« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng cổng thông tin mã nguồn mở dựa trên kiến trúc SOA


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÂY DỰNG CỔNG THÔNG TIN MÃ NGUỒN MỞ DỰA TRÊN KIẾN TRÚC SOA NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐINH QUANG HƯNG Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Kim Khánh Hà Nội - Năm 2012 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Xây dựng Cổng thông tin điện tử dựa trên kiến trúc SOA” là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Kim Khánh và Tiến sĩ Tạ Tuấn Anh.
- Các thầy giáo, cô giáo Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông.
- 12 Phần I Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu Chương 1 Tổng quan về Portal 1.1 Định nghĩa Portal.
- 14 1.3 Kiến trúc nền tảng của Portal.
- 16 1.4 Các đặc trưng cơ bản của Portal.
- 17 1.4.1 Khả năng tìm kiếm của Portal.
- 17 1.4.2 Khả năng cá nhân hóa của Portal.
- 18 1.4.3 Khả năng tối ưu hiệu năng.
- 18 1.4.4 Khả năng tích hợp.
- 18 1.4.5 Khả năng hỗ trợ đa ngữ.
- 19 1.4.6 Xuất bản thông tin.
- 19 1.4.7 Hỗ trợ nhiều thiết bị hiển thị thông tin.
- 19 1.4.8 Khả năng đăng nhập một lần.
- 21 1.7 Các kỹ thuật của hệ thống Portal.
- 24 Chương 2 Nghiên cứu mô hình kiến trúc SOA 2.1 Định nghĩa.
- 27 2.2 Về mối liên hệ với kiến trúc tổng thể EA.
- 28 2.3 Khái niệm định hướng dịch vụ.
- 31 2.4.1 Sự phân định ranh giới rạch ròi giữa các dịch vụ.
- Các dịch vụ tự hoạt động.
- Các dịch vụ chia sẻ lược đồ.
- 32 2.4.4 Tính tương thích của dịch vụ dựa trên chính sách.
- 32 2.5 Các tính chất của một hệ thống SOA.
- 32 2.5.2 Sử dụng lại dịch vụ.
- 34 2.5.5 Khả năng cộng tác.
- 37 2.6.2 Tính linh hoạt và khả năng triển khai cài đặt.
- 38 2.6.4 Tăng khả năng mở rộng và khả năng sẵn sàng cung cấp.
- 39 2.7 Các thành phần logic của mô hình SOA.
- 39 2.7.1 Tầm nhìn mức khái niệm của mô hình SOA.
- 39 2.7.2 Dịch vụ.
- 39 2.7.3 Công nghệ tạo khả năng (Enabling Technology.
- 40 2.7.4 Quản trị và chính sách trong mô hình SOA.
- 42 2.7.6 Mô hình tổ chức và ứng xử.
- 42 2.8 Ứng dụng mô hình SOA để giải quyết bài toán tích hợp.
- 43 2.8.2 Chuyển đổi sang ứng dụng dịch vụ.
- 44 2.9 Mối tương quan giữa mô hình SOA và dịch vụ Web.
- 44 2.10 Những thách thức khi xây dựng mô hình SOA.
- 46 2.10.1 Yêu cầu từ xây dựng mô hình kiến trúc tổng thể.
- 47 2.10.4 Thách thức trong xác định, phân tích và thiết kế dịch vụ.
- 49 Phần II Xây dựng Cổng thông tin điện tử phục vụ CCHC Chương 3 Phân tích yêu cầu xây dựng Cổng thông tin điện tử phục vụ CCHC theo kiến trúc hướng dịch vụ 3.1 Hiện trạng và cơ sở hạ tầng CNTT.
- 52 3.5 Kiến trúc thiết kế.
- 53 3.6 Phần mềm nền và nhân cổng thông tin.
- 55 3.6.2 Nhân cổng thông tin.
- 58 3.6.4 Kiến trúc SOA.
- 66 3.6.10 Hỗ trợ RSS trong việc phân phối thông tin.
- 70 Chương 4 Thiết kế, xây dựng Cổng thông tin điện tử phục vụ CCHC 4.1 Kiến trúc tổng quan và mô hình kết nối.
- 75 4.2 Mô hình kiến trúc thành phần.
- 77 4.3 Mô hình kiến trúc vận hành.
- 79 4.4 Mô hình phân lớp chức năng.
- 80 4.5 Kiến trúc triển khai.
- 80 4.6 Các module thành phần đã được xây dựng.
- 81 4.6.1 Trang thông tin điện tử.
- 81 4.6.2 Dịch vụ khai báo khách lưu trú trực tuyến.
- 84 4.6.3 Dịch vụ hành chính công trực tuyến.
- 97 9Danh mục các hình ảnh Hình 1.1: Mô hình Cổng thông tin điện tử (Portal) Hình 1.2: Kiến trúc logic n-tier của một Portal Hình 1.3: Cơ sở hệ thống Portal theo chiều ngang Hình 1.4: Portal Server Hình 1.5: Kiến trúc SOA của Portal Hình 1.6 : Kiến trúc của khung ứng dụng Portal Hình 2.1: Khái quát mô hình hướng dịch vụ SOA Hình 2.2: Sơ đồ cộng tác trong SOA Hình 2.3: Các đối tượng coarse-grained Hình 3.1: Mô hình quy trình nghiệp vụ công tác QLHC về TTXH Hình 3.2: Mô hình kiến trúc vòng đời Portal Hình 3.3: Các mô đun lõi của cổng thông tin Hình 3.4: Mô hình Cổng thông tin Hình 3.5: Mô hình kiến trúc J2EE Hình 3.6: Mô hình MVC Hình 3.7: Mô hình mô phỏng dịch vụ Message Queue Hình 3.8: Mô hình hoạt động đăng nhập một lần SSO Hình 3.9: Mô hình cơ chế hoạt động Load Balancing Hình 4.1: Kiến trúc tổng quan hệ thống Hình 4.2: Mô hình kết nối Hình 4.3: Mô hình triển khai vật lý Hình 4.4: Mô hình kiến trúc thành phần Hình 4.5: Mô hình kiến trúc vận hành Hình 4.6: Mô hình phân rã các chức năng thành phần của hệ thống Hình 4.7: Mô hình kiến trúc triển khai Hình 4.8: Sơ đồ đặc tả quy trình khai báo, quản lý khách lưu trú Hình 4.9: Giao diện chính của dịch vụ khai báo khách lưu trú trực tuyến Hình 4.10: Sơ đồ đặc tả quy trình đăng ký CMND Hình 4.11: Giao diện dịch vụ đăng ký CMND trực tuyến 10Hình 4.12: Sơ đồ đặc tả quy trình đăng ký hộ khẩu thường trú Hình 4.13: Giao diện dịch vụ đăng ký hộ khẩu thường trú trực tuyến Hình 4.14: Sơ đồ đặc tả quy trình đăng ký hộ khẩu tạm trú Hình 4.15: Giao diện dịch vụ đăng ký hộ khẩu tạm trú trực tuyến Hình 4.16: Sơ đồ đặc tả quy trình đăng ký NNKD có điều kiện về ANTT Hình A: Giao diện tham khảo chức năng tích hợp bản đồ số Hình B: Mô hình trao đổi thông tin giữa các Sở, Ngành liên quan Hình C: Mô hình các thành phần thông tin cần đồng bộ giữa các Sở, Ngành Danh mục các chữ viết tắt STT Ký hiệu Giải thích 1 SOA Service Oriented Architechture – Kiến trúc hướng dịch vụ 2 CNTT Công nghệ thông tin 3 CCHC Cải cách hành chính 4 NNKD Ngành nghề kinh doanh 5 ANTT An ninh trật tự 6 LDAP Lightweight Directory Access Protocol 7 CSDL Cơ sở dữ liệu 11Phần mở đầu 1.
- Các thế hệ Website ra đời, cải tiến liên tục, cùng với Web Service, sự trợ giúp của công nghệ Mobile Agent - một chương trình thay mặt người dùng thực hiện công việc tìm kiếm và xử lý thông tin trên Internet - khái niệm Website truyền thống được chuyển thành “Website thông minh” với sự trợ giúp của dịch vụ Search Engine, một công cụ cho phép tìm kiếm và lọc thông tin trên cơ sở các từ khoá được xác lập bởi người dùng và dịch vụ phân loại thông tin – Category.
- Bên cạnh đó, để tạo ra một môi trường Portal thống nhất có thể phục vụ tất cả người dùng, một hướng để thiết kế Portal là sử dụng kiến trúc hướng dịch vụ (SOA).
- Kiến trúc này dựa trên một tập hợp các thành phần chung, được chia sẻ sử dụng lại trong các ứng dụng và dịch vụ.
- Cách tiếp cận SOA trong việc thiết kế Portal cho phép các hệ thống mềm dẻo hơn, dễ tích hợp, có khả năng mở rộng, dễ thay đổi hơn, và hướng tiến trình.
- Thực hiện các tiến trình nghiệp vụ như các dịch vụ Web, SOA làm cho các thành phần này dùng được trong môi trường Portal.
- Thêm vào đó, bởi vì các dịch vụ này có thể được sử dụng lại, SOA tăng năng suất phát triển và tăng tốc khả năng phản ứng lại với nhu cầu.
- Xuất phát từ thực tế đó, tôi hướng nghiên cứu của mình vào các vấn đề liên quan tới thiết kế, xây dựng các cổng điện tử, đặc biệt là chính phủ điện tử với các dịch vụ hành chính công phục vụ công dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư tại Việt Nam dựa trên kiến trúc SOA và chọn đề tài: “XÂY DỰNG CỔNG THÔNG TIN MÃ NGUỒN MỞ DỰA TRÊN KIẾN TRÚC SOA” 2.
- Mục tiêu của đề tài Đề tài sẽ tập trung vào tìm hiểu các vấn đề sau: 12- Giới thiệu, phân tích những hướng cơ bản của công nghệ Cổng thông tin điện tử, lịch sử phát triển.
- khái niệm tổng quan và kiến trúc thiết kế Portal.
- phân loại Portal, kỹ thuật xây dựng Portal và sự kết hợp giữa Portal và kiến trúc hướng dịch vụ (SOA.
- Nghiên cứu các cơ sở lý thuyết của kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) thông qua việc tìm hiểu khái niệm về “kiến trúc hướng dịch vụ”, các nguyên tắc, tính chất cùng với những lợi ích đạt được của hệ thống SOA.
- Phân tích các yêu cầu, các nền tảng công nghệ để xây dựng Cổng thông tin điện tử phục vụ CCHC.
- Thiết kế, xây dựng Cổng thông tin điện tử phục vụ CCHC của Công an tỉnh Khánh Hòa.
- Phần I: Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu + Chương 1: Tổng quan về Portal + Chương 2: Nghiên cứu mô hình kiến trúc SOA - Phần II: Xây dựng Cổng thông tin phục vụ CCHC + Chương 3: Phân tích yêu cầu xây dựng Cổng thông tin điện tử phục vụ CCHC.
- Chương 4: Thiết kế, xây dựng Cổng thông tin điện tử phục vụ CCHC của Công an tỉnh Khánh Hòa.
- 13Phần I Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu Chương 1 Tổng quan về Portal 1.1 Định nghĩa Portal Portal, tên đầy đủ là Web Portal, là một hệ thống hoạt động trên Web, định danh và xác thực người dùng đăng nhập, từ đó sẽ cung cấp một giao diện Web để người dùng dễ dàng truy cập, khai thác thông tin và dịch vụ cũng như thao tác, tuỳ biến các công việc tác nghiệp của mình một cách nhanh chóng và đơn giản.
- Portal có các tính năng giúp người quản trị thu thập, quản lý nhiều nguồn thông tin khác nhau, từ đó phân phối chúng dưới dạng các dịch vụ cho từng người dùng khác nhau tuỳ thuộc vào nhóm quyền, vào nhu cầu cũng như mục đích của người dùng đó.
- Hình 1.1: Mô hình Cổng thông tin điện tử (Portal) Portal thực hiện việc này hết sức linh động, từ những công việc như tìm xem và đặt mua sách trong một kho hàng trực tuyến, xem và thay đổi thông tin về sinh viên và giáo viên trên các ứng dụng quản lý giảng dạy, đến việc đăng và chia sẻ các thông tin, tài nguyên, bài viết trên các diễn dàn hay cung cấp việc 14truy cập thống nhất và thuận lợi đến các thông tin nội bộ trong một Website của công ty.
- Portal như một cổng vào vạn năng cho người dùng tìm kiếm thông tin và tác nghiệp một cách thuận lợi và dễ dàng.
- Ban đầu, các Website chỉ như các báo quảng cáo điện tử, chứa các thông tin của một doanh nghiệp để khách hàng của họ có thể truy cập để xem và theo dõi một cách thuận tiện.
- Ngoài ra, nó còn chứa một công cụ tìm kiếm nội bộ, cho phép người dùng dễ dàng tìm các thông tin nằm trong nội dung các trang Web.
- Web Portal cung cấp khả năng tích hợp các tính năng này một cách dễ dàng thành một trang Web duy nhất.
- Hiện tại, Web Portal không chỉ là một “cổng vào”, dẫn đường người dùng truy cập Website, mà đã trở thành một siêu Website, nghĩa là ngoài chứa đựng mọi thông tin và dịch vụ cần có như một Website thông thường, nó còn có khả năng quản trị giao diện cũng như nội dung của nhiều Website, thêm bớt không những nội dung mới mà còn các dịch vụ mới, tích hợp các module thông dụng nhất như các forum, chat room, blog hay RSS feed…và quan trọng là, cung cấp việc truy cập các nguồn thông tin rất đa dạng và khác nhau này chỉ thông qua một lần đăng nhập duy nhất (single sign-on).
- Portal hỗ trợ khả năng đăng nhập một lần tới tất cả các tài nguyên được liên kết với Portal.
- Một Website thông thường không có được khả năng đăng nhập một lần.
- Portal hỗ trợ khả năng cá nhân hóa theo người sử dụng.
- Đây là một trong những khả năng quan trọng của Portal, giúp nó phân biệt với một Website thông thường.
- Hoặc nếu cần quan tâm đến các lĩnh vực khảo cổ thì Portal có thể cung cấp các thông tin bảng danh sách các đồ cổ.
- Khả năng tùy biến.
- Trong một giao diện Portal có thể bỏ phần thông tin nếu không quan tâm đến nó.
- Đây là một khả năng tiêu biểu của một Portal.
- Portal có khả năng liên kết tới tài nguyên dữ liệu rộng lớn, gồm nhiều kiểu dữ liệu từ dữ liệu thông thường đến siêu dữ liệu.
- Portal hỗ trợ rất tốt khả năng liên kết và hợp tác người dùng.
- Khả năng liên kết này được thực hiện bởi 16các dịch vụ hợp tác thông qua các mô hình làm việc cộng tác hay cộng đồng ảo (Collaboration or virtual community).
- Hỗ trợ mô hình tự động xử lý công việc theo qui trình đã xác định từ trước (workflow).
- Ngoài ra, với sự ra đời của các thiết bị có khả năng Web như điện thoại di động, thiết bị PDA, Portal trở nên linh hoạt và tiện dụng hơn.
- 1.3 Kiến trúc nền tảng của Portal Portal cung cấp một cửa truy nhập vào các thông tin và ứng dụng đa dạng chạy nền bên dưới.
- Điều đó đòi hỏi Portal cần được xây dựng dựa trên một kiến trúc khung để có thể kết hợp các thành phần của Portal một cách dễ dàng.
- Có nhiều loại kiến trúc Portal khác nhau, phụ thuộc vào nhà cung cấp sản phẩm khác nhau.
- Tuy nhiên, các kiến trúc này có chung một số khối chính như khối dịch vụ Portal (Portal services), khối môi giới dịch vụ (service broker), máy chủ ứng dụng (application server).
- Trong hình 1.2 mô tả một mô hình kiến trúc logic tổng quát của Portal.
- Mô hình này gồm các lớp.
- 17 Hình 1.2: Kiến trúc logic n-tier của một Portal Dựa trên kiến trúc này, các tính năng của Portal có thể được bổ sung để mở rộng, tích hợp CSDL và tích hợp các ứng dụng có sẵn.
- Portal phối hợp, quản lý và điều khiển các Portlet cài đặt trong hệ thống nhằm xử lý, cung cấp và trình bày thông tin trên màn hình theo yêu cầu, sở thích của từng cá nhân người sử dụng, quản lý người sử dụng trong suốt quá trình tham gia vào hệ thống Portal để khai thác thông tin.
- 1.4 Các đặc trưng cơ bản của Portal Mỗi loại Portal có thể cung cấp loại dịch vụ và ứng dụng khác nhau, nhưng tất cả các loại Portal đều có chung một số tính năng.
- 1.4.1 Khả năng tìm kiếm của Portal Cơ chế tìm kiếm (search engine) trong Portal rất mạnh và có các tính năng đa dạng, bao gồm các đặc tính như sau

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt