« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc và nguyên liệu tới độ cản tia UV trên vải dệt kim


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc và nguyên liệu tới độ cản tia UV trên vải dệt kim Tác giả luận văn: Phạm Việt Hưng Khóa Người hướng dẫn: PGS, TS Vũ Thị Hồng Khanh Nội dung tóm tắt: a/ Lý do chọn đề tài: Hiện nay có rất nhiều sản phẩm dệt chống tia UV được sản xuất dưới nhiều dạng sản phẩm như quần áo, mũ khăn, áo chống nắng, ô, dù … đặc biệt là các sản phẩm từ vải dệt kim.
- Vì vậy, việc lựa chọn vải có khả năng ngăn cản tia UV mà không ảnh hưởng đến tính năng sử dụng, cho phép người mặc vận động thuận tiện cũng như tạo được những thiết kế đẹp mắt.
- Đây là lý do thúc đẩy tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu : ``Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc và nguyên liệu tới độ cản tia UV trên vải dệt kim`` b/ Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích: Lựa chọn cấu trúc và nguyên liệu nhằm tăng khả năng cản tia UV của vải dệt kim.
- Đối tượng: Đề tài thực hiện trên 4 nhóm vải dệt kim PS, PL, CS, CL sản xuất tại Công ty Dệt Nha trang.
- Phạm vi nghiên cứu: Ảnh hưởng của: nguyên liệu, kiểu dệt, mật độ tới độ cản tia UV của 4 nhóm vải nghiên cứu c/ Tóm tắt cô đọng các nội dung chính, đóng góp mới của tác giả.
- Nghiên cứu tổng quan các vấn đề liên quan đến khả năng cản tia UV của vải dệt kim, tác động của tia UV lên cơ thể người.
- Nghiên cứu ảnh hưởng đồng thời của hai yếu tố cấu trúc-mật độ dọc và mật độ ngang tới độ cản tia UV của vải dệt kim.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu dệt tới độ cản UV vải dệt kim.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nguyên liệu tới độ cản UV vải dệt kim.
- Sử dụng phương pháp quy hoạch thực nghiệm trực giao để xây dựng phương án thí nghiệm tìm ra quy luật ảnh hưởng đồng thời của các biến nghiên cứu, ảnh hưởng của cấu trúc, nguyên liệu tới khả năng ngăn cản tia UV của vải dệt kim.
- Từ các kết quả thực nghiệm đề tài đã sử dụng phần mềm Design-Expert và phần mềm Microsoft Excel 2000 version 7.0 để trợ giúp quá trình tính toán, xây dựng phương trình hồi qui thực nghiệm và thể hiện trực quan các kết quả nghiên cứu.
- d/ Phương pháp nghiên cứu.
- Xác định cấu trúc, mật độ, khối lượng, độ dày của vải dệt kim theo các phương pháp tiêu chuẩn hóa.
- Xác định ảnh hưởng của mật độ, cấu trúc, nguyên liệu, khối lượng, độ dày tới khả năng ngăn cản tia UV của vải.
- Ảnh hưởng đồng thời của Md và Mn của 4 nhóm vải dệt kim tới độ cản tia UV thông qua các chỉ số UPF là rất rõ ràng.
- Phương trình biểu diễn mối quan hệ ảnh hưởng đồng thời Md, Mn tới UPF Hệ số tương quan YPS X1 + 0,18X2 + 0,043X12 + 0,17X22 + 0,062X1X2 + 0,32X12X2 – 0,017X1X22 R = 0,9525 YCS X1 + 0,14X2 + 0,098X12 + 0,12X22 - 0,029X1X2 + 0,044X12X2 – 0,016X1X22 R = 0,9818 YCL X1 + 0,14X2 - 0,018X12 + 0,076X22 - 0,069X1X2 - 0,041X12X2 – 0,036X1X22 R = 0,9904 YPL X1 + 0,29X2 + 0,092X12 + 0,12X22 + 0,048X1X2 + 0,022X12X2 - 0,12X1X22 R = 0,9991 2.
- Độ dày vải dệt kim, cũng như khối lượng g/mm2 của vải dệt kim ảnh hưởng đến khả năng cản tia UV của chúng.
- Trong mỗi loại vải, độ dày tăng tuyến tính với UPF và khối lượng cũng tăng tuyến tính với UPF của vải.
- Phương trình tuyến tính thể hiện mối quan hệ về độ dày của vải với chỉ số UPF: YCL = 4,6175x- 3,7054 YPL = 3,7037x- 2,5005 YCS = 4,2453x - 2,3582 YPS = 8,0031x - 3,8556 Hệ số tương quan RCL = 0.8631 và RPL = 0.6619 Hệ số tương quan RCS = 0,7436 và RPS = 0,7958 Phương trình tuyến tính thể hiện mối quan hệ về khối lượng của vải với chỉ số UPF: YCL = 0,0089x - 0,9786 YPL = 0,0134x - 1,4108 YCS = 0,0079x – 0,5158 YPS = 0,0131x – 0,4948 Hệ số tương quan RCL = 0,7598 và RPL = 0.8997 Hệ số tương quan RCS = 0,8703 và RPS = 0,8278 Ở các loại vải khác nhau, ảnh hưởng của độ dày và khối lượng tới UPF cũng khác nhau nhưng mức độ khác nhau không nhiều.
- Điều này thể hiện cần kiểm soát đồng thời yếu tố chi phối khác như kiểu dệt, nguyên liệu.
- Với kiểu dệt, vải PeCo có khả năng cản tia UV cao hơn vải Cotton.
- Nói chung vải Single có khả năng cản tia UV cao hơn vải Lascote nghiên cứu (Nhận xét này chỉ phù hợp với những mẫu vải lascote đã được tiến hành trong đề tài, chủ yếu là loại vải mỏng, hiệu ứng kiểu dệt thấp!) 4.
- Yếu tố nguyên liệu ảnh hưởng nhiều tới khả năng cản tia UV.
- Nhận xét nhìn chung, vải từ nguyên liệu PeCo cản tia UV tốt hơn Vải từ nguyên liệu Cotton.
- Có thể giải thích trên cơ sở hiện tượng quang hoá, năng lượng của tia tạo chuyển hoá các thành phần cấu tạo của nguyên liệu.
- vải dệt kim, mà nội dung này đề tài chưa quan tâm được

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt