« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng cổng thông tin mã nguồn mở dựa trên kiến trúc SOA


Tóm tắt Xem thử

- 1TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Xây dựng Cổng thông tin mã nguồn mở dựa trên kiến trúc SOA.
- Tác giả luận văn: Đinh Quang Hưng Khóa: 2009 Người hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Kim Khánh – Phó viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Lý do chọn đề tài Trong sự phát triển mạnh mẽ của Internet, thì các Website giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống nhân loại.
- Các thế hệ Website ra đời, cải tiến liên tục, cùng với Web Service, sự trợ giúp của công nghệ Mobile Agent - một chương trình thay mặt người dùng thực hiện công việc tìm kiếm và xử lý thông tin trên Internet - khái niệm Website truyền thống được chuyển thành “Website thông minh” với sự trợ giúp của dịch vụ Search Engine, một công cụ cho phép tìm kiếm và lọc thông tin trên cơ sở các từ khoá được xác lập bởi người dùng và dịch vụ phân loại thông tin – Category.
- Từ đó, thuật ngữ “Website thông minh” hay “Cổng điện tử.
- Bên cạnh đó, để tạo ra một môi trường Portal thống nhất có thể phục vụ tất cả người dùng, một hướng để thiết kế Portal là sử dụng kiến trúc hướng dịch vụ (SOA).
- Kiến trúc này dựa trên một tập hợp các thành phần chung, được chia sẻ sử dụng lại trong các ứng dụng và dịch vụ.
- Cách tiếp cận SOA trong việc thiết kế Portal cho phép các hệ thống mềm dẻo hơn, dễ tích hợp, có khả năng mở rộng, dễ thay đổi hơn, và hướng tiến trình.
- Thực hiện các tiến trình nghiệp vụ như các dịch vụ Web, SOA làm cho các thành phần này dùng được trong môi trường Portal.
- Thêm vào đó, bởi vì các dịch vụ này có thể được sử dụng lại, SOA tăng năng suất phát triển và tăng tốc khả năng phản ứng lại với nhu cầu.
- Việc xây dựng Portal dựa trên SOA sẽ giảm khối lượng lập trình cần để hoàn thành Portal hay mở rộng các Portal đang tồn tại.
- Xuất phát từ thực tế đó, tôi hướng nghiên cứu của mình vào các vấn đề liên quan tới thiết kế, xây dựng các cổng điện tử, đặc biệt là chính phủ điện tử 2với các dịch vụ hành chính công phục vụ công dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư tại Việt Nam dựa trên kiến trúc SOA và chọn đề tài: “XÂY DỰNG CỔNG THÔNG TIN MÃ NGUỒN MỞ DỰA TRÊN KIẾN TRÚC SOA” 2.
- Giới thiệu, phân tích những hướng cơ bản của công nghệ Cổng thông tin điện tử, lịch sử phát triển.
- khái niệm tổng quan và kiến trúc thiết kế Portal.
- Tìm hiểu các đặc trưng cơ bản, lợi ích của hệ thống Portal.
- phân loại Portal, kỹ thuật xây dựng Portal và sự kết hợp giữa Portal và kiến trúc hướng dịch vụ (SOA.
- Nghiên cứu các cơ sở lý thuyết của kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) thông qua việc tìm hiểu khái niệm về “kiến trúc hướng dịch vụ”, các nguyên tắc, tính chất cùng với những lợi ích đạt được của hệ thống SOA.
- Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến xây dựng hệ thống SOA, bao gồm việc tìm hiểu các thành phần logic của SOA, những thách thức gặp phải, những nguyên tắc thiết kế và các bước cần thực hiện khi triển khai hệ thống SOA.
- Tìm hiểu về nhu cầu và các thách thức gặp phải trong việc tích hợp hệ thống.
- Từ đó, ứng dụng SOA và Web service để giải quyết vấn đề tích hợp.
- Phân tích các yêu cầu, các nền tảng công nghệ để xây dựng Cổng thông tin điện tử phục vụ CCHC.
- Thiết kế, xây dựng Cổng thông tin điện tử phục vụ CCHC của Công an tỉnh Khánh Hòa.
- Phần mở đầu: nêu bối cảnh hiện nay của ngành công nghệ Web và công nghệ phần mềm, phân tích và đưa ra lý do lựa chọn đề tài.
- Phần I: Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu + Chương 1: Tổng quan về Portal + Chương 2: Nghiên cứu mô hình kiến trúc SOA - Phần II: Xây dựng Cổng thông tin phục vụ CCHC + Chương 3: Phân tích yêu cầu xây dựng Cổng thông tin điện tử phục vụ CCHC.
- 3+ Chương 4: Thiết kế, xây dựng Cổng thông tin điện tử phục vụ CCHC của Công an tỉnh Khánh Hòa.
- Phần kết luận: Đánh giá kết quả triển khai, kết luận và hướng phát triển của đề tài.
- Kết quả triển khai hệ thống Đã xây dựng thành công Trang thông tin điện tử CCHC của Công an tỉnh Khánh Hòa trên cơ sở nền tảng Cổng thông tin (Portal) mã nguồn mở Liferay dựa trên kiến trúc SOA cho phép tích hợp các ứng dụng, phổ biến các thông tin liên quan đến các chương trình, pháp luật trên một giao diện trang Web đồng nhất.
- Cán bộ các đơn vị và người dùng công cộng có thể truy cập vào trang Web của ngành để tham khảo thông tin hoặc xử lý các thao tác nghiệp vụ.
- Website thực hiện thủ tục hành chính công mức 2: cho toàn bộ các chương trình, thủ tục, qui trình trong ngành, tích hợp một số dịch vụ hành chính công mức 3 bao gồm các thủ tục: khai báo lưu trú trực tuyến.
- Định hướng thiết kế và thiết kế mô hình các ứng dụng nghiệp vụ quản lý theo kiến trúc hướng dịch vụ cho phép hệ thống vận hành linh hoạt, dễ thay đổi khi có yêu cầu thay đổi về nghiệp vụ.
- Hệ thống ứng dụng nghiệp vụ quản lý ngành tại mỗi cấp bao gồm các ứng dụng dưới dạng dịch vụ.
- Tất cả được kết nối với nhau thông qua hệ thống trục tích hợp và đưa đến người sử dụng thông qua các hệ thống cung cấp dịch vụ (Portal).
- Đánh giá chung Về mặt công nghệ, việc xây dựng Cổng thông tin mã nguồn mở dựa trên kiến trúc SOA đảm bảo cho Cổng thông tin CCHC tương thích, đáp ứng được các tiêu chuẩn công nghệ và chuẩn trao đổi dữ liệu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, đồng thời theo kịp với xu hướng phát triển công nghệ ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
- Việc đáp ứng này đồng thời làm cho Cổng thông tin phục vụ CCHC hiện đại, nâng tầm về công nghệ và khả năng thích nghi với các yêu cầu cao trong phát triển ứng dụng và dịch vụ.
- Có thể thấy các công nghệ tiên tiến và điển hình được tích hợp trong Cổng thông tin: Java, J2EE, kiến trúc SOA cùng các công nghệ của Web 2.0, cụ thể.
- Cổng thông tin điện tử phục vụ CCHC được phát triển trên nền tảng phần mềm mã nguồn mở Liferay Portal hàng đầu thế giới được tạp chí 4Infoworld bình chọn năm 2007 và 2008, sử dụng công nghệ mới nhất của Java – J2EE tích hợp kiến trúc hướng dịch vụ SOA và công nghệ Web 2.0.
- Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn bắt buộc theo Thông tư 01/2011/TT-BTTTT ban hành ngày của Bộ Thông tin và Truyền thông về danh mục tiêu chuẩn ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước bao gồm các chuẩn về kết nối như HTTP, FTP, LDAP, DNS, POP3, TCP/IP.
- các chuẩn về tích hợp dữ liệu như: XML, XSL, RDF, UTF-8,… và nhiều tiêu chuẩn khác.
- Tuân theo các kiến trúc trong đặc tả J2EE, Cổng thông tin điện tử phục vụ CCHC trở thành một hệ thống mở và mềm dẻo, có khả năng tích hợp với các hệ thống hạ tầng, ứng dụng, dịch vụ và các nguồn dữ liệu khác nhau.
- Theo định hướng kiến trúc đó, Cổng thông tin điện tử phục vụ CCHC cung cấp một tập các giao diện để tích hợp với các hệ thống và ứng dụng bên ngoài, đảm bảo tính độc lập trong các hoạt động của phần nhân Cổng thông tin.
- Các dịch vụ và ứng dụng của Cổng thông tin được phát triển một cách độc lập dưới dạng những kênh thông tin riêng (portlets) và tuân thủ chặt chẽ chuẩn phát triển ứng dụng trên Portal JSR 168.
- Với thiết kế như vậy, mọi nguồn thông tin và ứng dụng có thể được tích hợp một cách thống nhất vào hệ thống và toàn bộ hệ thống có thể dễ dàng được mở rộng theo mọi hướng chức năng.
- Công nghệ Java là một công nghệ cho phép xây dựng các phần mềm chỉ cần viết một lần và có thể chạy ở mọi nơi, trên nhiều nền hệ thống khác nhau.
- Cổng thông tin điện tử phục vụ CCHC thừa hưởng được các tính năng ưu việt đó.
- Cổng thông tin có thể chạy trên nhiều Web Server và có thể kết nối đến nhiều hệ CSDL khác nhau như: Oracle, SQL Server, My SQL, DB2,… nhờ vào một thành phần chuyên đảm nhận việc kết nối CSDL, đảm bảo các lớp trên của Cổng thông tin hoạt động độc lập với các hệ quản trị CSDL.
- Có các cơ chế phân cấp, phân quyền dựa trên công nghệ hiện đại đảm bảo an toàn và bảo mật cho hệ thống.
- Hệ thống an toàn bảo mật của các phần mềm được mô tả cụ thể, có phương án bảo mật ở nhiều cấp độ khác nhau: phần cứng, hệ điều hành, CSDL, ứng dụng, bảo mật trong truyền dẫn dữ liệu.
- Hệ thống có cơ chế kiểm soát truy cập, theo dõi hoạt động người dùng và khả năng truy vết dữ liệu khi cần thiết.
- Đồng thời, hệ thống đảm bảo thông tin được bảo vệ khỏi các yêu cầu truy cập khi chưa được phép.
- Mỗi người sử dụng trong hệ 5thống cần được cấp quyền truy cập đến các chức năng và thông tin cần thiết liên quan đến nghiệp vụ và trách nhiệm của mình, đồng thời không được truy cập đến các chức năng và thông tin nằm ngoài phạm vi trách nhiệm của mình.
- Về thời gian lưu trữ, hệ thống có cơ chế sao lưu dự phòng tự động, hoặc hệ thống song hành để có thể làm việc 24/24.
- Hệ thống cho phép khai thác các phần mềm trên các nền tảng thiết bị thiết bị thông dụng hỗ trợ chức năng tương ứng như máy tính và các thiết bị cầm tay.
- Kết luận Qua tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, tôi đã nắm được các cơ sở lý thuyết và triển khai xây dựng Cổng thông tin mã nguồn mở dựa trên kiến trúc hướng dịch vụ (SOA), bao gồm các khái niệm, các tính chất, và các nguyên tắc thiết kế, cũng như các bước cần thực thi khi xây dựng hệ thống Portal này.
- Rõ ràng là có rất nhiều thách thức, nhiều vấn đề cần quan tâm trong việc ứng dụng giải pháp SOA để xây dựng hệ thống Portal trong một dự án cụ thể.
- Thế nhưng những khó khăn này không làm cản trở sự quan tâm của các tổ chức, các nhà doanh nghiệp và các nhà quản lý hệ thống bởi vì chúng quá nhỏ bé so với những giá trị thiết thực mà hệ thống này đem lại nếu được triển khai thành công.
- SOA thật sự là một kiến trúc “lý tưởng” cho các hệ thống Portal quản lý của các tổ chức, các doanh nghiệp.
- Với kết cấu mở, linh hoạt, khả năng dễ mở rộng và tính liên kết cao làm cho hệ thống SOA thật sự có “sức đề kháng” cao đối với những rủi ro về sự thay đổi xảy ra trong môi trường hoạt động nghiệp vụ của các tổ chức.
- Một hệ thống SOA khi đó có thể dễ dàng tùy biến để đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu thay đổi với mức chi phí thấp hơn rất nhiều so với các giải pháp trước đây.
- SOA làm được điều này bởi khả năng tái sử dụng lại các tài nguyên sẵn có, khả năng mở rộng và liên kết tốt với các hệ thống mới để tạo nên một môi trường đồng nhất

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt