« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu đặc trưng cơ học của sợi và ảnh hưởng của chúng đến đặc trưng cơ học của vải dệt


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: "Nghiên cứu đặc trưng cơ học của sợi và ảnh hưởng của chúng đến đặc trưng cơ học của vải dệt" Tác giả luận văn: Nguyễn Thanh Nam Khóa: 2009 Người hướng dẫn: GS.TS.
- Trần Nhật Chương Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài : Đặc trưng cơ học của vải như độ bền kéo đứt, độ giãn đứt, độ bền xé, độ bền chọc thủng, độ bền nổ của các loại vải như vải dệt thoi, vải dệt kim, vải không dệt luôn được các nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng quan tâm hàng đầu.
- Trong các đặc trưng cơ học của vải, đặc trưng độ bền kéo đứt và độ giãn đứt được đánh giá có ý nghĩa quyết định chất lượng của vải, bởi vì các đặc trưng cơ học khác có quan hệ chặt chẽ với độ bền kéo đứt.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Xác lập mối quan hệ giữa các đặc trưng và các yếu tố ảnh hưởng đến đặc trưng cơ học của vải.
- Đối tượng nghiên cứu trong luận văn : một số mẫu vải dệt thoi đặc trưng tính phổ biến trong may mặc, có nguồn gốc thiên nhiên và nhân tạo như cotton, polyester, tơ tằm, có cấu trúc vải đơn giản vân điểm và vân chéo.
- Phạm vi nghiên cứu : luận văn tập trung nghiên cứu độ bền kéo đứt, độ giãn của vải sợi là hai đặc trưng cơ bản của vải, thực nghiệm theo cả hai hướng chiều dọc và chiều ngang của vải trên các mẫu vải dệt thoi được dệt từ sợi kéo ra theo phương pháp nồi cọc (spun yarn) c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả - Nghiên cứu tổng quan các tài liệu có liên quan đến cấu trúc sợi vải, các đặc trưng cơ học của sợi, vải : độ bền kéo đứt, độ giãn đứt, độ xoắn, độ uốn cứng.
- Bản chất của các đặc trưng.
- Thực hiện các phép thử nghiệm trên các mẫu vải về độ bền kéo đứt, độ giãn theo hai hướng dọc và ngang của vải - Phân tích các dữ liệu thử nghiệm để đánh giá mối quan hệ giữa độ bền kéo đứt, độ giãn đứt và các thông số của sợi : độ bền sợi, độ mảnh sợi và thông số của vải: mật độ sợi, kiểu dệt - Phân tích so sánh kết quả thử nghiệm với lý thuyết về độ bền, độ giãn đứt vải sợi.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tổng quan về cấu trúc sợi, vải, các đặc trưng cơ học chính của vải sợi - Thực hiện các phép đo các đặc trưng cơ lý của các mẫu vải sợi thử nghiệm.
- Thực hiện các phép đo độ bền băng vải, độ giãn đứt theo hai hướng dọc và ngang của các mẫu vải.
- e) K ẾT LU ẬN Qua nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đặc trưng cơ học sợi, đặc trưng cơ học vải có thể rút ra kết luận sau đây: 1- Độ bền kéo đứt băng vải phụ thuộc các thông số của sợi: độ bền sợi, độ mảnh sợi, thông số của vải : mật độ sợi, kiểu dệt.
- 2- Thông số mật độ sợi trong vải có ý nghĩa quan trọng đối với độ bền băng vải.
- Với các thông số độ bền sợi, độ mảnh sợi, kiểu dệt giống nhau, có thể tăng độ bền băng vải bằng cách tăng hợp lý mật độ sợi.
- 3- Độ giãn đứt của băng vải luôn luôn lớn hơn độ giãn đứt của sợi khoảng 2-3 lần đối với các mẫu thử nghiệm cho thấy quan hệ phụ thuộc giữa hai thông số này.
- 4- Thực nghiệm với hai kiểu dệt vân điểm và vân chéo cho thấy ảnh hưởng của kiểu dệt đến đặc trưng của vải không lớn.
- 5- Độ giãn đứt băng vải theo hai hướng dọc và ngang đối với các mẫu vải cotton, polyester, tơ tằm không phụ thuộc nhiều vào mật độ sợi.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt