« Home « Kết quả tìm kiếm

Suy diễn trong logic ngôn ngữ


Tóm tắt Xem thử

- 1TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: SUY DIỄN TRONG LOGIC NGÔN NGỮ Tác giả luận văn: Trần Ngọc Minh Khóa: 2009 Người hướng dẫn: TS.
- Robinson, người đã giới thiệu cái gọi là nguyên tắc hợp giải (resolution principle) và thứ hai là của L.
- Zadeh, người đã đề xuất khái niệm tập mờ và logic mờ.
- Kể từ năm đó, các hình thức logic đa trị như logic mờ hay logic ngôn ngữ đã trở thành những phương án thay thế cho logic truyền thống và các phương pháp suy diễn, cụ thể là các nguyên tắc hợp giải, sử dụng cho các logic này đã được nghiên cứu ngày càng sâu rộng và thu được nhiều thành tựu quan trọng như các công trình của T.
- Đặc biệt, việc nghiên cứu xây dựng logic ngôn ngữ và các phương pháp suy diễn trên nó vẫn là đề tài rất “nóng” cho tới ngày nay, bởi vì, ngôn ngữ là công cụ chính để con người chúng ta tư duy, để lấy làm lý do và để đưa ra quyết định nhưng ngôn ngữ tự nhiên lại thường mơ hồ, bất định.
- 2Suy diễn trong logic ngôn ngữ, mục đích chính của công việc này là tạo điều kiện cho việc diễn giải và lý luận các kiến thức được thể hiện trong ngôn ngữ tự nhiên, khi mà các câu mơ hồ thường được dùng để đánh giá mức độ chân lý của của các sự kiện.
- Các gia tử được sử dụng để chỉ các cấp độ khác nhau của sự nhấn mạnh các giá trị chân lý.
- Nó cũng được sử dụng để mô hình hóa kiến thức được thể hiện trong ngôn ngữ tự nhiên.
- Chúng ta thường sử dụng hai mặt của gia tử ngôn ngữ ví dụ như việc tạo ra các giá trị ngôn ngữ và trong sửa đổi vị từ.
- Do đó, việc sử dụng các giá trị chân lý của ngôn ngữ và các gia tử như là bổ ngữ, để nhấn mạnh hoặc giảm bớt các giá trị chân lý đó.
- Chính xác hơn, trong một chương trình suy diễn logic mờ ngôn ngữ, mỗi một sự kiện hoặc một quy tắc được đánh giá bằng một số mức độ xác định trong miền giá trị chân lý của ngôn ngữ và sử dụng các gia tử để liên kết các sự kiện và các quy tắc lại với nhau.
- Có thể nói việc suy diễn ngôn ngữ sử dụng logic mờ và các gia tử làm cho ngôn ngữ trở nên mềm mại hơn, không còn cứng nhắc như trong logic truyền thống chỉ có hoặc đúng hoặc sai.
- Lợi thế của việc sử dụng logic mờ để đánh giá giá trị chân lý của một sự kiện là kiến thức được tổng hợp lại của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu nên sẽ trở nên chính xác hơn trong việc đánh giá mức độ đúng đắn của một sự kiện.Các ứng dụng như là mô hình cơ sở dữ liệu mờ cho ngôn ngữ truy vấn linh hoạt, tính toán ngưỡng và điều khiển mờ … đã được xây dựng dựa trên lý thuyết về suy diễn ngôn ngữ và logic mờ.
- Xuất phát từ thực tế đó tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Suy diễn trong logic ngôn ngữ” làm đề tài tốt nghiệp cá nhân.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Mục tiêu chính của luận văn gồm hai vấn đề như sau.
- Thứ nhất, tìm hiểu lý thuyết về logic mờ gồm các vấn đề như : cú pháp, ngữ nghĩa và suy diễn, cụ thể là phương thức hợp giải.
- Đồng thời cài đặt thử nghiệm hợp giải mờ cho mệnh đề logic + .Thứ hai, tìm hiểu lý thuyết về logic ngôn ngữ gồm các vấn đề như : cú pháp, ngữ nghĩa, phương pháp suy diễn và phương thức hợp giải trên logic ngôn ngữ.
- Đồng thời cài đặt thử nghiệm hợp giải trên logic ngôn ngữ.
- 3c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính: Cấu trúc luận văn được chia thành 3 chương như sau : Chương 1 : Tìm hiểu lý thuyết về logic mờ như cú pháp, ngữ nghĩa, suy diễn, đặt biệt là phương thức hợp giải mờ với một số tính chất thú vị.
- Đồng thời, qua thuật toán hợp giải mờ, tiến hành cài đặt thử nghiệm hợp giải mờ cho mệnh đề logic bằng ngôn ngữ C#.
- Chương 2 : Tìm hiểu cấu trúc đại số gia tử, cấu trúc được xây dựng xuất phát từ các thuộc tính ngữ nghĩa của gia tử và các giá trị ngôn ngữ.
- Và dựa vào cấu trúc này, kết hợp với logic mờ để tạo thành logic ngôn ngữ (sẽ được tìm hiểu kĩ trong chương 3).
- Chương 3 : Tìm hiểu lý thuyết về logic ngôn ngữ như cú pháp, ngữ nghĩa, suy diễn và phương thức hợp giải trên logic ngôn ngữ.
- Đồng thời, tiến hành cài đặt thử nghiệm phương thức hợp giải trên logic ngôn ngữ bằng ngôn ngữ C#.
- d) Phương pháp nghiên cứu.: Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh việc tìm hiểu, tham khảo và sử dụng lại một số kết quả từ các bài báo đã được nêu trong mục tài liệu tham khảo, tôi còn tham khảo và kế thừa một số kết quả từ hai đồ án tốt nghiệp của bạn Nguyễn Ngọc Đức (lớp Hệ thống thông tin – K50) và bạn Đỗ Khắc Phúc (lớp : KSTN-CNTT-K51).
- Lý thuyết.
- Nắm bắt được nền tảng lý thuyết của logic mờ, logic ngôn ngữ.
- Nắm được nền tảng lý thuyết của cấu trúc đại số gia tử.
- Nắm được các phương pháp hợp giải trên logic mờ và logic ngôn ngữ.
- Cài đặt.
- Cài đặt thử nghiệm phương thức hợp giải mờ cho mệnh đề logic.
- Cài đặt thử nghiệm phương thức hợp giải trên logic ngôn ngữ.
- 4Đánh giá kết quả Qua thời gian nghiên cứu luận văn, tôi đã thu được nhiều kiến thức bổ ích về logic mờ, logic ngôn ngữ và các phương pháp suy diễn trên chúng.
- Tuy nhiên, do thời gian và khả năng bản thân có hạn, nên chưa thể có những nghiên cứu thật sâu về các phương thức suy diễn trong logic ngôn ngữ cũng như chưa có những đóng góp mới về mặt lý thuyết.
- Về phần cài đặt, chỉ là những cài đặt thử nghiệm các phương thức hợp giải trên logic mờ và logic ngôn ngữ và còn nhiều hạn chế, chỉ là một số trường hợp đặc thù chứ chưa ở mức khái quát cho nhiều trường hợp, cần được phát triển thêm.
- Hướng phát triển Như đã nêu trên, việc cài đặt hợp giải trên logic mờ và trên logic ngôn ngữ chỉ là những thử nghiệm, nhưng tôi tin tưởng rằng, với những kiến thức và kinh nghiệm thu được qua quá trình làm luận văn sẽ là tiền đề để tôi có thể cài đặt chúng một cách hoàn chỉnh hơn trong tương lai.
- Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu mở rộng miền giá trị của ngôn ngữ sang các lớp đại số gia tử tổng quát hơn và xây dựng các chiến thuật (strategy) hợp giải nhằm tăng tốc độ của chứng minh

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt