« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu phát triển giao diện tương tác người - máy trong môi trường thông minh


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu phát triển giao diện tương tác người – máy trong môi trường thông minh Tác giả luận văn: Nguyễn Thị Thảo Khóa Người hướng dẫn: TS.
- Giao tiếp giữa con người và máy móc thông qua giao diện người – máy ngày càng được quan tâm.
- Trong môi trường thông minh các ứng dụng thích nghi với nhu cầu của con người thì giao diện người – máy phát triển ở trình độ cao và ngày càng được ứng dụng rộng rãi vì nó khiến cho người sử dụng hài lòng.
- Từ nhận định đó nên luận văn tốt nghiệp thạc sỹ tôi chọn nghiên cứu phát triển giao diện tương tác người – máy trong môi trường thông minh.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Tìm hiểu về giao diện người – máy trong môi trường thông minh, cụ thể là phòng thông minh.
- Triển khai xây dựng giao diện người – máy bằng tiếng nói điều khiển các thiết bị trong phòng thông minh.
- b) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Chương 1: Mở đầu Chương này tìm hiểu về bối cảnh của nghiên cứu, xác định mục đích nghiên cứu, và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Chương 2: Tổng quan về giao diện người máy trong môi trường thông minh và nhà thông minh Nội dung trình bày nghiên cứu tổng quan về giao diện tương tác người – máy trong môi trường thông minh nói chung và giao diện tương tác người – máy trong nhà thông minh nói riêng.
- Sơ đồ kết nối hệ thống giám sát và điều khiển giao diện người – máy bằng tiếng nói.
- Tiếp đó trình bày giải pháp xây dựng hệ thống giao diện tiếng nói và bàn phím chuột cho phép dễ dàng triển khai các hệ thống tương tác trong môi trường thông minh.
- Chương 4: Triển khai giải pháp cho ứng dụng phòng thông minh của MICA Việc triển khai cho một ứng dụng cụ thể được thực hiện cho phòng thông minh tại Trung tâm MICA.
- Chương này được mở đầu bằng việc giới thiệu bài toán thông qua việc xây dựng kịch bản điều khiển các thiết bị và sử dụng phầm mềm Adobe Flash CS4 Professional để mô phỏng mô hình smartroom của trung tâm MICA.
- Tiếp đó là phần lựa chọn công nghệ triển khai giải pháp, giới thiệu về công cụ Qt, công cụ được lựa chọn để triển khai giải pháp và cuối cùng là các kết quả triển khai giải pháp cho phòng thông minh tại trung tâm MICA dưới dạng demo chương trình.
- c) Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp đọc tài tiệu - Phương pháp thực nghiệm trên phần mềm Adobe Flash CS4 Professional để mô phỏng d) Kết luận Sau một thời gian nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu phát triển giao diện tương tác người – máy trong môi trường thông minh ”.Với những mục tiêu đề ra của đề tài.
- Các vấn đề cơ bản đã được nghiên cứu và thực hiện.
- Kết nối tốt với các thiết bị cần điểu khiển trong môi trường như đầu đọc thẻ RFID để điều khiển cửa ra vào.
- điều khiển điều hoà.
- điều khiển quạt với 2 chức năng on/off, tăng giảm nhiệt độ và cài đặt nhiệt độ.
- Điều khiển tivi: Kết nối tốt với hệ thống IPTV cung cấp nội dung tivi (chương trình điều khiển tivi server nằm ngoài chương trình demo).
- Hệ thống giao diện cho phép điều khiển một cách thống nhất giữa điều khiển bằng tay và điều khiển bằng tiếng nói, có sự độc lập giữa đối tượng điều khiển (ví dụ đèn) với đối tượng tương tác (ví dụ nút bấm đèn hoặc câu lệnh đèn bật).
- Việc kết nối một mô đun điều khiển (phần mềm) để điều khiển nhiều thiết bị giống nhau (ví dụ mô đun điều khiển đèn điều khiển đèn số 1, số 2, số 3) là đồng nhất độc lập với mô đun giao diện kích hoạt.
- Điều này có nghĩa là để bật đèn số 2, ta có thể dùng tiếng nói “đèn bật” hoặc dùng biểu tượng phím bấm trên màn hình điều khiển ở màn hình chính hiển thị 3 phòng, hoặc nút bẩm trên màn hình điều khiển ở màn hình phụ phòng 1 (nơi chứa đèn 1).

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt