« Home « Kết quả tìm kiếm

Ứng dụng web ngữ nghĩa trong tìm kiếm thông tin về luật


Tóm tắt Xem thử

- Trang 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: ỨNG DỤNG WEB NGỮ NGHĨA TRONG TÌM KIẾM THÔNG TIN VỀ LUẬT Tác giả luận văn: Đoàn Huỳnh Cẩm Duyên Khóa: 2009 Người hướng dẫn khoa học: TS.
- Cao Tuấn Dũng Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Hiện tại, với một nước có đến hơn 65% dân số trong độ tuổi lao động và lao động với trình độ hạn chế như ở Việt Nam, thì việc tăng cường hỗ trợ cho người lao động về luật pháp là việc vô cùng cần thiết.
- Bộ luật lao động Việt Nam được ban hành nhằm bảo vệ quyền làm việc và lợi ích hợp pháp của người lao động.
- Tuy nhiên, thực tế là đa phần người lao động Việt Nam, đặc biệt là lao động phổ thông chưa tiếp cận được với Luật.
- Khi có sự việc không mong muốn xảy ra, người lao động thường không biết phải làm thế nào vì không có hiểu biết rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
- Xuất phát từ thực tế đó, tôi nhận thấy việc nghiên cứu để xây dựng một công cụ tìm kiếm những nội dung trong bộ luật lao động là việc cần thiết để giúp những người quan tâm nói chung và người lao động nói riêng có hiểu biết tốt hơn về luật lao động.
- Tuy nhiên, với cách xây dựng các công cụ tìm kiếm theo từ khóa hiện nay, việc tiếp cận với bộ luật với nhiều chương điều và khá phức tạp này thật sự khó khăn với người sử dụng.
- Vì thế, tôi chọn phương pháp tìm hiểu về Web ngữ nghĩa, một trong những công nghệ mới và đang phát triển hiện nay để làm cơ sở thực hiện công cụ hỗ trợ tìm kiếm thông tin về Luật pháp nói chung và Bộ luật lao động nói riêng.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Trong phạm vi điều kiện và khả năng của tác giả, mục đích, đối tượng và phạm vị nghiên cứu được xác định như sau.
- Nghiên cứu tổng quan chung về Web ngữ nghĩa.
- Nghiên cứu ontology.
- Tìm hiểu công cụ soạn thảo ontology: Protégé • Nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật - Nghiên cứu ngôn ngữ truy vấn SPARQL - Nghiên cứu cách thức tạo, sử dụng các luật suy diễn cho OWL - Nghiên cứu bộ thư viện hỗ trợ quản lý ontology với ngôn ngữ java: Jena - Tạo được ontology luật lao động và sử dụng được ontology này để cài đặt ứng dụng tìm kiếm thông tin về Luật.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính: Phần nội dung chính của luận văn được chia thành 4 chương, trong đó: Chương 1 - Tổng quan: Giới thiệu Tổng quan về Semantic Web Chương 2 - Ontology và Semantic Web: Giới thiệu về ontology và quy trình thiết kế một ontology để chứa dữ liệu ngữ nghĩa.
- Chương 3 – SPARQL – Ngôn ngữ truy vấn cho RDF: Chương này giới thiệu về ngôn ngữ SPARQL, cách sử dụng và cú pháp của SPARQL để truy vấn dữ liệu từ ontology.
- Chương 4 – Áp dụng Semantic web trong tìm kiếm thông tin luật lao động: Giới thiệu cách thức tác giả nghiên cứu và xây dựng ontology Luật lao động, từ đó xây dựng phần mềm tìm kiếm thông tin Luật lao động.
- Kết quả đạt được Sau khi hoàn thành luận văn này, em đã thu được một số kết quả như sau: Trang 3 1.1 Về mặt lý thuyết - Nắm bắt được công nghệ Web ngữ nghĩa, vai trò của nó trong các lĩnh vực thực tế và cách tạo ra một ứng dụng Web ngữ nghĩa - Nắm bắt được cách sử dụng bộ công cụ Protégé - Ban đầu nắm được cách xây dựng một ontology dùng để biểu diễn thông tin có ngữ nghĩa trong một lĩnh vực cụ thể.
- Hiểu được việc áp dụng Ontology và dữ liệu ngữ nghĩa vào việc xây dựng công cụ tìm kiếm.
- 1.2 Về mặt chương trình - Bước đầu xây dựng được Ontology Luật lao động.
- Xây dựng được một chương trình mô phỏng công cụ tìm kiếm thông tin về Bộ luật lao động theo các chức năng khác nhau.
- Đánh giá kết quả 1.1 Về mặt lý thuyết Với bản thân em, Web ngữ nghĩa là một công nghệ rất mới và liên quan đến nhiều vấn đề kỹ thuật phức tạp.
- Việc xây dựng công cụ tìm kiếm là không mới, nhưng hướng tiếp cận ngữ nghĩa hiện tại chưa có nhiều công trình nghiên cứu.
- Tuy nhiên, do những khó khăn bản thân cũng như khả năng kỹ thuật của em có hạn, nên chưa thể có những nghiên cứu thật sâu về công nghệ Web ngữ nghĩa, cũng như chưa có những đóng góp mới về mặt lý thuyết.
- 1.2 Về mặt chương trình Em đã xây dựng được một chương trình demo tìm kiếm thông tin về Bộ luật lao động.
- Việc phát triển được ứng dụng này, có thể giúp đỡ được người lao động, đặc biệt là những người lao động phổ thông tiếp cận nhanh chóng hơn với Bộ luật lao động để có thể hiểu rõ hơn về quyền lợi và trách nhiệm của mình.
- Ưu điểm: Ứng dụng của em sử dụng mô hình lưu trữ dữ liệu có ngữ nghĩa, nên việc tìm kiếm sẽ chính xác hơn.
- Với mô hình lưu trữ dữ liệu thứ nhất, sử dụng annotation để lưu trữ, thích hợp hơn với việc tìm kiếm những thông tin mang tính chất khái niệm, định nghĩa.
- Còn việc tìm kiếm mang tính phức tạp hơn, mô hình lưu trữ dữ liệu thứ hai, sử dụng instance được biểu diễn bởi 3 chức năng sau là hợp lý.
- Nhược điểm: Ontology xây dựng chưa thật sự đầy đủ, nên một số nội dung ngữ nghĩa chưa biểu diễn được.
- Hơn nữa việc xây dựng ontology cần phải có nhiều yếu tố hỗ trợ, trong đó cần phải có chuyên gia là yếu tố quan trọng.
- Ngoài ra, em cũng chưa sử dụng bất kỳ công cụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên nào để phân tích, tất cả thuật ngữ được liệt kê thủ công.
- So sánh các giải pháp hiện tại Hiện tại, ở Việt Nam đã có một số công cụ tìm kiếm về Luật, nhưng các công cụ này chỉ sử dụng hình thức tìm kiếm bằng từ khóa.
- Ở đây, vì thời gian có hạn, em xin đưa ra một công cụ tìm kiếm Luật hiện có: website www.luatvietnan.vn.
- Việc so sánh về quy mô cũng như chức năng chương trình của công cụ này với phần mềm demo của em là khập khiễng.
- Vì thực tế, phần mềm của em chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu một công nghệ mới, còn sản phẩm trên là một website thương mại.
- Nhưng ở đây em cũng xin đánh giá so sánh về một chức năng tìm kiếm nội dung.
- Với website www.luatvietnam.vn, khi người sử dụng nhập một nội dung tìm kiếm là “người lao động” và tìm trong loại văn bản “Luật” Trang 5 Thì kết quả sẽ là: Theo em đánh giá, kết quả ở trên chỉ tìm kiếm theo từ khóa.
- Công cụ này chỉ liệt kê ra tất cả các văn bản luật nào có chứ “người” hoặc “lao” hoặc Trang 6 “động”.
- Với kết quả này, người sử dụng sẽ rất mất thời gian để lọc ra kết quả thật sự cần tìm.
- Với ứng dụng của em, việc tìm theo chủ đề hoặc theo nội dung cần tìm sẽ đưa người sử dụng đến kết quả từng nội dung điều trong Bộ luật.
- Kết quả này sẽ tránh mất thời gian lọc dữ liệu tìm kiếm cho người sử dụng.
- Hướng phát triển Như đã trình bày, mặc dù chương trình demo chỉ mới dừng lại ở một ít chức năng và giao diện chưa đẹp mắt, nhưng em tin tưởng rằng kết quả của luận văn này là tiền đề để em có thể phát triển phầm mềm công cụ tìm kiếm thông tin Luật ở mức cao hơn, hỗ trợ nhiều chức năng hơn nữa để thật sự ứng dụng được trong thực tế

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt