phút)
Câu 1. Tripeptit là hợp chất

om
A. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit.

l.c
B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau.

ai
C. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.

gm
D. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau.
Câu 2. Số tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin, 1 phân tử alanin và 1 phân tử

s@
valin
A. 8 chất B. 9 chất C. 16 chất D. 27 chất

es
Câu 3. Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit ?

in
us
A. H2N- CH2CH2CONH-CH2CH2COOH.

nb
B. H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH.
C. H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH.

ho
D. H2N-CH2CH2CONH-CH2COOH. yn
Câu 4. Phân biệt Gly-Ala với Gly-Gly-Ala dùng hóa chất nào sau đây:
qu

A. Br2 B. NaOH C. Cu(OH)2 D. AgNO3


em

Câu 5. Thủy phân hết m gam tripeptit : Gly-Gly-Gly ( mạch hở) thu được hỗn
hợp gồm 20,25 gam Gly; 23,76 gam Gly-Gly. Giá trị m là ?
k
ay

A. 44,01. B. 39,15. C. 39,69. D. 26,24.


:d

Câu 6. Khi thủ y phân hoàn toàn 65 gam một peptit X thu được 22,25 gam alanin
và 56,25 gam glyxin. X là:
ok

A. đipeptit. B. tetrapeptit. C. pentapeptit. D. tripeptit.


o
eb

Câu 7. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol Val-Gly trong dung dịch KOH vừa đủ. Khối
lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là :
F

A. 48,6 gam. B. 32,4 gam. C. 26,8 gam. D. 25,4 gam.


D
-P

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol một peptit (X) do n gốc alanyl tạo nên thu
được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 45
er

gam kết tủa. (X) thuộc loại ?


rd

A. đipeptit. B. tripeptit. C. tetrapeptit. D. pentapeptit.


lO
ai

Đáp án bài tập khảo sát


Em

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A D B C C B C B

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 35


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
2. Kết quả định tính:
Trong quá trình giảng tôi nhận thấy ban đầu học sinh còn gặp khó khăn
trong việc giải các bài tập. Tuy nhiên sau khi học sinh được giáo viên hướng dẫn
các phương pháp giải thì việc tính toán dễ dàng, giúp học sinh định hướng cách

om
làm bài và chủ động hơn.
3. Kết quả định lượng khảo sát:

l.c
ai
gm
Lớp thực nghiệm giảng dạy và khảo sát
Lớp thực Sĩ Đúng Đúng Đúng Đúng Đúng Đúng Đúng Đúng

s@
nghiệm số câu 1 câu 2 câu 3 câu 4 câu 5 câu 6 câu 7 câu 8

es
12A1 37 37 37 37 37 35 32 35 30

in
12A2 35 35 33 35 35 31 25 20 20

us
12A3 30 30 26 30 30 24 20 25 20

nb
Lớp đối chứng (không thực nghiệm giảng dạy, chỉ khảo sát)

ho
12A9 39 25 20 25 24 8 5 6 5
12A10 35 22 24 22 yn 25 10 7 7 4
qu

Qua bảng số liệu trên nhận thấy số học sinh lớp thực nghiệm kĩ năng giải bài
em

tập nhanh hơn, và trả lời đúng đáp số tăng lên khá cao.
k

Như vậy chứng tỏ, việc phân loại và hướng dẫn phương pháp giải cụ thể cho
ay

từng dạng bài tập đã đạt được kết quả khả quan và mang lại tính khả thi cho
chuyên đề.
:d
o ok

NGƯỜI THỰC HIỆN


eb

(Ký tên và ghi rõ họ tên)


F
D
-P
er
rd

Nguyễn Đình Hoàng


lO
ai
Em

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 36


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải

MỤC LỤC
Trang
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

om
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2

l.c
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 3

ai
DẠNG 1. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP LÝ THUYẾT

gm
PEPTIT-PROTEIN 4
Phần 1. Về lí thuyết và phương pháp giải. 4

s@
Phần 2. Bài tập minh họa. 6

es
Phần 3: Một số bài tập vận dụng “lý thuyết peptit-protein” 8

in
DẠNG 2. PHƯƠNG PHÁP GIẢI THỦY PHÂN PEPTIT

us
TRONG NƯỚC CÓ XÚC TÁC AXIT 11

nb
Phần 1. Về lí thuyết và phương pháp giải. 11

ho
Phần 2. Bài tập minh họa. 11
yn
Phần 3: Một số bài tập vận dụng “thủy phân peptit trong nước” 15
DẠNG 3. PHƯƠNG PHÁP GIẢI THỦY PHÂN PEPTIT
qu

TRONG DUNG DỊCH KIỀM 17


em

Phần 1. Về lí thuyết và phương pháp giải. 17


k

Phần 2. Bài tập minh họa. 17


ay

Phần 3: Một số bài vận dụng “thủy phân peptit trong dung dịch kiềm” 19
:d

DẠNG 4. PHƯƠNG PHÁP GIẢI THỦY PHÂN PEPTIT


ok

TRONG DUNG DỊCH AXIT 21


o
eb

Phần 1. Về lí thuyết và phương pháp giải. 21


Phần 2. Bài tập minh họa. 21
F
D

Phần 3: Một số bài tập “thủy phân peptit trong dung dịch axit” 24
-P

DẠNG 5: PHƯƠNG PHÁP GIẢI ĐỐT CHÁY PEPTIT VÀ MUỐI 26


er

Phần 1. Về lí thuyết và phương pháp giải. 26


rd

Phần 2. Bài tập minh họa. 28


lO

Phần 3: Một số bài tập vận dụng “đốt cháy peptit và muối của nó” 30
ai

IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 32


Em

V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 33


VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
VII. PHỤ LỤC 35

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 37


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải

Hết

om
l.c
ai
gm
s@
es
in
us
nb
ho
yn
qu
k em
ay
:d
o ok
eb
F
D
-P
er
rd
lO
ai
Em

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 38


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP


PEPTIT VÀ PROTENIN

om
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

l.c
Trong năm học 2015-2016 và 2016-2017 tôi được phân công giảng dạy lớp
các lớp 12 cơ bản và 12 ban B, trong đó học sinh lớp 12A3 ban B đa số có học lực

ai
khá tốt môn hóa và có động cơ học tập tích cực. Chuyên đề peptit – protein là

gm
chuyên đề khá mới ở bậc phổ thông, đọc sách giáo khoa xong ta rất khó tổng hợp
được kiến thức và vận dụng để giải bài tập và đặc biệt trong các đề thi quốc gia

s@
các năm gần đây và học sinh khi gặp các câu hỏi phần này đều có tâm lý sợ vấn đề
này đề này bởi vì các em chưa đi sâu vào bản chất. Do đó các em sẽ rất khó khăn

es
khi gặp bài tập peptit-protein. Vì vậy nếu không hiểu bản chất sâu sắc thì các em

in
rất khó để giải quyết được.

us
Trên tinh đó tôi viết chuyên đề “phương pháp giải bài tập của peptit-protein”
nhằm giúp các em khắc phục các khó khăn trên và tự tin khi xử lí các câu hỏi về

nb
peptit-protein.

ho
Đề tài chỉ xuất phát từ sự khó khăn của học sinh và bản thân cũng muốn tổng
yn
hợp, bổ sung để cho công việc giảng dạy ngày càng đạt hiệu quả cao. Rất mong
các đồng nghiệp đọc, góp ý và bổ sung thêm để vấn đề ngày càng được đầy đủ dễ
qu
hiểu làm tài liệu cho các em trong học tập. Xin chân thành cám ơn quý thầy cô.
em

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà
trường, tổ chuyên môn và các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
k
ay

Đây là những kinh nghiệm rút ra của cá nhân tôi. Tôi rất mong được sự đóng
góp ý kiến của hội đồng khoa học nhà trường, các đồng nghiệp và Ban giám hiệu
:d

nhà trường giúp tôi có được phương pháp dạy học phần này tốt hơn.
o ok
eb
F
D
-P
er
rd
lO
ai
Em

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 39


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải

II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


Hiện nay trong chương trình hóa học số tiết để giải bài tập rất ít, trong các
giờ luyện tập, giáo viên chỉ ôn tập kiến thức về lí thuyết và hướng dẫn các em giải
một số bài tập sách giáo khoa, mặc dù nhiều tài liệu cũng có đưa ra các bài tập trắc

om
nghiệm và có thể cả lời giải, nhưng thường hạn chế ở một số ít dạng bài tập. Do
đó các em không có được kiến thức giải cơ bản, áp dụng các công thức tính nhanh

l.c
mà không hiểu vần đề nên khá rời rạc, giải sai và không kiểm soát hệ thống kiến

ai
thức mà mình đã học được. Do đó, việc phân loại và hướng dẫn cách giải các dạng

gm
bài tập nói chung và phần về peptit-protein nói riêng là rất cần thiết, giúp học sinh
biết phân dạng và nắm phương pháp giải, từ đó có thể tự ôn luyện kiến thức và

s@
vận dụng kiến thức để giải các bài tập và đạt được điểm cao trong các kỳ thi.
Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:

es
- Trình bày một số dạng bài tập về peptit-protein; hướng dẫn giải chúng

in
bằng phương pháp ngắn gọn, dễ hiểu.

us
- Học sinh nắm được cách phân loại và phương pháp giải một số dạng bài

nb
tập trắc nghiệm về peptit-protein, giúp các em có thể chủ động phân loại và vận
dụng các cách giải để nhanh chóng giải các bài toán trắc nghiệm mà không còn bỡ

ho
ngỡ như trước đây. Qua đó sẽ góp phần phát triển tư duy, nâng cao tính sáng tạo
yn
và tạo hứng thú học tập môn Hóa học của học sinh.
qu
Đề tài này dựa trên cơ sở:
em

- Những bài tập thuộc về peptit-protein.


- Để giải bài tập về peptit-protein, ta thường kết hợp các phương pháp: Bảo
k

toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố, phương pháp tăng giảm khối lượng...
ay

Khi giảng dạy ở lớp 12, tôi thấy nhiều em học sinh gặp khó khăn trong việc
:d

phân loại và giải các bài tập phần này. Để giúp các em có thể giải được các bài tập
ok

phần này, tôi đề xuất phương pháp giải giúp các em phân loại được bài tập về
peptit-protein. Đó là:
o
eb

“Phương pháp giải bài tập peptit-protein”


F
D
-P
er
rd
lO
ai
Em

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 40


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP


+ Chuyên đề này được áp dụng thực hiện tại các lớp 12 theo khối A, B học
kỳ I, năm học 2015-2016 và 2016-2017, vào các tiết luyện tập, tăng tiết, ôn tập học
kỳ I.

om
+ Chuyên đề được chia thành 5 dạng bài tập cụ thể:

l.c
- Dạng 1: Một số phương pháp giải bài tập lý thuyết peptit-protein:

ai
+ Danh pháp peptit.

gm
+ Đồng phân và cấu tạo peptit.

s@
+ Tính chất peptit-protein.
- Dạng 2: Phương pháp giải thủy phân peptit trong nước có xúc tác axit.

es
- Dạng 3: Phương pháp giải thủy phân peptit trong dung dịch kiềm.

in
- Dạng 4: Phương pháp giải thủy phân peptit trong dung dịch axit.

us
- Dạng 5: Phương pháp giải đốt cháy peptit và muối của nó.

nb
* Mỗi dạng đều có ba phần:

ho
Phần 1: Tóm tắt phương pháp giải.
yn
Phần 2: Bài tập minh họa: Đưa ra hệ thống những bài tập từ cơ bản đến
qu
nâng cao, đồng thời hướng dẫn giải cho các dạng đó với phương pháp ngắn gọn và
dễ nhớ.
em

Phần 3: Phần bài tập vận dụng cho các dạng: Cung cấp hệ thống bài tập
k

từ dễ đến khó nhằm giúp các em tự ôn luyện và vận dụng, qua đó giúp các em nhớ
ay

và nắm chắc phương pháp giải hơn.


:d

--------------------------------
o ok
eb
F
D
-P
er
rd
lO
ai
Em

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 41


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải

DẠNG 1. MỘT SỐ BÀI TẬP LÝ THUYẾT PEPTIT-PROTEIN


Phần 1. Lý thuyết.
A. PEPTIT

om
I- KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI

l.c
1. Khái niệm

ai
Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α - amino axit được gọi
là liên kết peptit.

gm
Thí dụ: đipeptit: glyxy-lalanin

s@
es
in
Khi thủy phân đến cùng các peptit thì thu được hỗn hợp có từ 2 đến 50 phân

us
tử α - amino axit .

nb
Lưu ý: Nilon-6 cũng có liên kết -CO-NH- nhưng liên kết đó gọi là liên kết amit
không thuộc loại peptit.

ho
2 . Phân loại yn
Các peptit được chia làm 2 loại
qu

a) Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit và được gọi
em

tương ứng là đipeptit, tripeptit, tetrapeptit... đecapeptit.


b) Polipeptit gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α-amino axit. Popipeptit là cơ
k
ay

sở tạo nên protein


:d

II- CẤU TẠO, ĐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁP


1. Cấu tạo
ok

Phân tử peptit hợp thành từ các gốc α - amino axit nối với nhau bởi liên kết
o
eb

peptit theo một trật tự nhất định: amino axit đầu N còn nhóm NH2, amino axit đầu
C của nhóm COOH.
F

2. Danh pháp, đồng phân:


D

a. Đồng phân: Mỗi phân tử được xác định bằng một trật tự amino axit nhất định,
-P

thay đổi trật tự sẽ thành chất khác.


er

b. Danh pháp: Đọc ghép tên các amino axit tạo peptit
rd

VÍ DỤ:
lO
ai
Em

Glyxyl-Alanyl-Tyrosin ( hay Gly-Ala-Tyr)


Lưu ý:

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 42


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
- Số lượng peptit chứa n gốc α-amino axit (có thể trùng nhau) từ a phân tử α-
amino axit (n ≥ a) là an
- Số phân tử α-amino axit tạo peptit = số liên kết peptit +1.
- Từ n phân tử α-amino axit khác nhau thì có n! đồng phân peptit (peptit chứa n

om
n!
gốc α-amino axit khác nhau). Nếu có b cặp giống nhau thì chỉ còn lại đồng

l.c
2b
phân.

ai
- Từ n phân tử α-amino axit khác nhau thì có n2 số peptit được tạo thành.

gm
III- TÍNH CHẤT

s@
1. Tính chất vật lí
Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và đa số dễ tan trong

es
nước.

in
2. Tính chất hóa học

us
a) Phản ứng màu biure

nb
Các chất có từ hai liên kết peptit trở lên hoà tan được Cu(OH)2 và thu được

ho
phức chất có màu tím đặc trưng.
yn
Đipeptit chỉ có một liên kết peptit nên không có phản ứng này.
qu
b) Phản ứng thủy phân
Khi đun nóng dung dịch peptit với nước có xúc tác axit, sẽ thu được hỗn hợp
em

các peptit ngắn hơn và khi thủy phân hoàn toàn thì được α- amino axit.
k

c) Phản ứng cháy


ay

(6n − 3x)
CnH2n+2-xOx+1Nx + O2 → nCO2 + (n+1-0,5x) H2O + 0,5x N2
:d

4
ok

B – PROTEIN
o

Protein là thành phần không thể thiếu của tất cả các cơ thể sinh vật, nó là cơ
eb

sở của sự sống. Không những thế, protein còn là một loại thức ăn chính của con
người và nhiều loại động vật dưới dạng thịt, cá, trứng,...
F

I- KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI


D
-P

Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến
vài triệu, có vai trò là nền tảng về cấu trúc và chức măng của mọi cơ thể sống.
er
rd

Protein được phân thành 2 loại:


lO

- Protein đơn giản là những protein được tạo thành chỉ từ các gốc α - amino
axit ( hơn 50 gốc).
ai

- Protein phức tạp là những protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng
Em

với thành phần “phi protein”, như axit nucleic, lipit, cacbohiđrat,...
II- TÍNH CHẤT CỦA PROTEIN
1. Tính chất vật lí

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 43


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Dạng tồn tại
Protein tồn tại ở hai dạng chính: Dạng hình sợi và dạng hình cầu. Dạng protein
hình sợi như keratin của tóc, móng, sừng; miozin của cơ bắp, fibroin của tơ tằm,
mạng nhện. Dạng protein hình cầu như anbumin của lòng trứng trắng, hemoglobin

om
của máu.
Tính tan: Protein hình sợi hoàn toàn không tan trong nước trong khi protein

l.c
hình cầu tan trong nước.

ai
Sự đông tụ: Khi đun nóng hoặc cho axit, bazơ hay một số muối vào dung dịch

gm
protein, protein sẽ đông tụ lại. Ta gọi đó là sự đông tụ protein.

s@
2. Tính chất hóa học
a) Phản ứng thủy phân

es
Khi đun nóng protein với dung dịch axit, dung dịch bazơ hoặc nhờ xúc tác

in
của enzim, các liên kết peptit trong phân tử protein bị phân cắt dần, tạo thành các

us
chuỗi polipeptit và cuối cùng thành hỗn hợp các α - amino axit.

nb
b) Phản ứng màu

ho
Protein có một số phản ứng màu đặc trưng
Phản ứng với Cu(OH)2 (phản ứng biure) Cu(OH)2 (tạo ra từ phản ứng CuSO4
yn
+ NaOH) đã phản ứng với hai nhóm peptit (CO – NH) cho sản phẩm có màu tím.
qu

Phản ứng với HNO3 đặc Hiện tượng: Có kết tủa màu vàng.
em

NO2
OH + 2HNO3 OH + 2H2O
k
ay

NO2
:d
ok

Phần 2. Bài tập minh họa.


o

Câu 1: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit ?


eb

A. H2N- CH2CH2CONH-CH2CH2COOH.
F

B. H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH.
D

C. H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH.
-P

D. H2N-CH2CH2CONH-CH2COOH.
er
rd

Hướng dẫn giải


lO

Chất đáp án A, D tồn tại các mắt xích không phải α-amino axit. Đáp án C có 3 mắt
xích nên không thuộc loại đipeptit.
ai

Chọn B: H 2 N − CH 2 CO − NH − CH ( CH 3 ) − COOH
Em

  
Glyxyl Alanin

Câu 2. Khi thủy phân tripeptit H2N-CH(CH3)CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH


sẽ tạo ra các amino axit.

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 44


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
A. H2NCH2COOH và CH3CH(NH2)COOH.
B. CH3CH(NH2)CH2COOH và H2NCH2COOH.
C. H2NCH2CH(CH3)COOH và H2NCH2COOH.

om
D. H2NCH(CH3)COOH và H2NCH(NH2)COOH.
Hướng dẫn giải

l.c
Chất đáp án A là Ala-Gly-Glyxin. Nên khi thủy phân hoàn toàn chỉ thu

ai
được 2 loại a.a là Glyxin và Alanin.

gm
Chọn A. H 2 N − CH ( CH 3 ) CO − NH − CH 2 − CO − NH − CH 2 − COOH

s@
  
Alanyl Glyxyl Glyxin

es
Câu 3. Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin(Gly), 1

in
mol alanin(Ala), 1 mol valin(Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không

us
hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu

nb
được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là:
A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val. B. Gly-Gly-Ala-Val-Phe.

ho
C. Gly-Ala-Val-Val-Phe. yn D. Gly-Ala-Val-Phe-Gly.
Hướng dẫn giải
qu

Chất đáp án A không có đoạn Gly-Ala-Val (loại)


em

Chất đáp án B có đoạn Gly-Gly (loại)


k

Chất đáp án C chỉ có 1 Gly (loại)


ay

Nên chọn D là thỏa mãn.


:d
ok

Câu 3. Số chất đipeptit tối đa tạo thành từ hỗn hợp glyxin và alanin là
o

A. 3 chất. B. 8 chất. C. 2 chất. D. 4 chất.


eb

Hướng dẫn giải


F

Cách 1: Liệt kê
D
-P

Các đipeptit là: Gly-Ala; Ala-Gly; Gly-Gly; Ala-Ala.


er

Cách 2: Dùng xác suất thống kê:


rd

Số đipeptit tối đa là: 22=4. chọn D.


lO

Nhận xét: Cách 1 nhiều học sinh chọn C và không để ý trường hợp 2 α-aa
có thể giống nhau.
ai
Em

Cách 2 ta có thể xếp x α-aa vào n vị trí khác nhau của chuỗi n peptit.
Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí n Số chất n-peptit tối đa
Các gốc có thể giống nhau x cách x cách x cách xn

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 45


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Câu 4. Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) mà khi thủy phân hoàn toàn thu được hỗn
hợp 3 amino axit: glyxin, alanin và phenylalanin?
A. 3 chất. B. 9 chất. C. 4 chất. D. 6 chất.

om
Hướng dẫn giải
Cách 1: Liệt kê.Các tripeptit là:

l.c
Gly-Ala-Val; Gly-Val-Ala; Ala-Gly-Val; Ala-Val-Gly; Val-Gly-Ala; Val-Ala-Gly

ai
Cách 2: Dùng xác suất thống kê

gm
Số tripeptit tối đa là: 3!=6. chọn D.

s@
Nhận xét: Cách 1 khó khả thi khi số mắt xích nhiều nên dễ thiếu sót.
Cách 2 ta có thể xếp x α-aa vào n vị trí khác nhau của chuỗi n peptit.

es
Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí n Số chất n-peptit tối đa

in
us
Các gốc khác nhau x cách x-1 cách 1 cách x!

nb
Câu 5. Có bao nhiêu tetrapeptit (mạch hở) mà khi thủy phân hoàn toàn 1 mol

ho
tetrapeptit thu được hỗn hợp: 2 mol glyxin 1mol alanin và1 mol phenylalanin?
yn
A. 10 chất. B. 12 chất. C. 18 chất. D. 24 chất.
qu

Hướng dẫn giải


em

Cách 1: Trong peptit có 2Gly, 1 Ala và 1 Phe.


k
ay

Ta xếp các a.a vào 4 ô trống


:d

Chọn 1 ô để đặt Ala có 4 cách


ok

Chọn 1 ô để đặt Phe có 3 cách


o

Còn 2 ô chọn 2 ô để đặt 2 Gly có C22 = 1 cách


eb

Số tetrapeptit tối đa là: 4.3. C22 = 12. chọn B


F
D

Cách 2: Xét 4 loại a.a: Glya; Glyb; Ala; Phe thì có 4! Cách. Vì Glya ≡ Glyb nên có
-P

2! Peptit bị lặp.
er

4!
Số đipeptit tối đa là: = 12. chọn B.
rd

2!
lO

Nhận xét: Cách liệt kê không khả thi khi số mắt xích khá nhiều.
n!
ai

Số n-peptit tối đa để sinh ra x loại a.a (trong đó có y cặp giống nhau) là: .
2y
Em

Phần 3: Bài tập vận dụng dạng 1


Câu 1. Tripeptit là hợp chất
A. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit.
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 46
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau.
C. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.
D. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau.

om
Câu 2. Số đồng phân đipeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 1 phân tử alanin là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

l.c
Câu 3. Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất

ai
xúc tác thích hợp là

gm
A. α-amino axit. B. este. C. axit cacboxylic. D. β-amino axit.

s@
Câu 4. Tên gọi nào sau đây phù hợp với peptit có CTCT:
H2NCH2CONHCH(CH3)CONHCH2COOH ?

es
A. glyxyl -alanyl-glyxin. B. alanyl-glyxyl-alanin

in
C. alanyl-alanyl-glyxin. D. glyxyl-glyxyl- alanin.

us
Câu 5. Phát biểu nào dưới đây về protein là không đúng?

nb
A. Protein là những polipeptit cao phân tử (phân tử khối từ vài chục ngàn đến

ho
vài triệu đvC)
yn
B. Protein có vai trò là nền tảng về cấu trúc và chức năng của mọi sự sống
qu
C. Protein phức tạp là những protein được tạo thành từ protein đơn giản và
lipit, gluxit, axit nucleic,..
em

D. Protein đơn giản là những protein được tạo thành chỉ từ các gốc α- và β-
k

amino axit
ay

Câu 6. Số tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin, 1 phân tử alanin và 1 phân tử


:d

valin.
ok

A. 8 chất B. 9 chất C. 16 chất D. 27 chất


Câu 7. Protein phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trung là:
o
eb

A. màu da cam B. màu vàng C. Màu tím D. màu đỏ


F

Câu 8. Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ?


D

A. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.
-P

B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
er

C. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH
rd

D. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.
lO

Câu 9. Khi thủy phân tripeptit H2N -CH(CH3)CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH


ai

sẽ tạo ra các amino axit


Em

A. H2NCH2COOH và CH3CH(NH2)COOH.
B. CH3CH(NH2)CH2COOH và H2NCH2COOH.
C. H2NCH2CH(CH3)COOH và H2NCH2COOH.

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 47


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
D. H2NCH(CH3)COOH và H2NCH(NH2)COOH.
Câu 10. Một trong những quan điểm khác nhau giữa protein so với lipit và
cacbohidrat là:
A. protein luôn là chất hữu cơ no. B. protein luôn chứa chức ancol (-OH).

om
C. protein có phân tử khối lớn hơn. D. protein luôn chứa nitơ.

l.c
Câu 11. Số chất tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 1 phân tử alanin là

ai
A. 3 chất. B. 8 chất. C. 5 chất. D. 4 chất.

gm
Câu 12. Sự kết tủa protit bằng nhiệt được gọi là

s@
A. sự đông tụ B. sự ngưng tụ C. sự phân huỷ D. sự trùng ngưng
Câu 13. Có bao nhiêu tripeptit mà phân tử chứa 3 gốc amino axit khác nhau?

es
A. 8 chất. B. 3 chất. C. 5 chất. D. 6 chất.

in
Câu 14. Phân biệt Gly-Ala với Gly-Gly-Ala dùng hóa chất nào sau đây:

us
A. Br2 B. NaOH C. Cu(OH)2 D. AgNO3

nb
Câu 15. Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra mấy chất đipeptit ?

ho
A. 4 chất. B. 3 chất. C. 1 chất. D. 2 chất.
yn
Câu 16. Phân biệt đipeptit với các peptit khác dùng hóa chất nào sau đây:
qu
A. AgNO3 B. Cu(OH)2 C. NaOH D. Br2
em

Câu 17. Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit ?
A. H2N- CH2CH2CONH-CH2CH2COOH.
k
ay

B. H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH.
:d

C. H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH.
ok

D. H2N-CH2CH2CONH-CH2COOH.
o
eb

Đáp án tham khảo


F

1A 2D 3A 4A 5D 6D 7C 8B 9A 10D
D

11B 12A 13D 14C 15A 16B 17B


-P
er

---------------------------
rd
lO
ai
Em

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 48


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải

DẠNG 2. PHƯƠNG PHÁP GIẢI THỦY PHÂN PEPTIT TRONG NƯỚC CÓ


XÚC TÁC AXIT
Phần 1. Về lí thuyết và phương pháp giải.

om
- Về lí thuyết
Tính chất: Tác dụng với nước trong môi trường axit:

l.c
+
Peptit(x) + (x-1) H2O 
H
→ x α- Amino axit (1)

ai
gm
- Phương pháp giải.
+ Từ phương trình (1) ta rút ra:

s@
n peptit + n H 2O = n Aminoaxit ; m peptit + m H 2O = m Aminoaxit

es
n Aminoaxit
Số chỉ peptit : x =

in
n peptit

us
Số mol nguyên tố N hoặc các mắt xích được bảo toàn.

nb
+ Phải nắm chắc cấu tạo và M của các Amino axit sau

ho
Công thức M Tên thường Kí hiệu
C H 2 − COOH
yn
| 75 Glyxin Gly
qu
NH 2
em

CH 3 − C H − COOH
| 89 Alanin Ala
NH 2
k
ay

CH 3 − C H – C H − COOH
| | 117 Valin Val
:d

CH 3 NH 2
ok

H 2 N − ( CH 2 )4 − C H − COOH
| 146 Lysin Lys
NH 2
o
eb

HOOC − ( CH 2 )2 C H − COOH Axit


| 147 Glu
F

NH 2 glutamic
D

C6 H 5 − CH 2 − C H − CH 3
-P

| 165 Phenylalanin Phe


NH 2
er
rd

HO CH2 CH COOH
181 Tyrosin Tyr
lO

NH2
ai
Em

Phần 2. Bài tập minh họa.


Câu 1: Thủy phân hết m gam tripeptit : Gly-Gly-Gly thu được hỗn hợp gồm 13,5
gam Gly và 15,84 gam Gly-Gly. Giá trị m là ?
A. 26,24. B. 29,34. C. 22,86. D. 23,94.
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 49
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Hướng dẫn giải
Tính số mol các sản phẩm :
13,5 15,84
n Gly = = 0,18 mol. ; n Gly −Gly = = 0,12 mol .

om
75 132
Cách 1 : Phương trình thủy phân:

l.c
Gly − Gly – Gly → 3Gly

ai
a ( mol ) 3a ( mol )

gm
Gly − Gly − Gly → Gly − Gly + Gly

s@
b ( mol ) b ( mol ) b ( mol )

es
3a + b = 0,18 a = 0,02
 ⇒
b = 0,12  b = 0,12

in

us
Tổng số mol Gly-Gly-Gly là : 0,02+ 0,12= 0,14 (mol)

nb
⇒ m = 0,14x(75x3-18x2)= 26,46 gam.

ho
Cách 2: Bảo toàn mol nguyên tố N hoặc bảo toàn mol mắt xích Ala ta được:
3n Ala = ( 1.0,18 + 2.0,12 ) = 0, 42 ( mol ) ⇒ n Ala = 0,14 ( mol )
yn
qu
mpeptit ban đầu= 0,14.(75.3-18.2) = 26,24 gam. Chọn Đáp án A.
em

Câu 2: Cho X là hecxapeptit, Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là Gly-Ala-Gly-Glu.


k

Thủy phân hoàn toàn X và Y thì thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam Glyxin
ay

và 28,48 gam Alanin. Giá trị của m là?


:d

A. 77,6 gam B. 83,2 gam C. 87,4 gam D. 73,4 gam


ok

Hướng dẫn giải


o

28,48 30
eb

Đề cho n Ala = = 0,32 mol; n Gly = = 0,4 mol .


89 75
F

Gọi a,b là số mol X, Y


D

 X :(A 2 V2 G 2 ) a mol + H 2O  n Ala = 2 a + b = 0,32 mol a = 0,12 mol


-P

  → ⇒
 Y :(AG 2 Glu) b mol  n Gly = 2 a + 2b = 0,4 mol  b = 0,08 mol
er
rd

mpeptit = 0,12.(75.2+89.2+117.2-5.18) + 0,08.(75.2+89+147-3.18)=83,2 gam


lO

Vậy ⇒ Đáp án B.
ai

Câu 3: Hỗn hợp X gồm 3 peptit Y, Z, T đều mạch hở có tỉ lệ số mol tương ứng là
Em

1:1:3. Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 14,24 gam
Alalin và 8,19 gam Valin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của 3 peptit
trong X nhỏ hơn 10. Giá trị của m là:
A. 18,83 B. 18,29 C. 19,19 D. 18,47

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 50


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Hướng dẫn giải
Theo đề ta tính được: nAla= 0,16 mol ; nVal= 0.07mol.
Cách 1: Rất dễ dàng quy đổi hỗn hợp X thành nhiều hỗn hợp kiểu:

om
(Ala 2 Val) 0,01mol

X : (Ala) 2 0,01mol (Thỏa mãn bài toán vì đề chỉ yêu cầu số LK peptit<10).

l.c
(Ala Val ) 0,03mol

ai
4 2

gm
Số mol của nước là: 0,01.2 + 0,01.1 + 0,03.5 = 0,18 mol
⇒ mX = 14,24 + 8,19 - 0.18.18 = 19,19 g

s@
Cách 2: Gọi số mol các peptit là a; a; 3a ⇒ nX = 5a.
Tỉ lệ nAla : nVal= 16:7 ⇒ số nguyên tử N của hỗn hợp X là 16k+7k= 23k.

es
Gọi x, y , z là số mắt xích của peptit Y, Z, T.

in
(Y) x a mol

us

X : (Z) y a mol ⇔ peptit [(Ala16 Val 7 ) k + 4H 2 O] a mol, k ∈ N * .

nb
(T) 3a mol
 z

ho
Bảo toàn N: Ta có yn
 x + y + 3z
(x + y + 3z).a = 23k.a
qu
k = <1,83
 ⇒ 23 ⇒ k =1
( x − 1) + ( y − 1) + ( z − 1) < 10
em

  x + y + 3z < 3x + 3y + 3z < 13.3 = 42

Vậy bảo toàn N: ax + ay + 3az = (0,16 + 0,07) ⇒ a = 0,01 và nX= 0,05 mol.
k
ay

Số mol của nước là: n H 2O = n Aminoaxit − n peptit = 0,23 - 0,05 = 0,18 mol
:d

⇒ mX = 14,24 + 8,19 – 0,18.18 = 19,19 g.


Nhận xét : Với cách 1 thì việc quy đổi khá dễ dàng và đúng cho tất cả các
ok

trường hợp quy đổi khác nhau, miễm là thỏa mãn yêu cầu của đề, nên học sinh
o

cũng dễ hiểu. Cách 2 chặt chẽ hơn nhưng khó biến đổi hơn.
eb

- Phần đa số chọn k=1 bỏ qua bước tìm k nên bài toán lại dễ dàng suy ra số
F

n 0,23
mol peptit: a = a.a = = 0,01mol ⇒ n H 2O = n aa − n peptit = 0,18 mol . Tuy
D

16 + 7 23
-P

nhiên k có thể khác 1 do đó bài toán sẽ sai khi có nhiều giá trị k mà ta chỉ
er

chọn k=1.
rd

Ví dụ : Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm peptit X (a mol) và peptit Y
(theo tỉ lệ mol 4:1) thu được 30 gam glyxin; 71,2 gam alanin và 70,2 gam valin.
lO

Giải: Biết tổng số liên kết peptit có trong 2 phân tử X và Y là 7.


ai

Tương tự giống câu 3 Gly: Ala : Val = 0,4 : 0,8 : 0,6 =2:4:3.
Em

Nếu đưa về tỉ lệ rút gon 2:4:3. Tổng số mắt xích trong A là (2+4+3).k=9k
X có x gốc Amino axit, Y có y gốc Amino axit. Ta có x + y - 2 = 7.
Theo tỉ lệ mol 4: 1 ⇒ 4x + y = 9k.
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 51
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải

4x + y = 9
+ Nếu chọn k=1 thì  không có nghiệm.
x + y − 2 = 7
4x + y = 18  x = 3
+ Mà phải là k=2. Nên  ⇒ .

om
x + y − 2 = 7 y = 6

l.c
n a.a 0,18
a= = = 0,01mol ⇒ n H2O = n aa − n peptit = 0,18 − 5.0,01 = 0,13 mol

ai
(2 + 4 + 3).2 18

gm
⇒ mX = 30 + 71,2 + 70,2 – 0,13.18 = 169,06 g.

s@
4x + y = 9.k
+ Nếu chọn k=3, 4… thì  đều không có nghiệm thỏa mãn.
x + y − 2 = 7

es
Câu 4. Cho m gam hỗn hợp N gồm 3 pepeptit X, Y, Z đều cấu tạo từ các amino

in
axit (các amino axit đều no đơn chức mạch hở) có tỉ lệ mol nX:nY:nZ = 2:3:5. Thủy

us
phân hoàn toàn N, thu được 60 gam Gly, 80,1 gam Ala; 117gam Val. Biết tổng số
liên kết peptit trong N là 6. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau?

nb
A. 255,4 gam. B. 176,5 gam. C. 226,0 gam. D. 257,1 gam.

ho
Hướng dẫn giải
yn
Theo đề ta tính được: nGly= 0,8 mol ; nAla= 0,9 mol ; nVal= 1 mol
qu

Cách 1: Quy đổi hỗn hợp N thành:


em

 X : (Ala 3 Val) 0, 2mol



k

N :  Y : (GlyAlaVal) 0,3mol Thỏa mãn bài toán vì số LK peptit = 6.


ay

 Z : (GlyVal) 0,5mol

:d

⇒ mN =0,2.(89.3+117-3.18) + 0,3.(75+89+117-2.18) + 0,5.(75+117-18) = 226,5g


ok

Cách 2: Gọi số mol các peptit là 2a; 2a; 5a. ⇒ nN = 10a.


o

Tỉ lệ nGly : nAla : nVal= 8: 9:10 ⇒ số nguyên tử N của 1 mol hỗn hợp X là 8+9+10=
eb

27.
F

Gọi x, y , z là số mắt xích của peptit X, Y, Z. ⇒ x − 1 + y − 1 + z − 1 = 6.


D
-P

(X) x 2a mol

er

N : (Y) y 3a mol ⇔ peptit[(Gly8 Ala 9 Val10 ) k + 9H 2 O] a mol, k ∈ N * .


(Z) 5a mol
rd

 z
lO

Chọn k=1, nên 2x + 3y + 5z = 27. (Vì 27k=2x + 3y + 5z<5x + 5y + 5z = 45).


ai

Vậy bảo toàn Nito: 2ax + 2ay + 5az = (0,8+0,9 +1) ⇒ a = 0,1 và npeptit= 1 mol.
Em

Số mol của nước là: n H 2O = n Aminoaxit − n peptit = 2,7 - 1 = 1,7 mol


⇒ mX = 60+80,1+117 – 1,7.18 = 226,5 g. chọn C.
Nhận xét : Với cách 1 thì việc quy đổi khó tìm ra được các peptit thỏa mãn
yêu cầu của đề, nên học sinh cũng khó hiểu. Cách 2 lại dễ hơn.
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 52
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Kết luận vấn đề bài toán thủy phân hỗn hợp peptit cho tỉ lệ mol x:y:z... thu
được các amino axit X, Y, Z có tỉ lệ mol a : b : c...Ta phải làm các việc sau.
n a.a
+ Tính số mol n a min o axit = với k=1; 2…
(a + b + c).k

om
+ Tính mol nước n H 2O = n aa − n peptit

l.c
+ Bảo toàn khối lượng m peptit + m H 2O = m a.a

ai
gm
Từ các kết quả tính được sẽ chọn được đáp án, tuy nhiên nếu nhiều giá trị của
k thì bài toán làm theo cách này dài dòng và không khả thi nên phải quay lại cách

s@
tìm bộ số thỏa mãn ban đầu.

es
Phần 3: Bài tập vận dụng dạng 2

in
Câu 1. Thủy phân hết m gam tripeptit : Gly-Gly-Gly ( mạch hở) thu được hỗn

us
hợp gồm 20,25 gam Gly; 23,76 gam Gly-Gly. Giá trị m là ?

nb
A. 44,01. B. 39,15. C. 39,69. D. 26,24.

ho
Câu 2. Thủy phân hết m gam tripeptit : Gly-Gly-Gly ( mạch hở) thu được hỗn
hợp gồm 13,5 gam Gly;15,84 gam Gly-Gly . Giá trị m là ?
yn
A. 29,34. B. 22,86. C. 23,94. D. 26,24.
qu

Câu 3. Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được
em

hỗn hợp gồ m 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị
của m là:
k
ay

A. 90,6. B. 81,54. C. 111,74. D. 66,44.


:d

Câu 4. Khi thủ y phân hoàn toàn 65 gam một peptit X thu được 22,25 gam alanin
và 56,25 gam glyxin. X là:
ok

A. đipeptit. B. tetrapeptit. C. pentapeptit. D. tripeptit.


o
eb

Câu 5. Khi thủy phân hoàn toàn 55,95 gam một peptit X thu được 66,75 gam
alanin (amino axit duy nhất). X là:
F

A. tripeptit. B. tetrapeptit. C. pentapeptit. D. đipeptit.


D
-P

Câu 6. X là một tetrapeptit cấu tạo từ một amino axit (A) no, mạch hở có 1
nhóm -COOH; 1 nhóm -NH2. Trong A %N = 15,73% (về khối lượng). Thủy
er

phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58 gam tripeptit; 25,6 gam
rd

đipeptit và 92,56 gam A. Giá trị của m là:


lO

A. 161 gam. B. 159 gam. C. 149 gam. D. 143,45 gam.


ai

Câu 7. Thủy phân hết m gam tetrapeptit: Gly-Gly-Gly-Gly (mạch hở) thu được
Em

hỗn hợp gồm 30 gam Gly; 21,12 gam Gly-Gly và 15,12 gam Gly-Gly-Gly. Giá trị
của m là
A. 66,24. B. 59,04. C. 66,06. D. 66,44.

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 53


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Câu 8. Thủy phân hết m gam tripeptit : Gly-Gly-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp
gồm 20,25 gam Gly; 23,76 gam Gly-Gly. Giá trị m là ?
A. 39,69. B. 26,24. C. 44,01. D. 39,15.
Câu 9. Thủy phân hết m gam tripeptit : Gly-Gly-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp

om
gồm 9 gam Gly; 3,96 gam Gly-Gly. Giá trị m là ?

l.c
A. 11,88. B. 12,6. C. 12,96. D. 11,34.

ai
Câu 10. Thủy phân hết m gam tripeptit : Ala-Ala-Ala( mạch hở) thu được hỗn

gm
hợp gồm 8,01 gam Ala; 4,8 gam Ala-Ala. Giá trị m là ?
A. 11,88. B. 9,45. C. 12,81. D. 11,34.

s@
Câu 11. Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được
hỗn hợp gồm 0,24 mol Ala, 0,16 mol Ala-Ala và 0,1mol Ala-Ala-Ala. Giá trị của

es
m là ?

in
A. 27,784. B. 72,48. C. 81,54. D. 132,88.

us
Câu 12. Khi thủy phân 500 gam protein (X) thì thu được 170 gam alanin. Nếu

nb
khối lượng phân tử của protein là 500000 đvC thì số mắt xích alanin trong (X) là

ho
bao nhiêu ?
A. 191. B. 200. ynC. 250. D. 181.
Câu 13. Khi thủy phân 20 gam protein (X) thì thu được 10,68 gam alanin. Nếu
qu

khối lượng phân tử của protein là 40000 đvC thì số mắt xích alanin trong (X) là
em

bao nhiêu ?
A. 191. B. 240. C. 250. D. 180.
k
ay

Câu 14. Hỗn hợp M gồm một peptit mạch hở X và một peptit mạch hở Y (mỗi
peptit đều được cấu tạo từ một loại α-amino axit, tổng số liên kết peptit trong 2
:d

phân tử X, Y là 5) với tỉ lệ mol là 1 : 3. Khi thủy phân m gam hỗn hợp M thu
ok

được 81 gam Glyxin và 42,72 gam Alanin. Giá trị m gần giá trị nào nhất dưới
đây?
o
eb

A. 104,28. B. 116,28. C. 109,50. D. 110,28.


Đáp án tham khảo
F
D

1C 2D 3B 4B 5B 6D 7B 8A 9D 10B
-P

11B 12A 13B 14A


er
rd

-------------------------------------
lO
ai
Em

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 54


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải

DẠNG 3. PHƯƠNG PHÁP GIẢI THỦY PHÂN PEPTIT TRONG KIỀM MẠNH
Phần 1. Về lí thuyết và phương pháp giải.
- Về lí thuyết

om
Tính chất: Tác dụng với kiềm mạnh như NaOH, KOH:

l.c
+
Peptit(x) + (x-1) H2O 
H
→ x α-Amino axit (1)

ai
o
x α-Amino axit + xNaOH 
t
→ x muối natri + x H2O (2)

gm
Cộng (1) với (2) theo vế ta được:

s@
o
Peptit(x) + xNaOH 
t
→ x muối natri + 1H2O (3)
Lưu ý khi có Glu trong mạch peptit, Glu còn 1 nhóm COOH tự do để phản ứng

es
với bazo tạo muối và nước, do đó số mol bazo và nước tăng lên.

in
- Phương pháp giải.

us
+ Từ phương trình (3) ta rút ra:

nb
n peptit = n H 2O ; m peptit + m NaOH = m muèi + m H 2O

ho
n NaOH
Số chỉ peptit : x = yn
n peptit
qu
Số mol nguyên tố N, Na… hoặc các mắt xích được bảo toàn.
em

+ Phải nắm chắc cấu tạo và M của các Amino axit.


k
ay

Phần 2. Bài tập minh họa.


:d

Câu 1. Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch
KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4
ok

gam muối khan. Giá trị của m là


o
eb

A. 1,64 B. 1,46 C. 1,36 D. 1,22


Hướng dẫn giải
F
D

Cách 1 : Phương trình thủy phân:


-P

H2 NCH2CONHCH(CH3 )COOH + 2KOH → H2 NCH2COOK + H2 NCH(CH3 )COOK + H 2O


 
er

  2a mol


  
a mol a mol a mol a mol
  
rd

2,4 gam

Theo đề: khối lượng 2 muối là: 113a+127a=2,4 gam ⇒ a=0,01 mol.
lO

Vậy mpeptit = 0,01.(75+89-18)=1,46 gam. Chọn B


ai

Gly − Ala + 2KOH 


→ Muèi + H 2 O
Em

Cách 2:
a mol 2a mol a mol
Bảo toàn khối lượng ta được:
a ( 75 + 89 − 18 ) +2a.56 = 2,4 + a.18 ⇒ a= 0,01 ( mol ) .
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 55
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Vậy mpeptit = 0,01.(75+89-18)=1,46 gam. Chọn B.

Câu 2. Tripeptit X sau: H2NCH2CONHCH(CH3)CONHCH(CH3)COOH. Thủy


phân hết 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khố i lượng chất rắn thu

om
được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là:

l.c
A. 31,9 gam. B. 22,2 gam. C. 35,9 gam. D. 28,6 gam.

ai
Hướng dẫn giải

gm
Cách 1 : Phương trình thủy phân:

s@
H2NCH2CONHCH( CH3 ) CONHCH(CH3)COOH+3NaOH
→ H2NCH2COONa + 2H2NCH(CH3)COONa + H 2O
  0,3 mol

     
0,1 mol
0,1 mol 0,1mol 0,2 mol

es
Theo phương trình phản ứng, khối lượng chất rắn là: m 2 muối + mNaOH còn dư.

in
Vậy mrắn = 0,1.97 + 0,2.111 + 0,1.40=35,9 gam. Chọn C.

us
Cách 2: → Muối + H2O . Vì NaOH dư nên:
Gly-Ala-Ala + 3NaOH 

nb
0,1 mol → 0,3 mol → 0,1 mol

ho
Bảo toàn khối lượng ta được:
yn
mrắn = 0,1.(75+89.2-2.18) + 0,4.40 - 0,1.18 = 35,9 gam. Chọn C.
qu

Câu 3. H ỗ n h ợ p X g ồ m: tetrapeptit M là Gly-Gly-Val-Ala và tripeptit N là Val-


em

Gly-Val có tỉ lệ số mol nM:nN = 1: 3. Đun nóng m1 gam hỗn hợp X với 260 ml
dung dịch KOH 0,5M (vừa đủ), sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y
k
ay

có chứa m2 gam muối khan. Giá trị m1, m2 lần lượt là:
:d

A. 17,77 gam và 11,21 gam. B. 11,21 gam và 16,15 gam.


C. 11,21 gam và 17,77 gam. D. 16,15 gam và 11,21 gam.
ok

Hướng dẫn giải


o
eb

Theo đề ta tính được: nKOH= 0,13 mol


F

 M : (Gly − Gly − Val − Ala) + 4KOH → muèi + H 2 O


D

 a mol 4a mol a mol



-P

X:
 N : (Val − Gly − Val) + 3KOH → muèi + H 2 O
er

 3a mol 9a mol 3a mol


rd

Số mol KOH là: a.4 + 3a.3 =13a= 0,13 mol ⇒ a= 0,01 mol
lO

⇒ m1= mX = 0,01.(75.2+117+89-3.18) + 0,03.(117.2+75-2.18) = 11,21 g


ai

Bảo toàn khối lượng ta được: m1 + m KOH = m 2 + m H2O


Em

⇒ m2= 11,21 + 0,13.56 - 0,04.18 = 17,77 g. Chọn C.

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 56


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Câu 4: Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm tetrapeptit (Y) mạch hở và tripeptit mạch
hở (Z) (tỉ lệ mol 1:2) với 30 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản
ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 3,624 gam muối khan của các amino axit
đều có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 trong phân tử. Giá trị của m là?

om
A. 2,715. B. 3,30. C. 2,586. D. 2,224.

l.c
Hướng dẫn giải

ai
Theo đề ta tính được: nNaOH= 0,03 mol . Gọi số mol các peptit là a và 2a mol

gm
(Y) 4 + 4NaOH → muèi + H 2 O
 a 4a a (mol)

s@
X:
(Z) 3 + 3NaOH → muèi + H 2 O

es
 2a 6a 2a (mol)

in
Số mol NaOH là: a.4 + 2a.3 =10a= 0,03 mol ⇒ a= 0,003 mol.

us
Bảo toàn khối lượng ta được: m1 + m KOH = m 2 + m H2O

nb
⇒ m = 3,624 + 3.0,003.18 - 0,03.40 = 2,586 g. Chọn C

ho
Phần 3: Bài tập vận dụng dạng 3
yn
qu
Câu 1. Cho peptit X sau: H2NCH2CO–NHCH(CH3)COOH. Thủy phân hoàn toàn
0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được khi
em

cô cạn dung dịch sau phản ứng là :


k

A. 29,6 gam. B. 22,2 gam. C. 30,6 gam. D. 31,9 gam.


ay

Câu 2. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol Val-Gly trong dung dịch KOH dư. Khối
:d

lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là :
ok

A. 48,6 gam. B. 32,4 gam. C. 26,8 gam. D. 25,4 gam.


o

Câu 3. Thủy phân hoàn toàn 0,05 mol Gly-Glu trong dung dịch KOH dư. Tính thể
eb

tích dung dịch KOH 0,5M tối thiểu cần dùng :


A. 300 ml. B. 150 ml. C. 400 ml. D. 200 ml.
F
D

Câu 4. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol Gly-Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư.
-P

Tính khối lượng muối thu được :


er

A. 30,5 gam. B. 35,15 gam. C. 34,86 gam. D. 27,04 gam.


rd

Câu 5. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol Gly-Ala-Glu trong dung dịch NaOH dư.
lO

Tính khối lượng muối thu được :


A. 39,9 gam. B. 41,7 gam. C. 37,7 gam. D. 30,2 gam.
ai
Em

Câu 6. X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m


gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ số mol nX:nY = 1: 3 với 780 ml dung dịch NaOH 1M
(vừa đủ), sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Giá trị m là:
A. 65,13 gam. B. 64,86 gam. C. 68,1 gam. D. 77,04 gam.

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 57


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Câu 7. Tripeptit X sau: H2NCH2CO–NHCH(CH3)CO–NHCH(CH3)COOH. Thủy
phân hoàn toàn 0,05 mol X trong 200 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất
rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là:
A. 28,24 gam. B. 17,6 gam. C. 17,95 gam. D. 15,5 gam.

om
Câu 8. Peptit X được tạo bởi một amino axit chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -
COOH. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong dung dịch NaOH lấy dư 20% so vời

l.c
lượng cần thiết, sau phản ứng đem cô cạn thu được chất rắn có khối lượng nhiều

ai
hơn X 75 gam. Số liên kết peptit trong X là :

gm
A. 14. B. 15. C. 16. D. 17.

s@
Câu 9. Tetrapeptit X được tạo bởi một amino axit chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1
nhóm -COOH. Thủy phân hoàn toàn m gam X trong 0,3 mol dung dịch NaOH,

es
sau phản ứng đem cô cạn thu được 34,95 gam muối. Phân tử khối của X là :
A. 284. B. 324. C. 378.

in
D. 306.

us
Câu 10. Đố t cháy 0,02 mol tripeptit X thu được 0,18 mol CO2. Thủy phân
hoàn toàn m gam X trong 100 ml dung dịch NaOH 2M, sau phản ứng đem cô cạn

nb
thu được 16,52 gam chất rắn. Giá trị của m là :

ho
A. 7,56. B. 9,24. C. 5,67. D. 8,87.
yn
qu
Đáp án tham khảo
em

1C 2C 3A 4A 5A 6C 7C 8B 9B 10B
k
ay

----------------------------
:d
ook
eb
F
D
-P
er
rd
lO
ai
Em

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 58


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
DẠNG 4. PHƯƠNG PHÁP GIẢI THỦY PHÂN PEPTIT TRONG AXIT
Phần 1. Về lí thuyết và phương pháp giải.
- Về lí thuyết

om
Tính chất: Tác dụng với axit như HCl, H2SO4:
+
Peptit(x) + (x-1) H2O 
H
→ x α-Amino axit (1)

l.c
x α-Amino axit + xHCl 
→ muối clorua (2)

ai
gm
Cộng (1) với (2) theo vế ta được:
Peptit(x) + xHCl + (x-1) H2O 
→ muối clorua (3)

s@
* Lưu ý khi có Lys trong mạch peptit, Lys còn 1 nhóm NH2 tự do để phản ứng
với axit tạo muối, do đó số mol axit tăng lên.

es
- Phương pháp giải.

in
us
+ Từ phương trình (3) ta rút ra:

nb
n peptit = n muèi

ho
m peptit + m HCl + m H 2O = m muèi
n HCl − n peptit = n H2O
yn
qu
Số mol nguyên tố N, Cl… hoặc các mắt xích được bảo toàn.
em

+ Phải nắm chắc cấu tạo và M của các Amino axit.


k
ay

Phần 2. Bài tập minh họa.


:d

a. Bài toán peptit tác dụng với axit tính khối lượng muối.
ok

Câu 1. Thủy phân hoàn toàn 25,24 gam hỗn hợp hai đipeptit thì thu được 27,94
gam hỗn hợp X (gồm các amino axit chỉ có một nhóm amino trong phân tử). Nếu
o

cho lượng hỗn hợp X này tác dụng với dung dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận
eb

dung dịch, thì lượng muối khan thu được m gam muối khan. Giá trị của m là ?
F

A. 38,89 gam. B. 38,64 gam. C. 31,12 gam. D. 32,78 gam.


D

Hướng dẫn giải


-P

+
er

Đipeptit + 1H2O 
H
→ 2.amino axit (X). (1)
rd

2.amino axit + 2HCl→ hỗn hợp 2 muối. (2)


lO

Đipeptit + 1H2O + 2HCl→ hỗn hợp 2 muối. (3)


Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng (1):
ai
Em

⇒ Số mol H2O là: n H2O =


(m a.a
− m peptit )
=
( 27,94 − 25, 24 )
= 0,15(mol).
18 18
⇒ nHCl = 0,15. 2 = 0,3 (mol).

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 59


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Vậy áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng (3):
mmuối = m peptit + m H 2O + m HCl = 25,24 + 0,15.18 + 0,3.36,5 = 38,89 gam.
Vậy áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng (2)

om
Hoặc mmuối = ma.a + mHCl = 27,94 + 0,3.36,5= 38,89 gam. Chọn A.

l.c
ai
Câu 2. Thủy phân hoàn toàn 20,56 gam hỗn hợp tripeptit thì thu được 22,72 gam
hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một

gm
nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu lấy 1/2 lượng hỗn hợp X này tác dụng với dung

s@
dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận dung dịch thì thu được m gam muối khan. Giá
trị của m là ?

es
A. 33,67 gam. B. 16,835 gam. C. 30,48 gam. D. 15,24 gam.

in
Hướng dẫn giải

us
+
Tripeptit + 2H2O 
H
→ 3.amino axit (X). (1)

nb
3.amino axit + 3HCl→ hỗn hợp 3 muối. (2)

ho
Tripeptit + 2H2O + 3HCl→ hỗn hợp 3 muối. (3)
yn
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng (1):
qu

Số mol H2O là: n H2O =


(m a.a
− m peptit )
=
( 22,72 − 20,56 )
= 0,12(mol).
em

18 18
⇒ nHCl = 0,12. 3 = 0,36 (mol).
k
ay

Nếu lấy ½ hỗn hợp X thì số khối lượng, số mol giảm ½.


:d

Vậy áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng (3)
ok

m peptit + m H 2O + m HCl
20,56 + 0,12.18 + 0,36.36,5
mmuối = = =16,835gam.
2 2
o
eb

Hoặc áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng (2)
m a.a + mHCl 22,72 + 0,36.36,5
F

mmuối = = = 16,835 gam. Chọn B.


D

2 2
-P

b. Bài toán peptit tác dụng với axit sau đó cho tác dụng với kiềm.
er

 muèi Natri
rd

 Peptit thñy ph©n  muèi cña Aminoaxit +NaOH 


 → dd X  → dd Y cña Aminoaxit
lO

 HCl HCl cã thÓ d−  NaCl



ai

 Peptit + (n -1)H 2 O
Em

Cách giải: Quy đổi hỗn hợp trong dung dịch X về  .


 HCl ®Çu

 Peptit + (n -1)H 2 O +NaOH  muèi Natri cña Aminoaxit


Sau đó:  → dd Y  và BTKL.
 HCl ®Çu  NaCl
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 60
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Câu 3. Đun nóng 3,02 gam tetrapeptit Gly-Gly-Ala-Val với 50 ml dung dịch HCl
1M. Sau phản ứng thu được dung dịch X cho tiếp dung dịch NaOH vừa đủ vào
dung dịch A ta được đung dịch Y, cô cạn cẩn thận dung dịch Y, thì thu được m
gam muối khan. Giá trị của m là ?

om
A. 7,365 gam. B. 14,18 gam. C. 7,61 gam. D. 5,422 gam.

l.c
Hướng dẫn giải

ai
Theo đề ta tính được: nGly-Gly-Ala-Val = 0,01 mol ; nHCl= 0,05 mol.

gm
Sơ đồ phản ứng:

s@
Gly 2 AlaVal  muèi cña Aminoaxit +NaOH  muèi Natri cña Aminoaxit
 → dd X  → dd Y 
 HCl + H 2 O HCl cã thÓ d−  NaCl

es
Quy đổi hỗn hợp trong dung dịch X về Gly 2 AlaVal 0,01mol

in
 HCl 0,05mol

us
Gly 2 AlaVal + 4NaOH 3muèi Natri cña Aminoaxit +1H 2 O

nb
 0,01mol 0,04 mol  0,01mol
 
 → dd Y 


ho
 HCl + NaOH  NaCl + H2O
0,05mol 0,05mol  0,05mol 0,05mol
yn
BTKL cho hệ ta được: m muèi = m peptit + m HCl + m NaOH − m H 2O = 3,02 + 0,05.36,5 +
qu

+ 0,09.40 - 0,06.18=7,365 gam. Chọn A


k em

c. Bài toán peptit tác dụng với kiềm sau đó cho tác dụng với axit.
ay

 Peptit  muèi cña Aminoaxit +HCl  muèi cña Aminoaxit


:d

 → dd X   → dd Y 
 NaOH  NaOH cã thÓ d−  NaCl
ok

 Peptit + (n -1)H 2 O
o

Cách giải: Quy đổi hỗn hợp trong dung dịch X về  .


eb

 NaOH ®Çu
F

 Peptit + (n -1)H 2 O +HCl  muèi cña Aminoaxit


Sau đó:   → dd Y  và BTKL.
D

 NaOH ®Çu  NaCl


-P
er

Câu 4. Đun nóng x gam hỗn hợp A gồm 2a mol tetrapeptit mạch hở X và a mol
rd

tripeptit mạch hở Y với 550 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản
lO

ứng kết thúc, được dung dịch B chứa 45,5 gam muối khan của các amino axit đều
có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 trong phân tử. Cho HCl dư vào dung
ai

dịch B thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là?
Em

A. 85,65. B. 56,25. C. 84, 75. D. 53,75.


Hướng dẫn giải
Theo đề ta tính được: nNaOH = 0,55 mol.
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 61
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Sơ đồ phản ứng:
(A)4 + 4NaOH  muèi cña + H 2 O
2a mol  Aminoaxit 2a mol + HCl
 8a mol   muèi cña Aminoaxit
 → dd X   → dd Y 

om
(A) 3 + 3NaOH  muèi cña + H 2 O  NaCl
a mol 3a mol  Aminoaxit a mol

l.c
Ta có nNaOH = 2a.4++a.3 = 11a=0,55 ⇒ a=0,05 mol.

ai
BTKL ⇒ x=45,5+3.0,05.18-0,55.40 = 26,2 gam.

gm
(A)4 0,1mol

s@
Quy đổi hỗn hợp trong dung dịch X về (A) 3 0,05 mol
 NaOH 0,55mol

es

(A)4 + 3H 2 O + 4HCl

in
 0,1 0,3 0, 4 mol

us
  muèi cña Aminoaxit
(A)3 + 2H 2 O + 3HCl 

nb
 → dd Y  NaCl
 + H2O
 0,05 0,1 0,15mol  0,55mol 0,55mol

ho
 NaOH + HCl 
 yn
0,55 0,55mol
qu
BTKL cho hệ ta được: m muèi = m peptit + m NaOH + m HCl − m H 2O =
em

= 26, 2 + 1,1.36,5 + 0,55.40 - 0,15.18 = 85,65 gam. Chọn A


k
ay

Phần 3: Bài tập vận dụng dạng 4


:d

Câu 1. Thủy phân hoàn toàn Gly-Ala-Gly-Val thu được hỗn hợp các amino axit
X. Nếu cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl (dư), cô cạn cẩn thận dung
ok

dịch, thì thu được mấy loại muối?


o

A. 3 loại. B. 4 loại. C. 1 loại. D. 2 loại.


eb

Câu 2. Cho peptit Val- Gly-Ala-Gly-Val phản ứng hoàn toàn với HCl thu được
F

hỗn hợp các muối của amino axit X. Nếu cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch
D

NaOH (dư), cô cạn cẩn thận dung dịch, thì thu được mấy loại muối?
-P

A. 4 loại. B. 3 loại. C. 2 loại. D. 5 loại.


er

Câu 3. Thủy phân hoàn toàn 75,6 gam hỗn hợp hai tripeptit thu được 82,08 gam
rd

hỗn hợp các a.a (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl
lO

trong phân tử). Nếu cho 1/2 hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl (dư), cô cạn
cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là :
ai

A. 50,895 gam. B. 54,18 gam. C. 47,61 gam. D. 45,42 gam.


Em

Câu 4. Thủy phân hoàn toàn 18,9 gam hỗn hợp hai tripeptit thu được 20,52 gam
hỗn hợp các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân
tử. Nếu cho 1/2 hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), cô cạn cẩn
thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là :
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 62
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
A. 16, 875 gam. B. 24,717 gam. C. 11,825 gam. D. 22,27 gam.
Câu 5. Thủy phân hoàn toàn 3,00 gam hỗn hợp hai đipeptit thu được 3,18 gam
hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một
nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl (dư),

om
cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là :
A. 7,09 gam. B. 6,30 gam C. 4,15 gam D. 3,91 gam.

l.c
Câu 6. Đun nóng 45,30 gam tetrapeptit Gly-Ala-Gly -Val với 750 ml dung dịch

ai
HCl 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch X cho tiếp dung dịch NaOH vừa đủ

gm
vào dung dịch A ta được đung dịch Y, cô cạn cẩn thận dung dịch Y, thì thu được
m gam muối khan. Giá trị của m là ?

s@
A. 110,475 gam. B. 114,18 gam. C. 127,61 gam. D. 225,425 gam.

es
Câu 7. Cho 24,5 gam tripeptit X có công thức Gly-Ala-Val tác dụng với 600ml

in
dung dich NaOH 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. đem Y tác
dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn cẩn thận, dung dịch sau phản ứng (trong

us
quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng hóa học) thì thu được chất rắn khan có

nb
khối lượng là

ho
A. 70,55g B. 59,6g C. 48,65g D. 74,15
yn
Đáp án tham khảo
qu

1A 2A 3A 4A 5D 6A 7D
k em

---------------------------------------
ay
:d
o ok
eb
F
D
-P
er
rd
lO
ai
Em

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 63


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
DẠNG 5. ĐỐT CHÁY PEPTIT HOẶC MUỐI CỦA PEPTIT
Phần 1. Về lí thuyết và phương pháp giải.
- Về lí thuyết

om
Tính chất: Đốt cháy peptit và muối của nó:
+ Amino axit no, mạch hở, có 1 nhóm COOH, 1 nhóm NH2 là: CxH2x+1O2N.

l.c
+ Vậy peptit tạo ra từ amino axit trên là:

ai
gm
n Cx H 2 x +1O 2 N 
− ( n −1) H 2O
→ C nx H 2 nx +2−n O n +1 N n hoặc C m H 2 m +2−n O n +1 N n (1)
 
A min oaxit n − peptit

s@
+ Phương trình cháy tổng quát của amino axit:
6x − 3 2x + 1 1

es
to
C x H 2 x +1O 2 N + O 2  → xCO 2 + H 2O + N 2 (2)
4 2 2

in
+ Phương trình cháy tổng quát của peptit:

us
6nx − 3n 2nx + 2 − n n

nb
to
C nx H 2 nx +2−n O n +1 N n + O 2  → nxCO 2 + H 2O + N 2 (3)
4 2 2

ho
6m − 3n to 2m + 2 − n n
Hoặc C m H 2 m+2−n O n +1 N n + O 2  → mCO 2 + yn H 2O + N 2 (4)
4 2 2
qu
- Phương pháp giải.
+ Từ phương trình (1), (3) ta rút ra:
em

n H 2O − n CO2
k

= n A min oaxit
ay

2
2x + 1
:d

− 1) ; Với a,x là mol và số C Amino axit.


n O2 /®èt peptit = n O2 /®èt Aminoaxit = a(x+
4
ok

+ Số mol nguyên tố C, O, H, N… hoặc các mắt xích được bảo toàn.


o
eb

+ Sử dụng bảo toàn khối lượng.


+ Sản phẩm cháy cho qua nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng là
F

khối lượng CO2 và H2O.


D

* Qua giả thiết ta tìm được n, x rồi kết luận.


-P

+ Phải nắm chắc cấu tạo và M của các Amino axit.


er
rd
lO

Phần 2. Bài tập minh họa.


a. Đốt cháy peptit
ai
Em

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol một peptit (X) do n gốc Glyxyl tạo nên thu
được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 72
gam kết tủa. Peptit (X) thuộc loại ?
A. đipeptit. B. tripeptit. C. tetrapeptit. D. pentapeptit.

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 64


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Hướng dẫn giải
m CaCO3↓ 72
Ta có: n CO2 = n CaCO3 ↓ = = = 0,72 ( mol ) .
100 100

om
Cách 1: Glyxin: C2H5O2N ⇒ Công thức peptit tạo bởi glyxin là: C2nH3n+2On+1Nn.
6n − 3 3n + 2 n

l.c
to
C2 n H 3n +2 O n +1 N n + O 2  → 2nCO 2 + H 2O + N 2
4 2 2

ai
Phương trình:
1 ( mol ) 2n ( mol )

gm
0,12 ( mol ) 0,72 ( mol )

s@
0,72
⇒n= = 3. Có 3 gốc Glyxyl trong (X). Vậy X thuộc loại tripeptit.
2.0,12

es
Chọn đáp án B.

in
Cách 2: Do peptit có n gốc Glyxyl tạo ra nên nó có dạng (C2...)n.

us
o +Ca(OH)
(C2 ) n 
+ O2 , t
→ 2n CO 2 
2 d−
→ 2n CaCO3

nb
Sơ đồ chuyển hóa cacbon:
0,12 ( mol ) 0,72 ( mol )

ho
Giải ra n= 3. Có 3 gốc glyxyl trong (X). (X) là Tripeptit. Chọn đáp án B.
yn
qu

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol một peptit (X) do n gốc Glyxyl tạo nên thu
em

được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì khối lượng bình
tăng là 14,88 gam. Thể tích oxi cần thiết tối thiểu (ở đktc) đã dùng là ?
k
ay

A. 3,024 lít. B. 6,047 lít. C. 2,24 lít. D. 3,36 lít.


:d

Hướng dẫn giải


ok

Cách 1 : Glyxin: C2H5O2N ⇒ Công thức peptit tạo bởi glyxin là: C2nH3n+2On+1Nn.
o
eb

6n − 3 to 3n + 2 n
C2 n H 3n +2 O n +1 N n + O 2  → 2nCO 2 + H 2O + N 2
4 2 2
F

Phương trình:
6n − 3 3n + 2
D

a ( mol ) a ( mol ) 2an ( mol ) a ( mol )


-P

4 2
er

Ta có: khối lượng bình bazơ tăng bằng tổng khối lượng CO2 và nước, nên:
rd

3n + 2
2an.44 + a .18 = 14,88 với a=0,06 ⇒ n = 2.
lO

2
Thể tích oxi cần thiết tối thiểu (ở đktc) đã dùng là:
ai
Em

6n − 3
VO2 = a .22, 4 = 3,024 (lít). Chọn đáp án A.
4
5
Cách 2 : VO2 /®èt peptit = VO2 /®èt Aminoaxit = 0,06.(2+ − 1).22, 4 = 3,024 (lít). Chọn A.
4
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 65
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Câu 3: X là một hexapeptit được được tạo nên từ một α-amino axit (no, mạch hở,
trong phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn
toàn 0,01 mol X cần vừa đủ 5,04 lít O2 (điều kiện tiêu chuẩn) thu được sản phẩm
gồm CO2, H2O, N2. Vậy công thức phân tử của α-amino axit tạo nên X là?

om
A. C2H5O2N. B. C3H7O2N. C. C4H9O2N. D. C5H11O2N.

l.c
Hướng dẫn giải

ai
Cách 1: Đặt công thức của α-amino axit tạo nên X là: CxH2x+1NO2.

gm
⇒ Công thức hexapeptit tạo bởi α-amino axit là: C6nH12x-4O7N6.
18x − 9

s@
to
C6 x H12 x −4 O7 N 6 + O 2  → 6xCO 2 + 6x − 2H 2 O + 3N 2
Phương trình: 2

es
18x − 9
0,01 ( mol ) 0,01. 0,06x 0,01.(6x − 2) ( mol )
2

in
us
Thể tích oxi cần thiết tối thiểu (ở đktc) đã dùng là:
18x − 9

nb
VO2 = 0,01. .22, 4 = 5,04 (lít) ⇒ x = 3. Chọn đáp án B.
2

ho
Cách 2: Đặt công thức của α-amino axit tạo nên X là: CxH2x+1NO2.
yn
 2x + 1
(X) 
+ H 2O
→ 6X ; C H NO →
+ O2
xCO + H 2O
qu
 6 A min o axit x 2 x +1 2 2
2
Quy đổi: 
em

0,01 mol 2x + 1
→ 0,06 mol → 0,06x 0,06.
 2
k
ay

2x + 1 5,04
Bảo toàn oxi: n O2 = 0,06x + 0,06. − 0,06.1 = ⇒ x = 3 . Chọn B.
4 22, 4
:d
ok

b. Đốt cháy muối sau khi thủy phân peptit.


o
eb

+ Phương trình cháy tổng quát của amino axit:


6x − 3 2x + 1 1
F

to
C x H 2 x +1O 2 N +
O 2  → xCO 2 + H 2O + N 2 (1)
D

4 2 2
-P

+ Phương trình cháy tổng quát muối của amino axit:


er

6x − 3 to 1 1 1
C x H 2 x NO 2 Na + O 2  → Na 2 CO3 + (x − )CO 2 + xH 2 O + N 2 (2)
rd

4 2 2 2
lO

Từ hai phương trình trên ta rút ra:


1
ai

* n H2O − n CO2 = n N 2 = n Na 2CO3 = .n Cx H 2 x NO2Na


2
Em

* n H2O = x.n A min o axit


Như vậy khi số mol oxy khi đốt cháy peptit bằng số mol oxy khi đốt cháy
Amino axit bằng số mol oxy khi đốt cháy muối của nó.
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 66
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Câu 4: Thủy phân hoàn toàn m gam peptit X (được tạo bởi từ các α-amino axit no
chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm –COOH) bằng dung dịch NaOH (vừa đủ). Cô cạn
dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y. Đốt cháy toàn bộ lượng muối này
thu được 3,68 mol khí CO2 và N2. Mặt khác đốt cháy m gam hỗn hợp X cần dùng

om
4,8 mol O2. Biết số liên kết peptit trong X là 11. Giá trị của m là.
A. 80,8 gam. B. 117,76 gam. C. 96,64 gam. D. 79,36 gam.

l.c
Hướng dẫn giải

ai
gm
Đặt công thức muối của của α-amino axit là: CxH2x+1NO2Na.
6x − 3 to 1 1 1

s@
C x H 2 x NO 2 Na + O 2  → Na 2 CO3 + (x − )CO 2 + xH 2 O + N 2
4 2 2 2
6x − 3 1

es
a mol a. 0,5a a.(x − ) ax 0,5a
4 2

in
Số mol oxy khi đốt cháy peptit bằng số mol oxy khi đốt cháy muối.

us
 1

nb
a(x − ) + 0,5a = 3,68  23
 2 x =
Do đó :  ⇒ 6 Với Amino axit có dạng C x H 2 x +1 NO 2 .

ho
a.( 6x − 3 a = 0,96
) = 4,8
 4 yn
qu
Mà trong X có 11 liên kết peptit nên: X + 11 H2O → 12 Cx H 2 x +1 NO 2 .
em

11
BTKL ⇒ m X = 0,96. (14x + 47 ) − .0,96.18 = 80,8 gam. Chọn A.
12
k

Câu 5: Hỗn hợp E gồm hai peptit X (CnHm OzN4) và Y (CxHyO7Nt) đều cấu tạo từ
ay

các α-amino axit no, mạch hở, đơn chức. Cho hỗn hợp E tác dụng vừa đủ với dung
:d

dịch chứa 1,1 mol NaOH, sau phản ứng thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch
Z thì thu được m gam muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam muối trên cần
ok

177,6 gam O2 ? Giá trị gần nhất với m là.


o
eb

A. 135 gam. B. 145 gam. C. 155 gam. D. 125 gam.


Hướng dẫn giải
F
D

Theo đề ta tính được: nNaOH= 1,1 mol; n O2 = 5,55 mol.


-P

Đặt công thức chung muối của của α-amino axit là: C x H 2 x +1 NO 2 Na.
er
rd

6x − 3 to 1 1 1
C x H 2 x NO 2 Na + O 2  → Na 2 CO3 + (x − )CO 2 + xH 2 O + N 2
lO

4 2 2 2
6x − 3 1
ai

a mol a. 0,5a a.(x − ) ax 0,5a


4 2
Em

6x − 3 85
Bảo toàn mol Na ⇒ a= 1,1 mol. Mà a. =5,55 ⇒ x = .
4 22
Vậy m Cx H2 x +1NO2Na = 1,1.(14x + 46 + 23) = 135, 4 gam. Chọn A.
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 67
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
Bài tập vận dụng
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,04 mol một peptit (X) do n gốc glyxyl tạo nên thu
được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 40
gam kết tủa. (X) thuộc loại ?

om
A. đipeptit. B. tripeptit. C. tetrapeptit. D. pentapeptit.

l.c
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol một peptit (X) do n gốc alanyl tạo nên thu
được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 45

ai
gam kết tủa. (X) thuộc loại ?

gm
A. đipeptit. B. tripeptit. C. tetrapeptit. D. pentapeptit.

s@
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol một peptit (X) do n gốc alanyl tạo nên thu
được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng Ba(OH)2 dư thì thu được 70,92 gam

es
kết tủa. (X) thuộc loại ?

in
A. đipeptit. B. tripeptit. C. tetrapeptit. D. pentapeptit.

us
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một peptit (X) do n gốc glyxyl tạo nên thu

nb
được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì khối lượng bình
tăng là 36,6 gam. (X) thuộc loại ?

ho
A. đipeptit. B. tripeptit. ynC. tetrapeptit. D. pentapeptit.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol một peptit (X) do n gốc glyxyl tạo nên thu
qu
được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì khối lượng bình
tăng là 191,2 gam. (X) thuộc loại ?
em

A. đipeptit. B. tripeptit. C. tetrapeptit. D. pentapeptit.


k

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 18,48 gam một đipeptit của glyxin rồi cho sản phẩm
ay

qua nước vôi trong dư. Tính khối lượng kết tủa thu được ?
:d

A. 56 gam. B. 48 gam. C. 36 gam. D. 40 gam.


ok

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 gam một đipeptit của alanin rồi cho sản phẩm qua
o

nước vôi trong dư. Tính khối lượng bình tăng ?


eb

A. 56 gam. B. 48 gam. C. 26,64 gam. D. 40 gam.


F

Câu 8: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một amino
D

axit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt
-P

cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam.
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong
er

dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là?


rd

A. 45. B. 60. C. 120. D. 30.


lO

Câu 9: Hỗn hợp X gồm Ala-Ala, Ala-Gly-Ala , Ala-Gly-Ala-Gly và Ala-Gly-Ala-


ai

Gly-Gly. Đốt 26,26 gam hỗn hợp X gồm cần 25,872 lít O2(đktc). Cho 0,25 mol
Em

hỗn hợp tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được bao nhiêu gam muối?
A.104,00. B. 100,50. C. 99,15. D. 98,84.
Câu 10: Hỗn hợp E chứa các peptit X, Y, Z, T đều được tạo bởi từ các -amino
axit chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Đun nóng 0,1 mol E với dung dịch
Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 68
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp F gồm các muối. Đốt cháy toàn bộ F thu được
19,61 gam Na2CO3 và hỗn hợp gồm N2; CO2; 19,44 gam H2O. Nếu đun nóng
33,18 gam E với dung dịch HCl dư thu được lượng muối là?
A. 55,218. B. 62,50. C. 49,15. D. 98,84.

om
Câu 11: Đốt cháy một lượng peptit X được tạo bởi từ một loại a-aminoaxit no
chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH cần dùng 0,675 mol O2, thu được N2; H2O

l.c
và 0,5 mol CO2. Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa 3 peptit X, Y, Z đều mạch hở

ai
có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 4 : 2 với 450 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), cô cạn

gm
dug dịch sau phản ứng thu được 48,27 gam hỗn hợp chỉ chứa 2 muối. Biết tổng số
liên kết peptit trong E là 16. Giá trị m là

s@
A. 30,63 gam. B. 31,53 gam. C. 32,12 gam. D. 36,03 gam.

es
in
Đáp án tham khảo

us
nb
1D 2B 3A 4B 5C 6A

ho
7C 8C 9C 10A 11B
yn
--------------------------------------
qu
k em
ay
:d
o ok
eb
F
D
-P
er
rd
lO
ai
Em

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 69


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải

IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI


Khi áp dụng chuyên đề này vào giảng dạy tại trường THPT Điểu Cải tôi nhận
thấy:

om
- Số học sinh ham thích làm các bài tập và có hứng thú bộ môn Hóa học tăng lên.
- Học sinh chủ động hơn trong việc làm bài tập, có niềm tin hơn cho việc học tập

l.c
đúng phương pháp.

ai
Như vậy chứng tỏ, việc phân loại và hướng dẫn phương pháp giải cụ thể cho

gm
từng dạng bài tập đã đạt được kết quả khả quan và mang lại tính khả thi cho
chuyên đề.

s@
es
in
us
nb
ho
yn
qu
k em
ay
:d
o ok
eb
F
D
-P
er
rd
lO
ai
Em

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 70


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải

V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG


Đề tài đã nêu lên một số dạng bài tập và giải pháp tối ưu cho mỗi bài toán
theo quan điểm kinh nghiệm cá nhân tôi. Đối với mỗi dạng bài tôi đã lấy một vài
ví dụ minh hoạ, đã so sánh cách giải thông thường với cách giải mới này, đã tiến

om
hành giảng dạy với học sinh lớp 12A1, A2, A3 và thấy học sinh tiếp thu tốt cách
giải này, tiết kiệm thời gian mà vẫn có kết quả chính xác khi làm bài, tuy nhiên do

l.c
tình hình khách quan về thời gian để học sinh vận dụng không nhiều, và cả khó

ai
khăn cho đối tượng học sinh yếu khó tiếp thu là một hạn chế mà tôi cần nghiên

gm
cứu để khắc phục.
Tôi rất hy vọng rằng vấn đề này sẽ tiếp tục được quý thầy cô giáo và các

s@
đồng nghiệp quan tâm, tìm tòi, sáng tạo để nâng cao chất lượng dạy và học bộ
môn hoá học trong tình hình mới hiệu quả hơn.

es
Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý của quý thầy cô để đề tài này được

in
hoàn thiện hơn!

us
nb
ho
yn
qu
k em
ay
:d
o ok
eb
F
D
-P
er
rd
lO
ai
Em

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 71


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải

VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Công Kiệt – Trần Hửu Nhật Trường, (năm xuất bản 2016), Phân tích
hướng giải tối ưu chuyên đề Peptit. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

om
2. Lục Trần - Hạnh Chu (năm xuất bản 2016), Thần tốc luyện đề thi THPT quốc
gia 2016 môn hóa học. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

l.c
3. Lê Đăng Khương (năm xuất bản 2016), Làm chủ môn hóa trong 30 ngày - tập

ai
1: Hóa hữu cơ. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

gm
4. Nguyễn Đình Độ (năm xuất bản 2016), Tìm hiểu các bài tập lí thuyết khó trong
đề thi THPT quốc gia môn hóa học. Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

s@
es
in
us
nb
ho
yn
qu
k em
ay
:d
o ok
eb
F
D
-P
er
rd
lO
ai
Em

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 72


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải

VII. PHỤ LỤC


1. Nội dung khảo sát ( thời gian 20 phút)
Câu 1. Tripeptit là hợp chất

om
A. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit.

l.c
B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau.

ai
C. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.

gm
D. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau.
Câu 2. Số tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin, 1 phân tử alanin và 1 phân tử

s@
valin
A. 8 chất B. 9 chất C. 16 chất D. 27 chất

es
Câu 3. Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit ?

in
us
A. H2N- CH2CH2CONH-CH2CH2COOH.

nb
B. H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH.
C. H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH.

ho
D. H2N-CH2CH2CONH-CH2COOH. yn
Câu 4. Phân biệt Gly-Ala với Gly-Gly-Ala dùng hóa chất nào sau đây:
qu

A. Br2 B. NaOH C. Cu(OH)2 D. AgNO3


em

Câu 5. Thủy phân hết m gam tripeptit : Gly-Gly-Gly ( mạch hở) thu được hỗn
hợp gồm 20,25 gam Gly; 23,76 gam Gly-Gly. Giá trị m là ?
k
ay

A. 44,01. B. 39,15. C. 39,69. D. 26,24.


:d

Câu 6. Khi thủ y phân hoàn toàn 65 gam một peptit X thu được 22,25 gam alanin
và 56,25 gam glyxin. X là:
ok

A. đipeptit. B. tetrapeptit. C. pentapeptit. D. tripeptit.


o
eb

Câu 7. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol Val-Gly trong dung dịch KOH vừa đủ. Khối
lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là :
F

A. 48,6 gam. B. 32,4 gam. C. 26,8 gam. D. 25,4 gam.


D
-P

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol một peptit (X) do n gốc alanyl tạo nên thu
được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 45
er

gam kết tủa. (X) thuộc loại ?


rd

A. đipeptit. B. tripeptit. C. tetrapeptit. D. pentapeptit.


lO
ai

Đáp án bài tập khảo sát


Em

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A D B C C B C B

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 73


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải
2. Kết quả định tính:
Trong quá trình giảng tôi nhận thấy ban đầu học sinh còn gặp khó khăn
trong việc giải các bài tập. Tuy nhiên sau khi học sinh được giáo viên hướng dẫn
các phương pháp giải thì việc tính toán dễ dàng, giúp học sinh định hướng cách

om
làm bài và chủ động hơn.
3. Kết quả định lượng khảo sát:

l.c
ai
gm
Lớp thực nghiệm giảng dạy và khảo sát
Lớp thực Sĩ Đúng Đúng Đúng Đúng Đúng Đúng Đúng Đúng

s@
nghiệm số câu 1 câu 2 câu 3 câu 4 câu 5 câu 6 câu 7 câu 8

es
12A1 37 37 37 37 37 35 32 35 30

in
12A2 35 35 33 35 35 31 25 20 20

us
12A3 30 30 26 30 30 24 20 25 20

nb
Lớp đối chứng (không thực nghiệm giảng dạy, chỉ khảo sát)

ho
12A9 39 25 20 25 24 8 5 6 5
12A10 35 22 24 22 yn 25 10 7 7 4
qu

Qua bảng số liệu trên nhận thấy số học sinh lớp thực nghiệm kĩ năng giải bài
em

tập nhanh hơn, và trả lời đúng đáp số tăng lên khá cao.
k

Như vậy chứng tỏ, việc phân loại và hướng dẫn phương pháp giải cụ thể cho
ay

từng dạng bài tập đã đạt được kết quả khả quan và mang lại tính khả thi cho
chuyên đề.
:d
o ok

NGƯỜI THỰC HIỆN


eb

(Ký tên và ghi rõ họ tên)


F
D
-P
er
rd

Nguyễn Đình Hoàng


lO
ai
Em

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 74


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải

MỤC LỤC
Trang
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

om
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2

l.c
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 3

ai
DẠNG 1. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP LÝ THUYẾT

gm
PEPTIT-PROTEIN 4
Phần 1. Về lí thuyết và phương pháp giải. 4

s@
Phần 2. Bài tập minh họa. 6

es
Phần 3: Một số bài tập vận dụng “lý thuyết peptit-protein” 8

in
DẠNG 2. PHƯƠNG PHÁP GIẢI THỦY PHÂN PEPTIT

us
TRONG NƯỚC CÓ XÚC TÁC AXIT 11

nb
Phần 1. Về lí thuyết và phương pháp giải. 11

ho
Phần 2. Bài tập minh họa. 11
yn
Phần 3: Một số bài tập vận dụng “thủy phân peptit trong nước” 15
DẠNG 3. PHƯƠNG PHÁP GIẢI THỦY PHÂN PEPTIT
qu

TRONG DUNG DỊCH KIỀM 17


em

Phần 1. Về lí thuyết và phương pháp giải. 17


k

Phần 2. Bài tập minh họa. 17


ay

Phần 3: Một số bài vận dụng “thủy phân peptit trong dung dịch kiềm” 19
:d

DẠNG 4. PHƯƠNG PHÁP GIẢI THỦY PHÂN PEPTIT


ok

TRONG DUNG DỊCH AXIT 21


o
eb

Phần 1. Về lí thuyết và phương pháp giải. 21


Phần 2. Bài tập minh họa. 21
F
D

Phần 3: Một số bài tập “thủy phân peptit trong dung dịch axit” 24
-P

DẠNG 5: PHƯƠNG PHÁP GIẢI ĐỐT CHÁY PEPTIT VÀ MUỐI 26


er

Phần 1. Về lí thuyết và phương pháp giải. 26


rd

Phần 2. Bài tập minh họa. 28


lO

Phần 3: Một số bài tập vận dụng “đốt cháy peptit và muối của nó” 30
ai

IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 32


Em

V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 33


VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
VII. PHỤ LỤC 35

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 75


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Điểu Cải

om
l.c
ai
gm
s@
es
in
us
nb
ho
yn
qu
k em
ay
:d
o ok
eb
F
D
-P
er
rd
lO
ai
Em

Giáo viên: Nguyễn Đình Hoàng Trang 76

You might also like