« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu suy diễn xác suất trong các hệ trị thức F-Luật


Tóm tắt Xem thử

- 1TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu suy diễn xác suất trong các hệ tri thức F-luật Tác giả luận văn: Ngô Thị Hiền Khóa Người hướng dẫn: PGS.
- Nguyễn Thanh Thủy Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài - Phần lớn tri thức thông thường của con người ở dạng không chắc chắn hoặc không đầy đủ.
- Do đó, tìm hiểu hệ tri thức F-luật, một loại hệ tri thức không chắc chắn, và các phương pháp suy diễn trong nó là rất có ý nghĩa.
- Suy diễn xác suất trong các hệ tri thức F-luật cho phép tiếp cận gần với các tri thức thực tế là một vấn đề được đặc biệt quan tâm gần đây.
- Việc nghiên cứu sâu về vấn đề này hứa hẹn nhiều kết quả thú vị cũng như nhiều ứng dụng trong việc xây dựng các hệ xử lí thông tin thông minh.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu về suy diễn xác suất trong các hệ tri thức F-luật và đề xuất một số vấn đề mang tính ý nghĩa thực tiễn.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Logic xác suất giá trị khoảng, các hệ tri thức F-luật, hệ tri thức F-luật đơn điệu và các phương pháp suy diễn trong các hệ tri thức F-luật.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả - Luận văn nghiên cứu về suy diễn xác suất, các hệ tri thức F-luật và suy diễn trong hệ tri thức F-luật đơn điệu.
- Đóng góp mới: Trường hợp hệ tri thức F-luật không ổn định, đề xuất một số vấn đề và giải pháp nhằm giúp hệ trở nên có ý nghĩa trong phạm vi nhất định.
- d) Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu các công trình khoa học, sách chuyên khảo có liên quan đến đề tài.
- 2- Nghiên cứu thực tế: Tìm hiểu các ứng dụng của suy diễn trong các hệ tri thức F-luật.
- e) Kết luận Luận văn nghiên cứu về suy diễn xác suất trong các hệ tri thức F-luật, các kết quả chính đạt được là.
- Trình bày tổng quan về logic xác suất giá trị khoảng và các phương pháp suy diễn trong đó.
- xem xét các toán tử suy diễn xác suất trong, tính dừng của suy diễn trong với C-luật.
- Tìm hiểu về hệ tri thức F-luật: các khái niệm cơ bản, các toán tử suy diễn, các tính chất và biểu diễn, dấu hiệu nhận biết tính dừng, mâu thuẫn và ổn định.
- Nghiên cứu về suy diễn trong hệ tri thức F-luật đơn điệu, một trong những lớp hệ tri thức con phổ biến và có ý nghĩa thực tiễn nhất của hệ tri thức F-luật.
- Trong đó, hai lớp con của hệ tri thức F-luật đơn điệu là lớp hệ tri thức F-luật đơn điệu mạnh và lớp hệ tri thức F-luật đơn điệu yếu được xem xét về mô hình cụ thể, các tính chất đặc trưng của quá trình suy diễn và tính ổn định.
- Đề xuất một số vấn đề và giải pháp: Trường hợp hệ tri thức F-luật không dừng sau quá trình suy diễn, giải pháp là thu nhỏ bài toán và chỉ xét ở bước thứ n.
- Trường hợp hệ tri thức F-luật mâu thuẫn ở bước thứ n của quá trình suy diễn, việc phát hiện ra luật sinh mâu thuẫn nói chung rất khó khăn, giải pháp là thu hẹp bài toán và kết luận hệ phi mâu thuẫn ở bước thứ n-1.
- Một số hướng nghiên cứu sau có thể tiếp tục phát triển.
- Nghiên cứu suy diễn xác suất trên các lớp F-luật khác nhau, tìm ra các lớp F-luật mới bằng cách mở rộng hay thu hẹp, hoặc xem xét trên các tính chất của các lớp hàm của hệ tri thức.
- Tìm ra các phương pháp hiệu chỉnh hệ tri thức trong trường hợp hệ tri thức không ổn định.
- Từ đó, tìm ra các phương pháp suy diễn hiệu quả khai thác hệ.
- Đưa ra các mô hình ứng dụng thực tiễn của đề tài và kết hợp với mô hình các hệ tri thức khác.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt